“Gió
đổi chiều”: chọn xuất khẩu lao động thay vì lên đại học
RFA
2023.06.26
Hơn một
triệu thí sinh bước vào kỳ thi Tốt nghiệp THPT từ ngày 27 - 29/6. Trong số này,
không ít thí sinh đã chọn sẵn cho bản thân con đường xuất khẩu lao động, mưu
sinh nơi đất khách, thay vì bước vào giảng đường đại học.
Liệu có
phải xu thế vào đại học bằng mọi giá đang đổi chiều?
Sinh
viên tại một trường đại học ở Hà Nội. (Reuters)
Học
sinh không muốn vào đại học
Thống kê của
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho thấy số thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học của năm 2022 giảm mạnh.
Trong số hơn 900.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ có hơn 620.000
em có nộp nguyện vọng vào đại học, giảm 20% so với năm 2021.
Với kỳ thi
năm 2023, một số trường đại học ghi nhận con số học sinh đăng ký xét tuyển vào đại học sớm bằng học
bạ giảm kỷ lục, có nơi chỉ bằng 35 - 50% so với năm ngoái.
Một học
sinh lớp 12 tên Tâm, hiện đang ở Hà Tĩnh nói với RFA rằng em không có ý định
vào đại học vì hoàn cảnh gia đình:
“Em
không đi học trường gì cả. Tại vì em mắc công việc gia đình và cũng không muốn.
Em cũng chưa biết nên đi làm gì.”
.
Xu
hướng xuất khẩu lao động
Chi phí cơ
bản cho bốn năm đại học của một sinh viên, bao gồm học phí, tiền thuê nhà trọ,
đi lại cũng với các khoản tiền lặt vặt khác, tính ra mỗi tháng cũng tầm sáu triệu
đồng. Trong khi đó sau khi tốt nghiệp, mức lương của tân sinh viên mới ra trường vào năm 2022
chỉ đạt tầm hơn 10 triệu đồng/tháng, và không có gì đảm bảo cho một công việc ổn
định.
Trái lại,
nếu theo con đường xuất khẩu lao động, mức lương mỗi tháng có thể đạt từ 30 đến
50 triệu đồng.
Với phép
so sánh đơn giản như vậy, hiện nay, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện trào lưu học
sinh vừa tốt nghiệp cấp ba là ngay lập tức làm hồ sơ đi lao động ở nước ngoài,
như Nhật, Hàn hay Đài Loan…
Hà Nội,
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… thuộc top đầu các tỉnh - thành có tỉ lệ học sinh không xét tuyển đại học nhiều nhất cả
nước trong năm qua.
Ông Thanh,
một người dân Hà Tĩnh, cho biết đặc biệt trong hai năm sau đại dịch COVID, tình
trạng kinh tế khó khăn, việc làm trong nước khan hiếm và bấp bênh nên người dân
nơi ông sinh sống thường tìm cách đi xuất khẩu lao động. Nó trở thành xu hướng,
ngay cả đối với học sinh, sinh viên:
“Đợt
này thì nhu cầu tuyển việc của các khu công nghiệp cũng thấp hơn so với trước đây nên kể cả học
sinh, sinh viên cũng xu hướng đi xuất khẩu lao động.
Có trường
học cứ mỗi ba tháng một lần
sẽ có các công ty tuyển dụng
xuất khẩu lao động về trực tiếp làm việc với các trường đó, giáo viên trong trường
nhiều khi đóng vai trò như một người môi giới lao động.”
Theo tìm
hiểu của RFA, một số trường THPT ở Hà Tĩnh đã chủ động giới thiệu, kết nối học
sinh với các doanh nghiệp nước ngoài. Theo thông tin từ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, các trường THPT trên địa
bàn tỉnh này đã tiến hành phân luồng, khuyến khích các học sinh có năng lực
trung bình yếu đi du học nghề hoặc xuất khẩu lao động.
.
Mất
niềm tin vào giáo dục đại học
Cô T, một
giảng viên hiện đang giảng dạy tại một trường đại học đầu ngành ở Hà Nội, thừa
nhận rằng hiện ngày càng ít học sinh chọn học đại học ở Việt Nam. Các em có
kinh tế khá giả thường đi du học, còn những em không có điều kiện cũng đi xuất
khẩu lao động:
“Nó
phản ánh niềm tin của người dân đối với thực trạng
giáo dục bậc đại học ở Việt Nam. Hiện nay, giáo dục
ở bậc đại học của mình không thực tế, tính ứng dụng của nó không cao.
Và
thực tế thì sau khi sinh viên ra trường, kể cả các sinh viên thuộc các trường top đầu
Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp phải đào tạo lại
thì mới có thể đáp ứng
được nhu cầu cho việc làm.”
Theo cô T,
trong bốn năm đại học, sinh viên phải học quá nhiều các môn không cần thiết và
không sát với tình hình xã hội hiện nay. Ví dụ như các môn về tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam…
Mặc dù không phải
sinh viên nào cũng
là Đảng viên, không phải sinh viên nào cũng muốn tham gia vào bộ máy chính quyền trong tương lai
nhưng vẫn cứ phải học:
“Hay
như môn Kinh tế Chính trị Mác-lênin thì nó không hề liên quan gì đến cách vận
hành nền kinh tế thị trường hiện nay đang áp dụng.
Vì
thế, sinh viên học một đằng mà thực tế cuộc
sống là một kiểu khác, nó khiến tư duy và kiến thức của sinh viên không thể đáp ứng
được nhu cầu của thị trường, doanh
nghiệp và xã hội.”
Đi xuất khẩu
lao động là một trong những lựa chọn và không có gì sai trái. Tuy nhiên, nếu
ngày càng nhiều người sang nước ngoài làm việc theo đúng nghĩa “bán sức lao động”
thì lại là một thảm họa xã hội. Cô T, nhận định như vậy cho cho biết thêm rằng
hiện giờ, người trẻ sang nước ngoài làm việc có thể mang tiền về góp phần vào
ngân sách Nhà nước. Nhưng nếu những người này chỉ lo lao động kiếm tiền mà
không trau dồi kiến thức, kỹ năng thì nó là một sự lãng phí tài nguyên trẻ của
đất nước.
----------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI SỰ
Có
nên giữ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10?
Buộc
mọi giáo sư phải có công trình ứng dụng thực tế là xa rời thực tiễn!
Giáo
dục lịch sử ở Mỹ hiện nay khác gì với Việt Nam?
Nạn
bạo lực học đường có thể giải quyết bằng tăng cường môn đạo đức?
Dạy
và thực hành ‘lễ-nghĩa’ tại Việt Nam trái ngược nhau!
No comments:
Post a Comment