16/04/2019
Có
hai thái cực rõ ràng, một bên là phấn khích và vui mừng trước tin ngã bệnh vì họ
cho rằng, ông Trọng bảo thủ và thân Trung Quốc. Tuy nhiên, phía bên còn lại là
sự ưu tư, hoặc ít nhất lo lắng “lò sẽ nguội”…
Ngày 14.4, ông Chủ tịch nước – Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng bất ngờ ngã bệnh khi làm việc tại Kiên Giang, đúng vào ngày sinh nhật
lần thứ 76 của ông.
Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Việt Thắng,…
đưa tin.
Facebooker Lưu Trọng Văn, một người có chơi thân mật
với ông cựu tổng biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế cũng đã thông tin về
việc này, theo hướng xác nhận ông Trọng ngã bệnh, và đã… ổn!.
Kiên Giang đã trở
thành vùng đất dữ với Nguyễn Phú Trọng
Vùng đất dữ và hoang mang dư luận
Việc ngã bệnh tại vùng đất Kiên Giang vào đất ngày
sinh nhật là một sự trùng hợp khó tin, và nó như một điềm báo, một dấu hỏi lớn
đặt ra nhiều nghi vấn. Rõ ràng, Kiên Giang đến nay vẫn là vùng đất dữ, mặc dù bản
thân ông Trọng đang nỗ lực để giải quyết nó bằng nhiều cách khác nhau. Sự kiện
“ngã bệnh” lần này dù “ổn”, nhưng nó cũng đặt ra nhiều vấn đề có liên quan đến
chính trường Việt Nam. Trong đó, bao gồm cả việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không
đủ sức khỏe để tiếp tục điều hành công việc trong nhiệm kỳ sắp tới, trong khi
“sức khỏe” trở thành một yếu tố quan trọng để xét duyệt vị trí trong bộ máy cấp
cao. Thứ nữa, ông Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ không đủ thời gian để giải phương
trình X trước khi mãn nhiệm, nhưng nếu ông cố gắng đến hơi thở cuối cùng, thì hẳn
nhiên, tốc độ bắt giữ - truy tố từ thời điểm này về sau sẽ được đẩy nhanh hơn.
Sự kiện ngã bệnh của ông Trọng tại vùng đất dữ khiến
cho nền chính trị Việt Nam tiếp tục được thêu diệt bởi hàng loạt thuyết âm mưu,
những âm mưu đấu đá lẫn nhau bằng mọi thủ đoạn trước một sự kiện chính trị trọng
đại khác.
Ông Nguyễn Bá Thanh bỗng dưng đổ bệnh ung thư khi
ông ra T.Ư và đòi “hốt sạch, bắt sạch”.
Ông Trần Đại Quang bỗng dưng đổ bệnh lạ và chết sau
đó khi thời điểm ông Trọng đang nhóm lò, và hàng loạt những tướng tá cao cấp
trong Bộ Công an phải ra tòa.
Và nay, chính
ông Nguyễn Phú Trọng đổ bệnh trong thời điểm ông đang tiến hành những công đoạn
cuối của giải phương trình X với một thái độ “không nhân nhượng”. Sức khỏe ông Trọng hồi phục thì có thể ĐH XIII tạm được yên, nhưng nếu dữ
thì kỳ ĐH sắp tới hoàn toàn là cơn khủng hoảng của chính đảng.
Chính nền chính trị thiếu minh bạch khiến cho những
đồn đoán chính trị làm cho dư luận trở nên hoang mang. Đưa chính trị đời thường
trở thành những màn thêu dệt mang tính chất thần bí như hậu cung Trung Quốc thời
phong kiến.
Lành dữ hay kiêm chức vụ
Đến nay, ngoài thông tin “ổn” của Facebooker Lưu Trọng
Văn đưa ra, thì chưa có bất kỳ thêm thông tin nào khác.
Facebook Phạm Việt Thắng trong một thông tin cũng
cho biết, ông Nguyễn Phú Trọng “chụp não” ở Chợ Rẫy, nhưng tin này nhanh chóng
bị gỡ bỏ. Có thể, chia sẻ này liên quan đến vi phạm Điều 7 – khoản 11, điểm a
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 về, “Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp
cao của Đảng, Nhà nước.”.
Điều đó cho thấy, bệnh tình của ông Trọng rơi vào
“tai biến”, một hệ thức của đột quỵ.
Sự tai biến này cho thấy hệ quả của việc kiêm nhiệm
2 chức vụ nhằm đốt lò. Nhưng nó cũng gợi nhớ lại câu nói của ông Trọng về việc
làm ½ nhiệm kỳ, nhưng sau đó đã không thực hiện được. Và có giả thuyết đặt ra rằng,
chính phe nào đó trong nội bộ đã dồn ông Trọng phải gánh 2 chức vụ và phải theo
đuổi hết nhiệm kỳ nhằm “vắt kiệt sức” ông Trọng. Tuy nhiên, giả thuyết này khó
đứng vững, khi mà bản thân ông Trọng vẫn muốn giải quyết bài toán X, nhưng rõ
ràng sự sống chết về cả nghĩa đen lẫn bóng của ông Trọng, sẽ phụ thuộc rất nhiều
về sức khỏe ông hiện tại. Bởi sức khỏe không còn đủ, thì buộc ông phải thoái
lui chức vụ, đồng nghĩa lành ít dữ nhiều.
Xã hội phân cực?
Trong khi đó, dư luận mạng xã hội “xôn xao”, ít nhất
là có hai thái cực rõ ràng, một bên là phấn khích và vui mừng trước tin ngã bệnh
vì họ cho rằng, ông Trọng bảo thủ và thân Trung Quốc. Tuy nhiên, phía bên còn lại
là sự ưu tư, hoặc ít nhất lo lắng “lò sẽ nguội” sau tai biến (nếu có) đối với
ông Trọng, trong bối cảnh chưa có người “kế vị” chiến dịch này. Và một đánh giá
đáng chú ý là đến từ ông Trần Đình Thu, theo đó, đánh giá sự dân chủ hóa tại Việt
Nam là không thể tránh khỏi, và mối quan hệ tốt đẹp Việt – Mỹ hiện tại đến từ
chính nhận thức chủ quan về tiến trình này của ông Tổng Bí thư. Điều đó cho thấy,
thành phần quan tâm chính trị Việt Nam đã “phân cực”. Nó mở màn cho sự manh nha
các phe phái trong dư luận xã hội tương lai, giữa yếu tố độc tài và dân chủ, giữa
tham nhũng và phản tham nhũng. Và đây là điều quan trọng nhất trong sự kiện
ngày 14.4.
-----------------------------
XEM THÊM
.
No comments:
Post a Comment