Báo
cáo an ninh 2023 của IISS nói về cách Việt Nam 'xử lý' ngoại giao với các cường
quốc
BBC
News Tiếng Việt
4 tháng 6 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c72reej10qyo
International
Institute for Strategic Studies (IISS) vừa công bố 'Đánh
giá về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2023', trong đó có
nội dung về Việt Nam đang dần giảm bớt sự phụ thuộc nguồn vũ khí từ Nga, và thận
trọng trong quan hệ ngoại giao với Mỹ, đặc biệt về khía cạnh an ninh-quốc
phòng.
Chiến
tranh Ukraine đã trở thành cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng nhất ở châu Âu kể
từ sau Thế chiến lần hai.
Cuộc chiến
tranh này "không thể tạo những điểm nóng [flashpoint] mới tại châu Á,
nhưng đã có tác động trực tiếp về các liên kết chiến lược trong khu vực, chính
sách quốc phòng, học thuyết và những quyết định mua vũ khí", theo IISS.
Việt
Nam 'sẽ giảm mua vũ khí' từ Nga
Theo IISS,
cuộc chiến tranh Ukraine đã tác động đến toàn bộ vùng châu Á-Thái Bình Dương,
có thể làm thay đổi đáng kể các thành tố trong cán cân quyền lực trong khu vực.
Tầm ảnh hưởng
của Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ lâu chủ yếu nằm ở hai lĩnh vực,
xuất khẩu vũ khí và năng lượng.
Theo IISS,
hiện hai quốc gia có mối quan hệ buôn bán vũ khí mạnh nhất với Nga trong khu vực
này là Ấn Độ và Việt Nam. Các quốc gia khác như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia
và Myanmar cũng là khách hàng mua vũ khí quân sự từ Moscow.
Báo cáo của
IISS cũng nêu Hà Nội "tỏ ra thận trọng" trong quan hệ ngoại giao với
Nga qua những lá phiếu trắng tại những lần bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc về những nghị quyết liên quan đến cuộc chiến tranh Ukraine.
Trong khi
đó, vị thế là quốc gia cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam của Moscow "cũng
đang chịu áp lực" khi Hà Nội đang tìm cách đa dạng hóa kho vũ khí quân sự.
Trong khoảng
thời gian 5 năm cho đến 2021, số lượng vũ khí của Hà Nội mua từ Nga đã giảm
2/3. Nguyên nhân là "sự phô diễn kém" của Nga tại Ukraine và các lệnh
trừng phạt quốc tế khiến các nhà sản xuất của Nga khó mua phụ tùng sản xuất,
theo IISS.
Việt Nam đàm phán
mua vũ khí của Cộng hòa Czech, theo Reuters
Thế lưỡng nan của
Việt Nam khi muốn đa dạng kho vũ khí ngoài 'nước bạn' Nga
.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5475/live/03db9d80-028e-11ee-aa08-4727df20b680.jpg
Triển
lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 diễn ra từ ngày 8-10/12, có sự tham gia của
tập đoàn vũ khí hàng đầu của Nga, Rosoboronexport với gian hàng lớn, gồm drone,
xe thiết giáp, trực thăng, máy bay, vũ khí loại nhỏ
IISS cũng
đề cập hải quân Việt Nam có sáu tàu ngầm Kilo được trang bị tên lửa chống hạm
Klub-S và tên lửa hành trình chống tấn công từ mặt đất, và bốn chiến hạm Gepard
3.9, tất cả đều được cung cấp từ Nga.
Thời điểm
Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất vũ khí từ Nga là 1 tỷ USD (2014), nhưng sau đó giảm
đáng kể, chỉ còn 9 triệu USD (2020) một phần ảnh hưởng từ Covid và 72 triệu USD
(2021), theo SIPRI.
Theo sau
cuộc chiến tranh tại Ukraine, Việt Nam dường như đang tăng tốc đa dạng hóa kho
vũ khí của mình ngoài Nga, thông qua mua vũ khí từ Mỹ, Israel, Hà Lan và Hàn Quốc.
Reuters hồi
tháng 12/2022, dẫn nhận định từ các chuyên gia cho thấy Ấn Độ, Israel và các quốc
gia Đông Âu đang được xem là các nhà cung cấp thay thế Nga đối với Việt Nam
trong những năm gần đây.
Hồi tháng
Tư đã có thông tin từ Reuters cho thấy Việt Nam đang đàm phán với Cộng hòa
Czech để mua thêm vũ khí quân sự, gồm máy bay, radar, nâng cấp các xe bọc thép
và súng ống, trong bối cảnh Hà Nội đang hướng tới mục tiêu đa dạng kho vũ khí vốn
hầu hết là mua từ Nga.
Cộng hòa
Czech, từng là quốc gia vệ tinh của Liên Xô cũ, được xem ở vị thế tốt để đáp ứng
một số nhu cầu về an ninh ngày càng tăng của Việt Nam, khi các công ty sản xuất
vũ khí quân sự rất thành thạo trong việc tân trang thiết bị của Nga và thường sản
xuất các thiết bị mới tương thích với kho vũ khí thời Xô Viết.
Việt Nam cần nhiều
năm nữa mới có thể giảm phụ thuộc vào vũ khí Nga?
Việt
Nam 'cân bằng' giữa Mỹ và Trung Quốc
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/1996/live/601bfd50-028f-11ee-aa08-4727df20b680.png
BIỂN ĐÔNG
Đông Nam Á
được IISS đánh giá có các truyền thống ngoại giao mạnh mẽ về tính không liên kết,
chính sách ngoại giao linh hoạt, và thái độ đa nghi đa hướng [omnidirectional]
liên quan đến "ý định [intentions]" của các cường quốc.
Trong
Asean, Philippines ngày càng xích lại gần với Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống
Ferdinand Marcos Jr, khác biệt với người tiền nhiệm Rodrigo Duterte, người luôn
đe dọa hủy bỏ Thỏa thuận Tăng cường Phòng vệ (Philippines-US Enhanced Defense
Cooperation Agreement - EDCA) và đã có mối hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc.
Trong khi
đó, IISS đánh giá các chính phủ các nước ở Đông Nam Á phần lớn "tiếp tục
tránh có những thay đổi lớn trong vị thế chiến lược quốc gia của mình [national
strategic postures]", một ví dụ là Việt Nam.
IISS đánh
giá "Việt Nam, là quốc gia có lịch sử xung đột với Trung Quốc, và trên thực
tế, là đối thủ quan trọng nhất của Bắc Kinh trên Biển Đông, đã không cho thấy sự
nhiệt thành mạnh mẽ nhằm phát triển khía cạnh an ninh trong mối quan hệ ngoại
giao với Mỹ, và song song đó, Việt Nam đang kỳ vọng về những tác động kinh tế lạc
quan theo sau việc Trung Quốc trở lại bình thường sau khi dỡ bỏ các lệnh hạn chế
vì Covid."
Báo cáo
cũng cho thấy nếu Việt Nam đang có mối quan hệ 'Đối tác chiến lược toàn diện' với
Trung Quốc, thì quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ chỉ đang ở mức 'Đối tác toàn diện',
cùng chung nhóm với Brunei, Myanmar và Nam Phi.
IISS cũng
đánh giá việc thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam vào cuối năm 2022 và
đầu năm 2023 "không thể ảnh hưởng đáng kể đến các định hướng quốc tế của
Việt Nam".
Căng thẳng
trên Biển Đông dâng cao trong những tháng gần đây.
Trung Quốc
liên tục cắt cử tàu thuyền các loại từ nghiên cứu đến khảo sát, theo sau là các
tàu hải cảnh và tuần duyên - đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Mới nhất
là vào ngày 25/05, khi Việt Nam công khai yêu cầu các tàu Trung Quốc rời đi khi
các tàu này đang ở lô 129, do Vietgazprom điều hành, nhưng Trung Quốc vẫn phớt
lờ.
Trung Quốc gây hấn trên
Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính
.
Campuchia,
Indonesia 'khác' với Việt Nam và Lào trong vấn đề Ukraine
.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/bff5/live/ab69f190-028f-11ee-aa08-4727df20b680.jpg
Báo
chí Việt Nam đã gỡ bỏ ảnh ông Phạm Minh Chính bắt tay ông Zelensky vào ngày
21/05 bên lề Thượng đỉnh G7, thay vào đó chỉ là hai nhà lãnh đạo gặp nhau
.
Trong
Asean, Việt Nam và Lào có số lần bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc giống
nhau nhất liên quan trong sáu cuộc bỏ phiếu chiến tranh Ukraine từ tháng
03/2022 đến 23/02/2023, theo thống kê của IISS.
Việt Nam
cũng đã viện trợ nhân đạo cho Ukraine 500.000 USD vào năm 2022, và Thủ tướng Phạm
Minh Chính đã bắt tay Tổng thống Ukraine Zelensky bên lề G7 vào ngày 21/05.
Tuy nhiên,
báo chí Việt Nam đã gỡ bỏ ảnh ông Phạm Minh Chính bắt tay ông Zelensky, thay
vào đó chỉ là hai nhà lãnh đạo gặp nhau. Đây là một động thái được giới quan
sát cho rằng Việt Nam đang không muốn làm mất lòng Nga.
Khác với
Việt Nam và Lào, Campuchia và Indonesia tiếp tục mạnh dạn thể hiện lập trường về
giúp chấm dứt cuộc chiến tranh Ukraine.
Hai quốc
gia này cũng có số lần bỏ phiếu giống nhau đối với các nghị quyết liên quan đến
chiến tranh Ukraine tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Campuchia
đã cử đội rà mìn sang giúp Ukraine vào quý I năm 2023, một động thái
được Nhật Bản ca ngợi.
Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelensky viết
trên Facebook vào ngày 29/05: "Tôi đã có một cuộc điện thoại với
ông Samdech Hun Sen, Thủ tướng Campuchia. Cảm ơn ông về quan điểm nguyên tắc ủng
hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Tôi đã nói
về việc Campuchia đào tạo các chuyên gia rà phá bom mìn Ukraine. Hy vọng rằng sự
hợp tác này sẽ tiếp tục. Tôi cũng đã nói về Công thức Hòa bình và mời Campuchia
tham gia các bước cụ thể để thực hiện Công thức này."
Việt Nam tiếp tục nền
ngoại giao 'mềm mại nhưng cứng cỏi' giữa Nga và Ukraine?
Ý kiến: Việt Nam tiếp
tục bỏ phiếu trắng tại LHQ để tránh 'phật lòng cường quốc'
Việt Nam, TQ ủng hộ
nghị quyết của LHQ có đoạn nói về 'Nga xâm lược Ukraine'
.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/c299/live/141d8850-0290-11ee-aa08-4727df20b680.jpg
Tổng
thống Indonesia Joko Widodo có cuộc họp song phương bên lề với Tổng thống
Ukraine Zelensky tại Thượng đỉnh G7 vào ngày 21/05 ở Nhật Bản
Trong khi
đó, Tổng thống Indonesia trong chuyến thăm hồi năm ngoái đến Moscow và Kyiv đã
đưa ra lời đề nghị đóng vai trò trung gian hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Ông Joko
Widodo cũng nước chủ nhà Thượng đỉnh G20 tại Bali hồi tháng 11/2022 và đã có cuộc
họp song phương bên lề với Tổng thống Ukraine Zelensky tại Thượng đỉnh G7 vào
tháng Năm vừa qua ở Nhật Bản.
Tuy nhiên vào
hôm qua 03/06, bản kế hoạch hòa bình do Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, Prabowo
Subianto đề xuất tại Đối thoại Shangri-La diễn ra tại Singapore (02-04/06) đã bị
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine, Oleg Nikolenko bác bỏ.
Nội dung
phía Indonesia đề xuất gồm một vùng phi quân sự và các sứ mệnh và cuộc trưng cầu
ý dân của Liên Hiệp Quốc về điều mà ông Prabowo Subianto gọi là vùng lãnh thổ bị
tranh chấp.
Kyiv bác bỏ
và lập lại lập trường về việc Nga phải rút hết quân khỏi Ukraine. Trong khi giới
chức an ninh Phương Tây chỉ trích, gọi đây là một bản kế hoạch "hòa bình lạ
lùng", thì Bắc Kinh lại ủng hộ.
IISS nhận
định nếu Ukraine chiến thắng thì sẽ tạo động lực đáng kể về một trật tự dựa
trên luật pháp ở cả châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương.
Trái lại nếu
Nga thắng thì một số chuẩn mực và luật pháp tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị
suy yếu, "tạo tiền lệ đảo ngược xu thế đang diễn ra ở châu Á-Thái Bình
Dương mà Trung Quốc và Bắc Hàn có thể hưởng lợi".
Trung Quốc gây hấn trên
Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính
Việt Nam, TQ ủng hộ
nghị quyết của LHQ có đoạn nói về 'Nga xâm lược Ukraine'
Tròn 100 tuổi, Henry
Kissinger nói gì về Đảng CS Trung Quốc và đối đầu Mỹ-Trung
--------------------------
TIN LIÊN
QUAN
·
Trung
Quốc gây hấn trên Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính
31 tháng 5
năm 2023
·
Việt Nam cần nhiều
năm nữa mới có thể giảm phụ thuộc vào vũ khí Nga?
11 tháng
12 năm 2022
·
Việt Nam, TQ ủng hộ
nghị quyết của LHQ có đoạn nói về 'Nga xâm lược Ukraine'
3 tháng 5
năm 2023
·
Thế lưỡng nan của
Việt Nam khi muốn đa dạng kho vũ khí ngoài 'nước bạn' Nga
9 tháng 12
năm 2022
·
Việt Nam đàm phán
mua vũ khí của Cộng hòa Czech, theo Reuters
24 tháng 4
năm 2023
·
Tròn 100 tuổi, Henry
Kissinger nói gì về tương lai Đảng CS Trung Quốc?
29 tháng 5
năm 2023
No comments:
Post a Comment