ĐÁNG SỢ: Các đảng cực hữu dân túy đang trỗi dậy trên khắp
châu Âu?
Việt
Linh /
Cali Today
June 21, 2023
Tại các quốc gia như Ý, Thụy Điển và bây giờ là Phần Lan: Các đảng cực hữu
ở châu Âu đã bắt đầu cầm quyền khá nhiều.
Một sự thay đổi đang diễn ra từng chút một ở châu Âu có thể trở thành một
xu hướng chính trị mới trên toàn cầu.
Trước đây các đảng cực hữu thường nằm ngoài lề chính trị, nhưng hiện nay
họ đang đảm nhận vai trò chính phủ cùng với các đảng cánh hữu bảo thủ chính thống.
Trường hợp mới nhất là ở Phần Lan, nơi sau ba tháng đàm phán, đảng dân tộc
chủ nghĩa cực hữu với tên gọi “Người Phần Lan” – chủ yếu vận động cho
chương trình nghị sự chống nhập cư và chống Liên minh châu Âu – đã trở thành
thành viên của chính phủ liên minh vào cuối tuần qua.
Mời xem video bài bình luận qua Youtube
Các đảng cực hữu như vậy cũng đang tham gia hoặc lãnh đạo các chính phủ ở
Ý và Thụy Điển, trong khi ở Tây Ban Nha, Đảng Nhân dân (PP) bảo thủ đã đạt được
một loạt thỏa thuận liên minh ở cấp khu vực và địa phương với đảng cực hữu Vox,
cung cấp một kế hoạch chi tiết khả thi cho cuộc tổng tuyển cử vào tháng tới mà
họ được cho là sẽ giành chiến thắng.
Trong khi đó, các đảng cực đoan bảo thủ đã nắm quyền trong nhiều năm ở
Hungary và Ba Lan.
Các nhà phân tích nói rằng những lý do đằng sau xu hướng này khác nhau giữa
các quốc gia, với nhập cư, nền kinh tế trì trệ hoặc chiến tranh ở Ukraine là những
điểm nhấn trong số các động lực tạo sự thay đổi.
Ở một số quốc gia, các đảng cực hữu dần dần đưa ra những yêu sách nhỏ,
đòi hỏi thế này thế khác để chứng tỏ là họ có quan tâm đến chính sự trong nước,
muốn góp tay cùng chính phủ để xây dựng, nhưng khi họ có được thực lực đủ mạnh,
họ muốn thọc tay sâu hơn vào Quốc hội, chính phủ và sau đó là nắm quyền lực.
Những đảng cực hữu có chung một chính sách và cách thức hoạt động gần giống
nhau, đó là kết nối các vấn đề bất bình đảng thu nhập với nỗi sợ hãi của người
dân đối với các quá trình chuyển đổi bởi vấn đề người nhập cư và bản sắc truyền
thống của dân tộc.
Đối với Catherine Thorleifsson, phó giáo sư tại Đại học Oslo và là người
đứng đầu Ủy ban về Chủ nghĩa Cực đoan của Chính phủ Na Uy, xu hướng này không
phải là mới. Các đảng cực hữu này đang hỗ trợ nhau để tiến sâu hơn vào quyền lực
từ Quốc hội đến chính phủ với những ý đồ thâm độc mà người dân bình thường khó
nhận ra.
Rất nhiều cử tri hoàn toàn vỡ mộng với các đảng chính trị thông thường. Họ
bị lôi cuốn bởi những đảng cực hữu mới nổi lên với những lời hứa hẹn mị dân
mang tính cách khoa trương, thế nhưng vẫn có khá nhiều người nghe theo.
Các quốc gia Châu Âu đang phải trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính,
đại dịch, sụp đổ hay suy thoái kinh tế, lạm phát bởi ảnh hưởng từ cuộc chiến ở
Ukraine và cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt. Và trong thời kỳ khủng hoảng,
một số đảng cực hữu dân túy này, họ tìm ra các giải pháp khá đơn giản đối với
những vấn đề rất phức tạp này và hứa hẹn sẽ bảo vệ người dân cũng như chủ quyền
trước những mối đe dọa thực sự và có thể nhận thấy từ bên ngoài. Các đảng chính
trị truyền thống không nói giống như vậy vì họ hiểu điều gì có thể thực hiện được,
điều gì là không thể, nhưng đối với các đảng cực hữu, họ hứa hẹn thoải mái,
nhưng khi có được quyền lực trong tay, họ luôn làm ngược lại và chối bỏ những
gì đã hứa.
Mọi người dân luôn có những cảm nhận giống nhau trong thời kỳ khủng hoảng
của đất nước, ai cũng muốn được tốt hơn, muốn thấy có sự thay đổi, nên họ dễ
dàng nghe theo những lời hứa hẹn mông lung của các thành phần cực hữu.
Tôn giáo cũng là chủ đề thường được nhấn mạnh. Trong trường hợp của Tây
Ban Nha bây giờ, đó là sự hấp dẫn đối với các giá trị và lối sống truyền thống.
Đó là sự hấp dẫn đối với Công giáo. Và nó cũng thực sự là một vấn đề chung ở tất
cả các quốc gia Châu Âu, đây chính là mối đe dọa tiềm ẩn đối với các giá trị tự
do gắn liền với nền dân chủ tự do có liên quan đến tôn giáo.
Khi các cuộc bầu cử ở châu Âu vào năm tới sắp diễn ra, các liên kết chính
trị mới đang được hình thành.
Theo các cuộc thăm dò gần đây, các đảng Nhân dân Châu Âu bảo thủ, những
người theo chủ nghĩa tự do, và những người dân chủ xã hội có khả năng sẽ suy yếu.
Sự “tán tỉnh” công khai gần đây giữa các nhóm cực hữu và dân túy cực
đoan đã khơi dậy các chủ đề môi trường, nhập cư và lạm phát đã làm dấy lên lo
ngại về việc hoạch định chính sách sau năm 2024.
Một kết quả bầu cử với quyền lực lọt vào tay các lực lượng cực hữu cực
đoan sẽ đẩy chính trị dòng chính đi theo một hướng khác và chịu nhiều áp lực
hơn. Liệu điều đó có dẫn đến sự kết thúc của EU không? Tôi nghĩ rằng, kết thúc
thì không thể nhưng cán cân quyền lực bị nghiêng về cánh cực hữu dân túy có thể
khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn ở cấp độ châu Âu, giữa các quốc gia thành
viên với nhau, sự đoàn kết sẽ không còn được khắng khít như hiện nay.
Tuy nhiên, sức lan tỏa của những nhóm chính trị cực hữu đang xảy ra vào
thời điểm mà các quốc gia Châu Âu phải đối mặt với nhiều khó khăn từ hậu quả cuộc
chiến tranh ở Ukraine, lạm phát, xăng dầu và vấn đề người nhập cư.
Tây Ban Nha sẽ tổ chức các cuộc bầu cử vào ngày 23 tháng 7 và các nhà
phân tích cho rằng kết quả của nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác
định định hướng tương lai của Châu Âu.
Dù sao, xu hướng cực hữu lan rộng vẫn chưa đủ thực lực hoán chuyển cả một
hệ thống dân chủ, tự do, chúng vẫn chưa thể gây ra những tác động thực sự đối với
các nền dân chủ tự do, chúng chỉ có thể làm rắc rối hơn một chút mà thôi.
Tuy nhiên, theo tôi, mối đe dọa chính là đối với các nền dân chủ trong thời
đại có thể bị bào mòn dần dần như thế nào bởi các nhà lãnh đạo độc đoán được bầu
cử dân chủ. Đây mới là điều đáng sợ nhất, chẳng cần nhìn đâu xa, chỉ cần ghé mắt
nhìn sang một đất nước Hungary với nhà lãnh đạo độc tài Viktor Orbán hay một nước
Cộng hòa Hồi giáo với Tổng thống Recep Taygip Erdogan. Những quốc gia này đang
lột xác từ từ sang thể chế độc tài từ trên xuống.
Đặc biệt là tại Hungary, nơi đang có sự thay đổi dần dần từ nền dân chủ cởi
mở sang chế độ cai trị độc đoán hơn, nơi các quyền của thiểu số đang bị đe dọa
và cả sự độc lập của tư pháp cũng như sự kiểm soát và cân bằng quyền lực. Thổ
Nhĩ Kỳ cũng gần tương tự như vậy. Hai quốc gia này đang cổ súy các đảng chính
trị cực hữu trong toàn khối Châu Âu với một lời nhắn nhủ kín đáo: “Này, những
người anh em, hãy mạnh dạn tiến lên, hãy hứa hẹn nhiều hơn, chúng tôi sẽ hỗ trợ
các bạn bằng nhiều cách khác nhau”.
Vì vậy, các đảng cực hữu, dân túy cực đoan như được tiếp thêm sức mạnh,
hăng hái tràn ra đường, vào các công ty, các quán ăn, tràn lên cả mạng xã hội,
chúng có mặt khắp nơi, giúp đỡ và góp ý cho nhau, họ đang đẩy mạnh một sự thay
đổi thực sự trong cả hệ tư tưởng, ngôn từ và chính sách, điều này có ý nghĩa thực
sự đối với dân chủ và nhân quyền của toàn khối Châu Âu.
Trong khi đó ở Đức, Đảng Giải pháp thay thế cực hữu cho nước Đức (AfD)
cũng đang được bỏ phiếu cao với lời kêu gọi không chấp nhận người di cư và nhắm
mục tiêu vào chương trình nghị sự xanh của chính phủ, trong khi ở Pháp, phe cực
hữu vẫn nằm trong số những nhân vật chính trị quan trọng của đất nước.
Lời
kết:
Các nền chính trị lâu đời của nhiều quốc gia Châu Âu
theo dân chủ, tự do đang bị những thế lực ma quỷ đến từ những thành phần cực hữu,
chủ trương dân túy cực đoan xâm chiếm, tấn công, chúng như những xác sống
zombies trồi lên khỏi mặt đất ngày càng nhiều hơn, rất khó nói trước rằng các
chính phủ dân chủ sẽ thành công trong việc giữ vững một hệ thống chính trị tự
do và công bằng cho toàn khối hay không khi ngày càng có nhiều người cực hữu cực
đoan, chủ trương dân túy càng phát triển mạnh hơn bao giờ hết.
Một tiếng chuông cảnh báo đến với cả thế giới chứ
không chỉ riêng các quốc gia Châu Âu.
Việt
Linh, 21.06.2023
No comments:
Post a Comment