Ai Cập cấm nhóm khảo cổ Hà Lan vì triển lãm 'gắn
Beyonce với Nữ hoàng Nefertiti'
BBC
News Tiếng Việt
8 tháng 6, 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-65847486
Vài tuần sau vụ Ai Cập phản đối
hãng phim Netflix dựng phim với Nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập cổ đại như một
người da đen, chính quyền Ai Cập vừa cấm một nhóm khảo cổ Hà Lan vì
"xuyên tạc lịch sử".
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/A886/production/_130024134_gettyimages-946417964.jpg
Beyoncé mang
áo choàng "được tạo cảm hứng từ Nữ hoàng Nefertiti " trong lễ hội
Coachella 2018
Vụ việc xảy ra trong cuộc tranh luận ở Phương
Tây chịu ảnh hưởng của thuyết "Africocentric" - coi châu Phi đen là
trung tâm văn minh cổ đại, thay vì Ai Cập vốn thuộc khu vực văn minh Địa
Trung Hải.
Một triển lãm đề cao thuyết Lục địa Đen này ở Bảo
tàng Quốc gia về Khảo cổ học, Leiden, Hà Lan đã khiến chính quyền Ai Cập từ chối
cấp giấy phép khai quật một điểm khảo cổ tại quốc gia nói tiếng Ả Rập.
Cuộc triển lãm mời
các diễn giả trình bày "ảnh hưởng của Ai Cập Cổ đại với nhạc đa den"
và có phần trình diễn do Beyoncé, Nas và Miles Davis tham gia.
Châu báu 1 tỷ euro của vua Augustus bị đánh cắp
Vì sao các cuộc biểu tình tại Mỹ lần này mạnh mẽ như vậy?
Nước có vua thì được lợi gì không?
Brexit và vụ vua Anh Henry VIII bỏ vợ
Ý nghĩa của việc Hoàng tử Edward được phong Công tước Edinburgh
Ca sĩ Mỹ Beyonce,
người thuộc sắc tộc Mỹ gốc châu Phi, đã mặc đồ thể hiện như Nữ hoàng
Nefertiti.
Bảo tàng ở Hà Lan nói họ tôn trọng quyết định của
Ai Cập nhưng cho rằng lập luận phê phán họ là "không có cơ sở" và
cũng cho hay bảo tàng nhận được nhiều lời bình luận mang tính phân biệt chủng
tộc.
Vụ việc thuộc làn sóng dựng lại các yếu tố văn
hóa, màu da của văn minh Ai Cập và cả châu Âu bằng nghệ sĩ da đen trên phim ảnh
gần đây đã gây ra khá nhiều phản đối.
Chính quyền Ai
Cập và các tờ báo nước này lên tiếng phải đối Netflix dựng lại hình ảnh Nữ
hoàng Cleopatra da đen. Ai Cập nói vị nữ vương cuối cùng của Đế quốc Ai Cập cổ
đại bị La Mã thôn tính là người gốc Hy Lạp.
Tại Anh, việc Netflix mời một nữ diễn viên da đen
đóng Hoàng hậu Charlotte, vợ vua George III (cuối thế kỷ 18, đầu 19), cũng gây
ra tranh cãi dữ dội.
Các nhà làm phim Mỹ chịu ảnh hưởng của làn sóng tìm
lại vị thế lịch sử của người da đen, đã lập luận rằng một trong các cụ kỵ của
Hoàng hậu Charlotte có thể đã là người Moor ở Bồ Đào Nha, nên bà hẳn là người
da đen, hoặc ít nhất là lai đen. Một số đài báo, trong không khí đề cao người
gốc Phi đã "phong tặng" cho Charlotte danh hiệu "Hoàng hậu
đen đầu tiên của nước Anh".
Phía chỉ trích cách làm này nói Công chúa Charlotte
dòng Mecklenburg-Strelitz ở Đức không thể nào là người da đen, và cụ kỵ của bà
cách đó vài trăm năm về trước, giả sử có là người Moor thì là người gốc Bắc
Phi, da trắng hoặc màu ôliu.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/17732/production/_106605069_mediaitem106605065.jpg
Chân dung Hoàng
hậu Charlotte do họa sĩ Johan Joseph Zoffany. Phim Netflix nay dựng lại hình ảnh
bà bằng diễn viên da đen
Họ cũng nói các nhà làm phim Mỹ thiếu kiến thức lịch
sử nên nghĩ người Moor từ Bắc Phi là da đen, trong khi cộng đồng da đen chỉ sống
ở vùng Hạ Sahara. Người Moor là cư dân Địa Trung Hải theo Hồi giáo, đa số mắt
xanh, da trắng.
Lịch sử nói gì?
Công chúa Charlotte sinh năm 1744 tại lâu đài
Mirow, Mecklenburg, nay thuộc vùng duyên hải Baltic của Đông Đức, giáp Ba Lan.
Năm 1761 bà lấy Hoàng tử George của Anh, người cũng
có dòng giống đại quý tộc Đức. Bà sinh hạ hai con trai sau đầu là vua Anh:
George IV và William IV.
Có ít kiến nói một trong các cụ tổ đằng ngoại của
bà là vua Afonso III của Bồ Đào Nha. Vào thế kỷ 13, vị vua này đã chiếm được
Faro từ tay người Moor - cư dân đạo Hồi ở Bắc Phi từng sống ở Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha.
Vua Afonso có ba con với con gái của vị thủ trấn
thành Faro. Một người con trai của họ Martim Afonso Chichorro có thể đã cưới vợ
gốc da đen, và dòng tộc Sousa-Chichorro đã ra đời từ những người này.
Hoàng hậu Charlotte được cho là có gốc từ gia đình
Sousa-Chichorro.
No comments:
Post a Comment