Hai thách thức
lớn nhất cho người kế nhiệm Nancy Pelosi
Người
Việt
November 25, 2022
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/hai-thach-thuc-lon-nhat-cho-nguoi-ke-nhiem-nancy-pelosi/
WASHINGTON, DC (NV) – Bà Nancy Pelosi (Dân Chủ-California), chủ tịch Hạ Viện Mỹ hiện
nay, một nữ chính trị gia nổi bật vì mạnh mẽ từng đối đầu với cựu Tổng Thống
Donald Trump và dẫn dắt đảng Dân Chủ đến các chiến thắng về chính sách quan trọng
như Obamacare, sẽ rời khỏi vai trò lãnh đạo đảng Dân Chủ tại Hạ Viện.
Quyết định không tiếp tục tranh cử chức vụ cao
nhất của đảng Dân Chủ tại Hạ Viện được bà Pelosi công bố vào Thứ Năm, 17 Tháng
Mười Một, sau khi đảng Cộng Hòa chính thức giành lại quyền kiểm soát Hạ Viện
sau cuộc bầu cử giữa kỳ hôm 8 Tháng Mười Một.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/11/TS-pelosi-2-1068x712.jpeg
Bà Nancy Pelosi
(trái, hàng đầu), chủ tịch Hạ Viện, hôm Thứ Năm, 17 Tháng Mười Một, tuyên bố để
lại vị trí lãnh đạo đảng Dân Chủ tại Hạ Viện cho thế hệ mới. (Hình: Anna
Moneymaker/Getty Images)
Đồng thời, quyết định này cũng được vị đương
kim chủ tịch Hạ Viện đưa ra sau khi chồng bà, ông Paul Pelosi, bị hành hung dã
man bằng búa gần đây.
“Với sự tin tưởng vững vàng vào đảng của
chúng ta, tôi sẽ không tái tranh cử vào vị trí lãnh đạo đảng Dân Chủ trong Quốc
Hội kỳ tới,” bà Pelosi nói trong bài phát biểu thông báo quyết định trên. “Đối với tôi, thời điểm này là lúc một thế hệ mới đảm nhiệm
vai trò lãnh đạo đảng Dân Chủ, tập thể mà tôi vô cùng kính trọng.”
Mặc dù được dự đoán từ trước, quyết định của
bà Pelosi vẫn đánh dấu một sự thay đổi gây chấn động cho đảng chính trị có
khuynh hướng cởi mở, cấp tiến trên chính trường Mỹ này, theo báo mạng Vox.
Do thành tích tốt hơn mong đợi của đảng Dân Chủ
trong cuộc bầu cử giữa kỳ, Tổng Thống Joe Biden và Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer
(Dân Chủ-New York), trưởng Khối Đa Số Thượng Viện, và một số thành viên trong đảng
kêu gọi bà tiếp tục vai trò này.
Tuy nhiên, nữ chính trị gia đầu tiên trong lịch
sử Mỹ nắm vai trò chủ tịch Hạ Viện quyết tâm để lại trách nhiệm lãnh đạo cho thế
hệ trẻ hơn.
Theo Vox, “khoảng trống” này của bà Pelosi rất
khó có thể được bù đắp.
Bà Pelosi là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo đảng Dân
Chủ tại Hạ Viện từ năm 2003. Kể từ đó, bà trở nên nổi tiếng hơn, đồng nghĩa với
việc bà không sẵn sàng nhượng bộ trước đảng Cộng Hòa về các vấn đề như đóng cửa
chính phủ và hiệu quả của bà trong việc dẫn dắt đảng đạt được thành tựu lập
pháp quan trọng, bao gồm cả Đạo Luật Giảm Lạm Phát.
Ngược lại, bà bị các nhà lập pháp Cộng Hòa phỉ
báng trong suốt nhiệm kỳ, khiến bà trở thành một trong những mục tiêu chính trị
bị tấn công dữ dội. Tồi tệ hơn là những đe dọa bạo lực nhắm vào bà và gia đình.
Cuối cùng, người chồng, ông Paul Pelosi, bị người bất đồng chính kiến đột nhập
vào nhà và hành hung vô cùng bạo lực.
Ai sẽ thay thế bà
Pelosi?
Nhà lãnh đạo tiếp theo có thể là Dân Biểu Hakeem
Jeffries (Dân Chủ–New York), người từ lâu được cho là thích hợp nhất cho
vai trò này và là sự lựa chọn của bà Pelosi.
Hiện tại, ông là nhà lập pháp đảng Dân Chủ xếp
hạng thứ năm với tư cách là người đứng đầu Nhóm Dân Chủ tại Hạ Viện, và có lẽ
được dân chúng biết đến nhiều nhất với vai trò biện lý trong phiên luận tội truất
phế ông Trump lần đầu tiên.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/11/TS-pelosi-3-1068x712.jpeg
Dân Biểu Nancy
Pelosi (Dân Chủ-California) (trái) nhận chiếc búa quyền lực từ Dân Biểu John
Boehner (Cộng Hòa-Ohio), chủ tịch Hạ Viện, hôm 4 Tháng Giêng, 2007, trở thành
phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ lập pháp cao nhất Hoa Kỳ. (Hình: Chip
Somodevilla/Getty Images)
Nếu điều này trở thành sự thật, ông Jeffries sẽ
là nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Châu Phi đầu tiên lãnh đạo một đảng trong Hạ Viện
và sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong việc điều khiển đảng trên phạm vi rộng,
bao gồm cả những thành viên cấp tiến mà ông từng phải đối mặt trong quá khứ.
Vốn là cựu luật sư doanh nghiệp, ông Jeffries
đang đối mặt với nhiều sự ngờ vực từ một số người cấp tiến về vấn đề lợi ích
kinh doanh, cũng như sự ủng hộ của ông đối với một ủy ban hành động chính trị
có mục đích đánh bại những người cấp tiến.
Ông Jeffries, cùng với Dân Biểu Katherine Clark (Dân
Chủ–Massachusetts) và Dân Biểu Pete Aguilar (Dân Chủ–California), tạo nên một nhóm ba nhà lập
pháp trẻ tuổi, những người có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo thay thế cho các đảng
viên lão thành như bà Pelosi, Dân Biểu Steny Hoyer (Dân Chủ–Maryland), trưởng
Khối Đa Số Hạ Viện, và Dân Biểu Jim Clyburn (Dân Chủ–South Carolina), phụ tá của
bà Pelosi.
Với việc đảng Dân Chủ không giới hạn nhiệm kỳ
đối với các vị trí lãnh đạo, việc bà Pelosi nghỉ hưu đánh dấu cơ hội tốt nhất,
và có lẽ là cơ hội duy nhất trong nhiều năm tới, cho những nhà lập pháp trẻ có
cơ hội thăng tiến.
Đoàn kết đảng Dân
Chủ thành một khối mạnh mẽ
Cũng như đảng Cộng Hòa đối lập, phía đảng Dân
Chủ tại Hạ Viện cũng bao gồm những nhóm có quan điểm khác, nhưng bà Pelosi đã
thành công trong việc xây dựng lòng tin và ảnh hưởng giữa các phe phái khác
nhau trong đảng và giữ đảng đoàn kết trong các cuộc bỏ phiếu quyết định phức tạp
và khó khăn.
Kinh nghiệm của bà Pelosi giúp bà thiết lập và
cân bằng những quan điểm khác biệt trong đảng. Điển hình là thoạt đầu bà thuộc
nhóm cấp tiến và là một trong những nhà lập pháp thẳng thừng nhất chống lại cuộc
chiến Iraq.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/11/TS-pelosi-3-1068x712.jpeg
Dân Biểu Hakeem
Jeffries (Dân Chủ–New York), người được cho là thích hợp nhất thay thế Dân Biểu
Nancy Pelosi để lãnh đạo đảng Dân Chủ tại Hạ Viện. (Hình: Greg Nash/Pool/AFP
via Getty Images)
Mang quan điểm chính trị nghiêng về phía xã hội
và có tinh thần cấp tiến khiến bà Pelosi tìm được vị trí dung hoà: Trong số những
người theo đảng Dân Chủ, bà được coi là một người không quá cấp tiến cũng không
quá bảo thủ.
Là một người luôn có quan điểm thực tế, bà
Pelosi cũng phân bổ các nhiệm vụ của ủy ban và hỗ trợ gây quỹ như một cách để
mang tiếng nói của mình đến nhiều nhà lập pháp khác nhau. Bà giữ vững lập trường
của mình trước áp lực từ cả hai phe trong đảng Dân Chủ, giúp đảng giữ vững các
ưu tiên chính.
Trong hai năm qua, bà Pelosi luôn giữ đảng Dân
Chủ thống nhất để thúc đẩy Kế Hoạch Giải Cứu Nước Mỹ, Đạo Luật Giảm Lạm Phát
(IRA), và dự luật cơ sở hạ tầng, dự luật bị một số người cấp tiến bỏ phiếu phản
đối.
Trước đây, bà cũng giúp giành được phiếu bầu
cho chương trình Obamacare vào năm 2010, một nỗ lực khác liên quan đến các cuộc
đàm phán sâu rộng với các nhà lập pháp khác nhau nhằm tập trung vào lợi ích
chính sách của họ.
Người kế nhiệm bà sẽ phải làm được điều tương
tự để tạo ra một mặt trận thống nhất để đương đầu với đảng Cộng Hòa và thúc đẩy
các chính sách của đảng Dân Chủ nếu họ giành được thế đa số.
Khả năng đương đầu
với Cộng Hòa một cách hiệu quả
Bà Pelosi đã chứng minh rõ ràng bà là người
không ngại chỉ trích đảng Cộng Hòa, kể cả trong nhiệm kỳ của cựu Tổng Thống
Trump, khi bà là một trong những đối thủ chính của ông.
Trong thời gian lãnh đạo, bà Pelosi nỗ lực hết
sức để gánh vác trách nhiệm tại một trong những lần chính phủ đóng cửa lâu nhất
trong lịch sử nước Mỹ, và dẫn dắt Hạ Viện trong hai phiên tòa luận tội ông
Trump với cáo buộc lạm dụng quyền lực liên quan đến chính sách đối ngoại và cuộc
bạo loạn hôm 6 Tháng Giêng, 2021.
Năm nay, bà lãnh đạo Ủy Ban 6 Tháng Giêng của
Hạ Viện, với video từ hội thảo nêu bật vai trò của bà trong việc chỉ trích ông
Trump cũng như nỗ lực kêu gọi sự hỗ trợ từ Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia từ các tiểu
bang xung quanh khi vụ bạo động xảy ra.
Những lời chỉ trích thẳng thắn của bà Pelosi đối
với đảng Cộng Hòa và vị trí nổi bật khiến bà trở thành mục tiêu hàng đầu của
các màn công kích chính trị từ đảng Cộng Hòa.
Nhà lãnh đạo mới của đảng Dân Chủ tại Hạ Viện
sẽ phải chứng minh có thể giữ vững lập trường trước việc đảng Cộng Hòa tiến
hành một loạt cuộc điều tra trả đũa với chính quyền Tổng Thống Biden trong hai
năm tới.
Nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ mới phải có khả năng
phản bác một cách thẳng thắn, mạnh mẽ chống lại các mũi dùi tấn công của Cộng
Hòa, đồng thời tập trung vào việc chỉ trích những nỗ lực thiếu thiện chí để điều
tra và thậm chí luận tội giới chức hành pháp đương quyền. (MPL) [đ.d.]
No comments:
Post a Comment