BTV Tiếng Dân
08/08/2019
BBC có bài phỏng vấn GS Carl Thayer về vấn đề Biển
Đông: ‘Tam giác ngoại giao Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ sẽ còn căng’. Khi
được hỏi, vụ đối đầu ở bãi Tư Chính sẽ được giải quyết ra sao, GS Thayer nhận định:
“Trung Quốc có thể bất ngờ rút tàu Hải Dương Địa
Chất 8 và các tàu hộ tống để làm cho những người ở Việt Nam ủng hộ quan hệ gần
gũi hơn với Hoa Kỳ thất bại, giống như Trung Quốc đã rút giàn khoan dầu HD-981
khỏi Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam năm 2014 để làm ‘im tiếng’ những lời
kêu gọi Thoát trung, tiến gần hơn tới Mỹ của một số thành viên của đảng“.
Đúng như nhận định của GS Thayer, Trung Quốc đã rút
tàu Hải Dương Địa Chất 8. Tối 7/8/2019, ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư tại trường Cao đẳng Hải
chiến Hoa Kỳ cho biết: “Tàu Hải dương Địa chất 8 đã kết thúc
chuyến thăm dò của mình. Giờ nó đã về Đá Chữ Thập”.
Đồ họa thể hiện
hải trình mới nhất của tàu Hải dương Địa chất 8, từ thềm lục địa
Việt Nam trở về Đá Chữ Thập. Nguồn: Twitter Ryan Martinson
Mặc dù Trung Quốc rút tàu khảo sát ra khỏi bãi Tư Chính, tàu hải cảnh
vẫn ở lại, bài trên báo Người Việt. Reuters dẫn tin từ một tổ chức
nghiên cứu ở Washington, cho biết tin trên. Ông Devin Thorne, nhà phân tích cấp
cao của Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Phòng, nói với Reuters: “Dữ liệu theo dõi
sự di chuyển của chiếc tàu khảo sát Trung Quốc cho thấy nó đã đi ra khỏi khu vực
đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào lúc này, nhưng ít nhất có hai tàu hải cảnh hộ
tống nó vẫn còn ở lại khu vực nó khảo sát“.
RFA đặt câu hỏi: Người dân nghĩ gì về căng thẳng tại Bãi Tư Chính? Một
công nhân ở Sài Gòn chia sẻ: “Vụ Bãi Tư Chính em không biết vì em không
thấy báo chí đăng gì hết. Mất nước là do lỗi của những ông lớn, những lãnh đạo
đã để Trung Quốc xâm lấn. Em là một người dân mà em có biết gì đâu. Chuyện đó để
Nhà nước lo thôi. Mình ở Việt Nam mà, họ làm như thế nào mình cũng phải chịu
thôi”.
GS Hoàng Dũng bình luận: “Tôi thấy nhiệm vụ
của chính quyền là phải thông tin cho người dân. Vừa rồi nếu nói nhẹ thì ‘chính
quyền thông tin chậm’. Nói nặng thì ‘chính quyền cố tình giấu diếm thông tin’.
Vấn đề là tại sao họ lại đưa thông tin chậm như vậy, có thể đó là theo quán tính
của cách quản lý cũ, nghĩa là họ nghĩ rằng những thông tin đó chỉ có một số người
được biết”.
***
Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Trung Quốc huấn luyện quân sự ở Hoàng Sa,
VnExpress đưa tin. Bà Lê Thị Thu Hằng phát biểu: “Như đã nhiều lần
khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định
chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với
luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc tiến hành các cuộc huấn luyện quân sự ở
Hoàng Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với
quần đảo này”.
Bà Hằng cho biết thêm: “Ngày 7/8, đại diện Bộ
Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối hành động vi phạm
nêu trên của phía Trung Quốc”. Trước đó, Trung Quốc thông báo tổ chức
hai cuộc tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong ngày 6/8
và ngày 7/8.
BBC có bài phỏng vấn GS Vũ Tường, nhà nghiên cứu
chính trị học và Đông Nam Á học, Đại học Oregon, Mỹ: Đã đến
lúc Việt Nam nên xem lại chính sách ‘Bốn không’ của mình? Ngoài
chính sách quốc phòng “ba không” mà Thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh từng nêu ra,
GS Tường cho biết “một không” nữa, đó là không kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế.
Điều này “làm cho lãnh đạo Trung Quốc càng tin là họ có thể dùng tiền để xoa
dịu các phản đối nếu có từ phía Việt nam trước chính sách của họ”.
GS Tường cho rằng: “Vấn đề là Đảng này hiện nay
thiếu lãnh đạo có tinh thần dân tộc, tầm nhìn xa, và khả năng tạo ra thay đổi
bước ngoặt. Có thể đoán được là tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục trong nhiều
năm đến khi Trung Quốc dần dần thiết lập quyền kiểm soát trên phần lớn biển
Đông”.
Báo Dân Trí đưa tin: Chiến đấu cơ diễn tập trên tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông.
Tàu sân bay hạt nhân của Mỹ USS Ronald Reagan đã cập cảng ở Manila, Philippines
từ ngày 6/8 trong khuôn khổ chuyến thăm 4 ngày. Trong quá trình di chuyển trên
Biển Đông, tàu sân bay USS Ronald Reagan đã tiến hành hoạt động diễn tập bay nhằm
thúc đẩy “hòa bình thông qua sức mạnh”, bao gồm hoạt động diễn tập triển khai
phi cơ trên tàu này.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, Philippines đóng dấu bản đồ EEZ lên hộ chiếu du khách Trung
Quốc. Ông Salvador Panelo, người phát ngôn của Tổng thống Rodrigo
Duterte, tuyên bố, Philippines sẽ đóng dấu thị thực có hình ảnh vùng đặc quyền
kinh tế (EEZ) của Phi trên Biển Đông, lên hộ chiếu của các du khách Trung Quốc.
Quy định mới này được ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. đề xuất và được thông qua
trong cuộc họp tối 5/8.
_____
Mời đọc thêm: Sự kiện bãi Tư Chính khẳng định chủ quyền Việt Nam (ĐV).
– Chuyên gia “mách” Việt Nam cách đối phó Trung Quốc trên Biển
Đông (KT). Bài phỏng vấn GS Carl Thayer: Từ vụ Bãi Tư Chính tới “bài toán” Biển Đông của ASEAN (KTĐT).
– Vụ bãi Tư Chính: Tỉnh táo đấu tranh với mưu đồ “nuốt trọn”
Biển Đông (VOV/ HQ). – Thế lưỡng nan của Việt Nam khi đối đầu với Trung Quốc ở Bãi
Tư Chính (NCQT).
– Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc huấn luyện quân sự
trái phép ở Hoàng Sa (TT). – Trao công hàm phản đối Trung Quốc huấn luyện quân sự ở Hoàng
Sa (NLĐ). – Tàu
USS Ronald Reagan đến Philippines vào lúc Biển Đông đang căng thẳng (BBC).
– Tiêm kích trên tàu sân bay Mỹ huấn luyện trên Biển Đông (VNE).
– Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đến Philippines sau khi tuần
tra Biển Đông (TT).
No comments:
Post a Comment