Trường hợp Nguyễn Hữu Linh-cựu quan chức, "nựng"
cháu bé trong thang máy, bị cộng đồng đến nhà riêng cảnh cáo bằng nhiều hình thức:
dán giấy tố cáo hành vi của Linh, treo quần xì lên cổng (chưa kiểm chứng là
hình thật hay photoshop,) diễn lại hành vi "nựng" của Linh và chụp ảnh...đang
làm dấy lên một cuộc tranh luận cộng đồng nên hay không nên làm những điều đó?
Gia đình vợ con của Linh liên can hay vô can trong việc này?
Người cho rằng gia đình vợ con Linh vô can thì lên
án hành động người dân kéo đến nhà Linh. Ngược lại, người cho rằng gia đình
Linh không vô can thì ủng hộ hành động trên. Hai bên đều có những lý lẽ để bảo
vệ quan điểm của mình.
Người
cho rằng gia đình Linh vô can dùng các lý lẽ:
-Người nào làm người nấy chịu.
-Không nên gây tổn thương cho vợ con, gia đình kẻ thủ
ác vì làm vậy ta thành kẻ ác.
-Cộng sản trù dập gia đình của người đấu tranh dù
gia đình người đấu tranh không có tội, do đó ta hãy tránh làm điều tương tự.
Người
cho rằng gia đình Linh liên can dùng các lý lẽ:
-Gia đình Linh hưởng lợi từ quá trình làm quan của
Linh nên tất lẽ dĩ ngẫu phải chịu cùng tội làm sai của Linh.
-Gia đình Linh có động thái che giấu, bưng bít việc
sai của Linh nên đã liên can.
-Cho những đối tượng khác nhìn vào đó mà biết sợ, biết
chùn tay.
Đã có nhiều trường hợp kẻ hiếp dâm, quấy rối, xâm hại
tình dục là kẻ có chức quyền-không bị trừng trị đích đáng, có dấu hiệu bao che
nên vụ việc của Linh là giọt nước tràn ly, đẩy sự phẫn nộ trong cộng đồng lên đến
đỉnh điểm. Càng ngày người dân càng nhận ra công lý không được thực thi. Người
dân đã mất niềm tin vào cách xử lý của chính quyền thông qua luật pháp. Người
dân tự bộc phát xử lý kẻ thủ ác, đòi công lý theo cách của mình. Và từ xưa tới
nay, cách của dân luôn là cách khắc nghiệt nhất.
Trong văn hóa Việt Nam, ta thấy con người trong gia
đình, dòng tộc luôn có (hoặc bị) liên đới trách nhiệm lẫn nhau, chưa bao giờ
con người được coi là một cá thể độc lập kể cả khi đã trưởng thành. Lúc nhỏ thì
"con hư tại mẹ cháu hư tại bà," khi lớn thì "một người làm quan
cả họ được nhờ," nên khi làm xấu làm sai thì gia đình, cả họ cũng chịu nhiều
điều tiếng.
Chính quyền cộng sản VN thậm chí đã lợi dụng triệt để
điều này. Ta thấy, trong thời chiến tranh Bắc-Nam, người bộ đội đào ngũ bị bắt
phải đeo mo cau trước ngực ghi dòng chữ, "Thanh niên như tôi lấy ai đánh Mỹ?"
đi khắp làng. Gia đình anh ta bị gọi lên đấu tố, bêu rếu, sỉ nhục làm cho nhục
nhã không thể ngẩng mặt lên được, để làm gương!
Nếu gia đình bị ghi lý lịch thành phần địa chủ hoặc
tư sản hoặc có người theo VNCH...thì con cháu chẳng thể phát triển học hành. Lý
lich được căn ke xét tận ba đời. Sau 1975, điều này còn nặng nề hơn. Nhiều thế
hệ con cháu của những cựu sĩ quan, lính, công chức VNCH bị ghi lý lịch, không
được thi vào đại học kể cả các ngành chẳng liên quan gì đến an ninh, tình báo.
Sự trù dập khắc nghiệt đó gây khổ cho bao người.
Ta thấy người dân bây giờ đang hành động đúng kiểu
"gậy ông đập lưng ông." Chính quyền cộng sản gieo khắc nghiệt thì gặp
khắc nghiệt. Hệ quả tất yếu.
Ta có thể nhân danh sự nhân văn để chỉ trích những
người đến cổng nhà Linh dán giấy tố cáo, chụp ảnh...khuyên họ đừng làm vậy.
Nhưng ta không thể ngăn chặn điều bộc phát đó. Thậm chí ngay chính cái việc chỉ
trích cộng đồng làm điều đó "là xấu xí là không nhân văn" cũng trở
nên lố bịch bởi nó đi ngược lại cái hệ quả mà tôi đã viết ở trên.
Có những thời điểm, có những việc theo quy luật mà
ta không thể đỡ, chỉ có thể hiểu nguyên nhân và hệ quả. Nếu muốn thay đổi, muốn
cộng đồng hành xử theo hướng nhân văn thì phải thay đổi từ gốc văn hóa và phải
có một chính quyền có văn hóa.
*
*
22 giờ ·
"Những
điều trông thấy mà đau đớn lòng" là đây chứ đâu?!
Trí thức Việt vẫn nhiều người có cách nhìn và lập luận "ngây thơ" như vầy, định hướng dư luận theo hướng "ngây thơ" để tiếp tục tồn tại chứ không biết sống đúng nghĩa làm người là gì.
Trí thức Việt vẫn nhiều người có cách nhìn và lập luận "ngây thơ" như vầy, định hướng dư luận theo hướng "ngây thơ" để tiếp tục tồn tại chứ không biết sống đúng nghĩa làm người là gì.
"Rằng hay thì thật là hay, nghe ra lại thấy đắng
cay thế nào." Đúng là trong xã hội cần có cái nhìn tích cực và hướng con
người đến việc thay đổi tư duy, kềm chế các thói tính xấu, biết khen ngợi tán
dương những suy nghĩ, hành dộng đẹp để nó được nhân rộng. Nhưng đó là ở một
môi trường xã hội có điều kiện thuận lợi cho những điều ấy phát triển. Ở VN, mọi
giá trị tốt đẹp đều đã và đang bị hủy hoại do sự yếu kém trong điều hành của đảng
và chính quyền. Yếu tố con người và yếu tố nhà nước là hai yếu tố không thể
tách rời cấu thành lên một xã hội. Người dân không thể tốt hơn lên khi được dẫn
dắt bởi một chính quyền tồi.
Khi tôi viết loạt bài "Mình xấu thì mình sửa
thôi" tôi có ý muốn mỗi người chúng ta tự sửa mình để nhận biết tình hình
xã hội và cùng nhau tạo ra sự đổi thay: buộc chính quyền phải làm việc của họ,
nếu không đuổi cổ chúng nó đi. Tôi không kêu gọi mọi người sửa mình để...mong
chờ chính quyền ban ơn cho mình một môi trường tốt hơn, đó là điều bất khả và
trí trá.
"Chúng nó cũng là chúng ta" là một ngụy biện
đánh tráo khái niệm, giống như mọi người thường nói câu "dân nào chính phủ
ấy." "Dân nào chính phủ ấy, chúng nó cũng là chúng ta" chỉ đúng
khi người dân có quyền hành đuổi cổ chính phủ. Còn ở các nước độc tài thì hoàn
toàn ngược lại. Đánh tráo khái niệm là xấu, thưa trí thức.
Ký tên: Voi-người nông dân.
No comments:
Post a Comment