Vừa rồi trên mạng xuất hiện một bộ sách có tựa đề “Nông
Đức Mạnh – Tuyển tập (1986-2011)”. Bộ sách này cỡ khổ giấy A4. Bộ này có 4 cuốn,
trong đó có 3 cuốn dày cỡ 10cm và 1 cuốn mỏng hơn, khoảng cỡ 4cm.
Nông Đức Mạnh – Tuyển
tập (1986-2011)
Bộ sách vừa xuất hiện, lập tức thiên hạ bàn tán xôn
xao. Ngồi cà phê, thằng bạn mở hình trên smartphone và chìa hình 3 tập sách ấy
cho tôi xem, hắn vừa mỉm vừa nói “Mầy xem này! Cộng Sản cho trâu đực đẻ con
nè!”. Tôi cũng cười, vì thấy hắn nói vừa đúng, vừa thâm và vừa khôi hài.
Chuyện những ông lãnh đạo đầu óc rỗng tuếch nhưng muốn
lưu danh hậu thế bằng những tác phẩm đồ sộ nên thuê người khác chấp bút đã được
nhà văn Trần Đĩnh nói hết sự thật trong tác phẩm Đèn Cù của ông rồi. Ai đọc tác
phẩm Đèn Cù thì biết ngay, nó lột tả chuyện thâm cung của mấy ông CS “kiệt xuất”
một cách trần trụi.
Nhà văn Trần Đĩnh cho biết, chính ông đã viết hồi ký
cho Hồ Chí Minh, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm… Như vậy là các vị ấy không
có khả năng viết, nhưng rồi chỉ định kẻ khác viết cho mình để vơ rằng, đó là của
mình. Mục đích là lưu lại cho hậu thế, muốn hậu thế tung hô những giá trị mà
mình vốn không hề có. Tác phẩm Nhật Ký Trong Tù của ông Hồ Chí Minh, người ta
cũng đã chứng minh rằng, đó không phải là của ông ta.
Khi thực lực không có, mà sự háo danh quá mãnh liệt
thì tất nhiên sự giả dối xuất hiện. Sự giả dối nào cũng là che dậy sự thật,
nhưng sự giả dối của người CS nó kinh khủng hơn chứ không như những sự giả dối
khác. Nghĩa là sao? Nghĩa là sự giả dối của CS nó là giả dối có tổ chức, chứ
không phải là sự giả dối có tính bộc phát để đối phó tình huống như những con
người bình thường khác.
Có đoàn tàu nào mà toa không theo đầu máy không?
Không có. Đầu tàu đi đâu, thì toa tàu theo đó (chỉ nói đoàn tàu thật chứ không
nói đoàn tàu trăm đầu của ông thủ Phúc). Trong đất nước này Chính quyền Trung
ương là dầu tàu, còn giáo dục, y tế, thể thao v.v… là những toa tàu.
Một khi đầu tàu đã trượt trên 2 thanh ray giả dối và
háo danh thì bảo sao giáo dục không như vậy được? Cho nên chuyện nâng điểm, rồi
nâng kết quả học tập của học sinh lên kiếm thành tích thi đua trong giáo dục nó
đã trở thành căn bệnh rồi, đây là bệnh duy truyền chẳng thể nào chữa được.
Hãy nhìn lại Trung Ương họ làm gì thì biết tiêu cực ở
các ngành có chữa được hay không. Thực sự Việt Nam, đất nước này hết thuốc chữa
rồi. Đâu đâu cũng thế, chứ không riêng gì giáo dục.
-----------------------------------
Vừa đến nhà một giảng viên, tiến sĩ chuyên ngành Xây
dựng Đảng. Thấy bộ Tuyển tập Nông Đức Mạnh dày cộp, còn bọc giấy bóng, tôi hỏi
mượn.
Toàn tập K. Marx và Engels, Toàn tập Lê Nin, Toàn tập
Hồ Chí Minh, tôi đều có và đọc kỹ hoặc đọc lướt qua. Chắc chắn đây là một trong
những bộ kinh điển mà người học trò vĩ đại của các nhà cộng sản tiền bối đã viết,
không thể không đọc.
– Cho tôi mượn một tháng được không?
Tôi cầm trên tay với tất cả sự nâng niu và hỏi mượn
bằng tất cả sự trân trọng. Vị tiến sĩ lắc đầu:
– Chưa được. Vì tôi đang đọc và nghiên cứu để làm đề
tài và viết chuyên đề Tư tưởng Nông Đức Mạnh.
Tôi hỏi:
– Bác Nông viết gì trong đó vậy?
Tiến sĩ nói vanh vách nội dung trong sách của Bác
Nông, mặc dù tôi thấy rõ sách chưa bóc phần bọc nhựa. Và tôi trố mắt thèm thuồng
muốn trở lại làm sinh viên và nghĩ đến hồng phúc của sinh viên sắp được học hệ
thống chuyên đề liên quan. Rồi sẽ ra đời những giáo trình: Tư tưởng Bác Nông đối
với phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Bác Hồ, Tư tưởng Bác Nông
đối với quan hệ hữu nghị Việt – Trung, Tư tưởng Bác Nông đối với phụ nữ, Tư tưởng
Bác Nông đối với thanh thiếu niên, Tư tưởng Bác Nông đối với nuôi cây gì, trồng
con gì…
Trân trọng giới thiệu sách quý cho mọi người.
*****
PHONG
CÁCH BÁC NÔNG
Vừa gọi điện hỏi ông bạn già, nguyên cựu giảng viên
dạy Triết học Mác – Lê, rằng ông đã đọc sách của Bác Nông chưa? Ông nói:
– Tao được tặng từ lâu và đọc rồi.
Tôi khen giỏi quá. Nghỉ hưu rảnh rỗi có khác.
– Ông có thể khái quát hộ tôi về phong cách Bác Nông
được không?
Ông bạn im lặng một hồi rồi hỏi lại:
– Ông tưởng phong cách chính trị giống phong cách
văn học sao?
– Ơ, phong cách nào cũng là phong cách. Bởi người viết
có trăm cái tay thì cũng chỉ có một cái đầu, thống nhất một cách tư duy và ngôn
ngữ thôi.
Tôi cãi, vì tôi cũng từng viết về chính trị học, triết
học chứ không phải chỉ là cái anh viết văn chương. Ông bạn nói:
– Sai rồi. Phong cách chính trị là phong cách… đa
phong cách. Có thể khái quát thế này. Phong cách của Bác Nông đa dạng, vừa cổ
điển vừa hiện đại, vừa Đông vừa Tây, vừa bình dân vừa bác học, vừa Kinh vừa
Tày…
Tôi sung sướng reo lên:
– Tôi hiểu rồi. Nói chung cái đầu của Bác Nông bằng
hàng trăm cái đầu cộng lại. Cho nên chẳng bài viết nào giống bài viết nào, mặc
dù cùng chung một tư tưởng đúc ra.
Ông bạn nghiêm giọng:
– Ý ông là nhiều người viết cho Bác ấy?
Tôi hoảng hốt:
– Tôi hoàn toàn không có ý ấy. Tôi chỉ muốn qua ông
với tư cách là một chuyên gia để giới thiệu cho mọi người, rằng Bác Nông là một
thiên tài với tầm văn hóa kết tinh mọi bộ óc vĩ đại của nhân loại. Cảm ơn ông!
Cuộc trao đổi này giúp tôi tự tin giới thiệu sách của
Bác Nông.
----------------------------
Ai còn chưa tin các sản phẩm sử xứ ta thời đại này
là giả dối thì tôi cho ví dụ nè:
Hầu như ai cũng biết, những bài phát biểu, đít cua,
huấn thị này nọ của mấy ông bà cầm đầu đảng hoặc chế độ là do bọn trợ lý (thư
ký, tham mưu, mưu sĩ) viết, cả nội dung cũng như lời văn, từ ngữ, cách diễn đạt…
là của chúng nó, vậy nhưng cuối cùng các ông bà lớn, ông bà nào cũng ra sách.
Mà tinh sách dày, tuyển tập, toàn tập, công trình lý
luận, v.v… để làm sách gối đầu giường cho đám không đọc bao giờ.
Người ta cố tình coi đấy như một thứ sử, một phần lịch
sử. Những tuyển tập, toàn tập Trường Chinh, Lê Duẩn, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú
Trọng… nói cho cùng, là sự giả dối, báng bổ lịch sử, coi thường những người hiểu
biết về chế độ. Sau này, đám sử nịnh lại dựa vào đấy để bịa sử, xem như lời
vàng ý ngọc của ông này bà nọ khiến sử càng trở nên giả dối, khó tin.
Chả nói đâu xa, chính bộ máy cai trị này đã từng
công khai chuyện ai là người viết điếu văn cụ Hồ, nhưng cuối cùng cứ quy tác giả
là ông Lê Duẩn. Ông Duẩn chỉ có công đọc duyệt, góp ý, thêm bớt, và đọc diễn cảm,
chứ không thể coi là tác giả của bản điếu văn đó được.
Ông Nông Đức Mạnh cũng chỉ có thể nhận bản quyền tác
giả cụm từ “trồng cây gì, nuôi con gì” chứ làm sao đòi giành bản quyền tác phẩm
với những trợ lý.
Và có một điều nữa cũng nên quan tâm: Loại sách ấy
là sự phí phạm vô bổ ngân sách quốc gia, do một cái nhà xuất bản rất vô bổ thực
hiện. Đồng tiền thuế của dân đã được ném vào những thứ tào lao, giời ơi đất hỡi
đã hơn nửa thế kỷ nay rồi.
Tôi vẫn biết, đòi phải chân thật trong một xã hội giả
dối với những kẻ cầm quyền giả dối, bộ máy cai trị giả dối là điều không tưởng,
dù vậy tôi vẫn thấy có trách nhiệm phải phăng ra.
Thông cáo.
No comments:
Post a Comment