Những người làm công tác thông tin, truyền thông, từ
thời ông Nguyễn Bắc Son, đến Trương Minh Tuấn, đều luôn trong tâm thế đứng đối
đầu với mạng xã hội, coi mạng xã hội là nơi chứa tin rác cần kìm kẹp, xử lý.
Trong khi đó, những tờ báo lá ngón, ngập ngụa tin tức độc hại, họ lại dung
túng, làm ngơ để chúng lộng hành.
Một số đồng nghiệp cũ của tôi đang phẫn nộ về một tờ
báo được xếp vào loại chuyên đếm tầng, đâm thuê chém mướn, tàn sát doanh nghiệp,
biểu hiện của kẻ đánh thuê, đánh doanh nghiệp từ chết đến bị thương, đánh cho
doanh nghiệp phải nôn tiền ra.
Họ phẫn nộ vì chỉ trong một thời gian ngắn, tờ báo
này viết hơn 40 bài, với những lời lẽ hằn học, lộng ngôn vô lối, vừa dốt nát, vừa
láo lếu, xa rời tôn chỉ, mục đích và đạo đức của người làm báo. Tất cả nhằm vào
ly sữa học đường, nhằm vào chương trình thay đổi thể trạng cho người Việt ở cấp
quốc gia.
Các đồng nghiệp cũ của tôi có thể vì cùng giới báo
chí với nhau nên không tiện nhắc tên tờ báo. Nhưng, tôi thì không ngại gì. Tờ
báo bẩn bựa, loại báo lá ngón ấy chính là báo điện tử Giáo dục Việt Nam,
website là giaoduc.net.vn.
Tờ báo ấy viết cứ như thể họ muốn phá cho bằng được,
muốn cướp cho bằng được ly sữa của hàng triệu trẻ em. Thật kinh tởm cho loại
báo chí đốn mạt, tầm thường và rẻ rúng như thế.
Trong số hơn 40 bài báo đánh đấm, bài viết hằn học,
ngu dốt điển hình mới đăng tải vài ngày trước là bài viết (tôi đính trong
comment) về việc bổ sung 14 vi chất vào sữa học đường Hà Nội.
Tóm lược lại, báo Giáo dục Việt Nam nói rằng, sữa học
đường chỉ được bổ sung 3 vi chất, gồm sắt, canxi và vitamin D theo quyết định của
Thủ tướng. Thế nhưng, nhà cung cấp sữa học đường lại tự ý bỏ thêm 14 chất khác
vào sữa. Tờ báo ấy nói rằng, ngoài ba chất yêu cầu bắt buộc theo quyết định của
Thủ tướng, thì không được phép bổ sung thêm bất kỳ chất nào khác.
Vì bài báo ấy, lập tức phụ huynh hoang mang, người
tiêu dùng hoảng sợ. Thậm chí vài facebooker và nhà báo có lịch sử đánh rồi vòi
tiền được dịp nhào vô xâu xé. Từ chỗ doanh nghiệp chấp nhận bỏ thêm tiền ra để
bổ sung 14 vi chất vào sữa, họ viết khiến người ta hoảng sợ như thể pha vào sữa
14 hoá chất độc hại. Lập tức, mạng xã hội chửi rủa nhà sản xuất đầu độc, tiêu
diệt giống nòi?
Viết báo mà dốt nát, hoặc cố tình lập lờ, gây hiểu
sai nghiêm trọng như vậy có khác gì hành vi phá hoại hay không? Về kinh tế, đó
là phá hoại doanh nghiệp. Về xã hội, đó là phá hoại miếng ăn của trẻ nhỏ. Về
chính trị, đó là phá hoại chính sách của Chính phủ.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bắt buộc
phải bổ sung 3 vi chất gồm vitamin D, sắt và canxi, chứ không có lấy nửa chữ cấm
bổ sung các loại vi chất khác. Để hoàn thiện công thức sữa, hỗ trợ hấp thụ sắt,
canxi, doanh nghiệp bổ sung 14 vi chất, tức các vitamin và khoáng chất, như
vitamin B1, B2, B5 B6, vitamin PP, iod, axit folic, vitamin A, vitamin E… Tất cả
đều có lợi cho người sử dụng.
Báo Giáo dục Việt Nam cần mở to mắt ra mà nhìn đây
là vitamin và khoáng chất, bổ sung theo công thức đã được nghiên cứu, thử nghiệm
lâm sàng ở Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thực hiện bởi các nhà khoa học. Chất lượng
sữa, lợi ích của nó với sức khoẻ người sử dụng được nghiên cứu bởi các nhà khoa
học, chứ không phụ thuộc vào sự to mồm của một tờ báo bẩn.
Sữa bò vắt ra từ bò mẹ vốn là thức ăn để nuôi bò
con. Thế nên, các nhà sản xuất sữa mới phải bổ sung thêm vitamin và khoáng chất
vào sữa để nó thành thức ăn phù hợp cho sự phát triển của cơ thể con người.
Vì sữa bò vốn là thức ăn cho bò con, mà loài bò
không cần phát triển trí não thông minh như con người, nên để phù hợp cho não
người phát triển, người ta phải bổ sung thêm iod, hay taurine. Phản đối nó thì
chắc chỉ cần như não bò?
Lẽ ra, thay vì nhe răng cắn càn, lãnh đạo báo
giaoduc.net.vn và nhóm phóng viên viết bài, phải tích cực uống sữa bổ sung iod,
hay taurine – những chất tăng cường phát triển não bộ có trong sữa học đường.
Đó là lời khuyên của tôi trong trường hợp tôi cố gắng
tin rằng báo viết ngu.
Tuy nhiên, thực tế, nhiều người đọc bài trên tờ báo
giáo dục nhưng thích đánh doanh nghiệp này lại ngửi thấy mùi đánh thuê của loài
bút máu. Một loạt các bài báo về vấn đề sữa cho trẻ trên tờ báo ấy, tôi không
tìm thấy mùi thơm của niềm mong mỏi ly sữa ngọt lành, mà chỉ thấy tanh hôi mùi
máu.
Kiếm ăn bằng việc viết ra những thứ bất chấp đạo lý,
bất chấp sự thật, kiếm ăn bằng mưu đồ đạp đổ ly sữa của hàng triệu đứa trẻ là tội
ác đấy, báo vô Giáo dục Việt Nam có biết không? Loại cướp miếng ăn của trẻ để
nhét đầy cái miệng của mình, tội ác như thế, về quê xây nhà thờ họ vài chục tỉ
đồng, chứ vài trăm tỉ đồng cũng không rửa sạch được đâu.
Có biết không?
No comments:
Post a Comment