Chính
phủ Hà Lan chống lại các văn phòng công an của Trung Quốc
Sven Hansen - TAZ
Vũ Ngọc
Chi chuyển ngữ
04/11/2022
https://baotiengdan.com/2022/11/04/chinh-phu-ha-lan-chong-lai-cac-van-phong-cong-an-cua-trung-quoc/
Ngoại
trưởng Hoekstra ra lệnh đóng cửa hai văn phòng công an bất hợp pháp của Trung
Quốc. Chúng được lập ra nhằm mục đích đe dọa những người bất đồng chính kiến.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/11/1-5.jpg
Công an Trung Quốc ở
gần họ hơn là họ nghĩ: Người Uigur biểu tình ở Amsterdam 2019. Nguồn: Remko de
Waal/ EPA Den Haag
BERLIN taz |
Chính phủ Hà Lan hôm thứ Ba đã yêu cầu đại sứ quán Trung Quốc đóng cửa ngay lập
tức hai văn phòng công an Trung Quốc ở Amsterdam và Rotterdam. Theo hãng tin
ANP, những chỗ này chưa bao giờ có sự chấp thuận của các nhà chức trách Hà Lan,
Bộ trưởng Ngoại giao Wopke Hoekstra cho biết. Do đó, chúng “không thể chấp nhận
được”.
Hôm thứ Tư, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bắc
Kinh đã phủ nhận sự tồn tại của các văn phòng công an Trung Quốc ở Hà Lan. Tuy
nhiên, theo Reuters, ông thừa nhận sự tồn tại của các “trung tâm dịch vụ”.
Tuần trước, truyền thông Hà Lan lần đầu tiên đưa tin về các văn phòng
công an Trung Quốc. Từ đó, chính quyền Trung Quốc cũng sẽ gây áp lực lên những
người bất đồng chính kiến tị nạn, dưới chiêu bài cung cấp các dịch vụ như cấp
giấy chứng nhận kết hôn hoặc gia hạn giấy phép lái xe.
Chính phủ Hà Lan sau đó đã công bố một cuộc điều tra, theo Bộ trưởng
Hoekstra, nhằm tìm hiểu chính xác những điều mà các văn phòng ở Hà Lan, vốn được
coi là bất hợp pháp, đang thực sự làm gì.
Sở công an hải ngoại là văn phòng cấp tỉnh
Theo tường thuật của các phương tiện truyền thông, các văn phòng đã có ở
đó từ năm 2018. Văn phòng ở Amsterdam do hai công an tỉnh Chiết Giang điều
hành. Còn văn phòng ở Rotterdam nằm trong một căn hộ và do một người lính tỉnh
Phúc Kiến chỉ huy.
Cả hai tỉnh miền đông Trung Quốc đều được biết đến với tỷ lệ người nhập
cư cao. Cũng không có gì lạ khi chính quyền Trung Quốc ở nước ngoài sử dụng các
hiệp hội đồng hương và lấy đó làm chính trị cho các tỉnh tương ứng hoặc toàn bộ
nước Cộng hòa Nhân dân. Các hiệp hội ở hải ngoại thường là tay sai của các sứ
quán.
Nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc
Vương Tịnh Du (Wang Jingyu), là người tị nạn chính trị ở Hà Lan, nói với báo
Guardian của Anh rằng, ông đã được văn phòng công an Trung Quốc ở đó liên lạc
ngay khi đến Rotterdam.
“Họ yêu cầu tôi quay trở lại Trung Quốc. Tôi cũng được bảo rằng hãy
nghĩ về cha mẹ mình”, Vương nói. Sau đó anh ấy đã bị gây áp lực qua những
tin nhắn và các cuộc gọi. Và anh đã bị dọa giết.
Tuần trước, tin tức về các đồn công an Trung Quốc như vậy đã xuất hiện ở
một số thành phố, chủ yếu ở châu Âu, bao gồm London, Glasgow, Dublin, Paris,
Madrid, Valencia, Prague, Porto và Frankfurt am Main.
Báo cáo của tổ chức Tây Ban Nha gây rúng động
Nguồn chính là một bài tường thuật của tổ chức phi chính phủ về nhân quyền
Tây Ban Nha Safeguard Defenders
vào cuối tháng Chín. Trong đó, tổ chức này đã liệt kê 54 văn phòng công an như
vậy ở 25 thành phố của 21 quốc gia, phần lớn là ở châu Âu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bênh vực các văn phòng này
vào tuần trước và bác bỏ mọi cáo buộc. Họ là những trợ thủ đắc lực trong đại dịch
khi công dân Trung Quốc không thể về nhà như thường lệ.
Các văn phòng cũng phục vụ cho việc chống tội phạm xuyên biên giới, đồng
thời tuân thủ nghiêm ngặt chủ quyền của nước sở tại.
Văn phòng công an Trung Quốc ở Frankfurt?
Tường thuật của Safeguard Defenders nêu tên một văn phòng tại Frankfurt
am Main ở Đức mà không cho biết thêm chi tiết. Tuần trước, Bộ Nội vụ Hessen
thông báo, sẽ điều tra bài tường thuật.
Theo Safeguard Defenders, lần đầu tiên Trung Quốc thành lập các văn phòng
công an như vậy ở nước ngoài vào năm 2018. Mục đích của họ là hạn chế gian lận
qua Internet và điện thoại. Nhiều kiều bào Trung Quốc bị liên lụy trong việc
này, thường là vì chính họ từng là nạn nhân của những lời hứa hão huyền và tống
tiền.
Theo Safeguard Defenders, cơ quan công an Trung Quốc khoe rằng, từ tháng
4 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022, có tổng cộng 230.000 công dân của họ đã “được
thuyết phục” quay trở lại Trung Quốc.
Điều này thường xảy ra với áp lực lớn đối với các thành viên trong gia
đình, bao gồm cả việc cấm con cái của họ hàng đến trường. Tuy nhiên, theo bài
tường thuật, các vụ lừa đảo qua Internet và điện thoại của bọn tội phạm Trung
Quốc chủ yếu đến từ 9 quốc gia, trong đó 7 quốc gia ở Đông Nam Á và miền bắc Miến
Điện và Campuchia là trung tâm, thì các văn phòng công an ở nước ngoài không tập
trung ở đó, mà chủ yếu ở châu Âu.
Giới quan sát cho rằng, việc Trung Quốc sử dụng các văn phòng trái phép
này cung cấp thêm bằng chứng, cho thấy, chính quyền Bắc Kinh, với quyền lực
chính trị và kinh tế ngày càng tăng, ngày càng ít có xu hướng tuân thủ các quy
tắc hành xử theo luật pháp quốc tế.
No comments:
Post a Comment