Antony J. Blinken - The New York Times
DCVOnline
dịch
Posted on November 10,
2017 by editor — 0
Comments
BEIJING – Trong lúc Chủ Tịch Xi Jinping (Tập Cận Bình) của Trung Quốc
đang ban phù hoa và hư danh cho người đồng nhiệm Mỹ, Tổng thống Trump, thì thật
khó để không nhìn thấy hai người lãnh đạo – và hai nước – đang đi về hai hướng
rất khác nhau.
Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump
cùng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và vợ ông, bà Peng Liyuan trong chuyến
đi thăm Tử Cấm Thành, tại Bắc Kinh. Nguồn: Doug Mills/Thời báo New York
Ông Tập kết thúc Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng trước,
như là chủ nhân ông không tranh cãi của Trung Quốc. “Tư tưởng Tập Cận Bình ” đã
được ghi vào Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc – danh dự đó chỉ dành cho 2 người
trước đây, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Bỏ tiền lệ, ông Tập cố tình không
đưa một dấu hiệu nào về một người kế nhiệm – ngụ ý rằng ông cảm thấy được khuyến
khích để tiếp tục nắm quyền sau nhiệm kỳ thứ hai. Tờ The Economist kính cẩn gọi
ông Tập bằng danh hiệu thường dành cho tổng thống Mỹ: người quyền lực nhất thế
giới.
Ông Trump đã đến Bắc Kinh vào hôm thứ Tư với mức bằng
lòng của dân chúng về việc làm của Tổng thống thấp nhất, chỉ vài giờ sau khi nhận
kết quả tồi tệ trong những cuộc bầu năm nay. Uy tín của ông đã vỡ tan trên trường
quốc tế – các cuộc thăm dò đều cho thấy lòng tin vào sự lãnh đạo của Mỹ đã giảm
sút.
Quỹ đạo của hai ông Trump và Tập khác nhau, và
trọng tâm lãnh đạo của họ cũng vậy. Trong khi ông Trump bị ám ảnh vì muốn xây
những bức tường thì ông Tập đang bận xây những nhịp cầu.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng Giêng, ông Tập
tuyên bố Trung Quốc là nước vô địch mới về tự do thương mại và toàn cầu hóa.
Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của ông Tập – với sự tài trợ từ Ngân
hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Châu Á tại Bắc Kinh – sẽ đầu tư 1 nghìn tỷ đô-la để nối
liền châu Á với châu Âu bằng một mạng lưới những con đường biển, đường bộ, đường
sắt và, vâng có cả những nhịp cầu. Trung Quốc sẽ tăng thêm nguồn tài nguyên, xuất
khẩu được năng lực công nghiệp thặng dư và chiếm vị trí chiến lược một cách hoà
bình để từ đó phô trương quyền lực.
Trong khi ông Trump tránh xa chủ nghĩa đa phương và
việc quản trị toàn cầu, ông Tập ngày càng trân trọng chúng hơn.
Chính quyền Trump đã khinh thường Liên Hiệp Quốc,
rút khỏi Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, vứt bỏ cam kết của
Mỹ với thỏa thuận khí hậu Paris, đã cố nuốt lời đối với thỏa thuận hạt nhân với
Iran. Đặt vấn đề với những liên minh cốt lõi của Mỹ ở châu Âu và châu Á, chê
bai Tổ chức Thương mại Thế giới và các thoả thuận thương mại đa quốc gia, và
tìm cách đóng cửa không nhận người di dân.
Còn ông Tập? Ông ấy đã nắm lấy vai trò lãnh đạo nghị
trình về biến đổi khí hậu, cổ vũ cho hệ thống giải quyết tranh chấp của Tổ chức
Thương mại Thế giới và tăng cổ phiếu có quyền biểu quyết của Trung Quốc tại
Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Bắc Kinh đang thúc đẩy một hiệp định
thương mại gồm các nền kinh tế lớn của châu Á cộng với Úc và New Zealand, nhưng
không có Hoa Kỳ. Trung Quốc nay là một trong những nước đóng góp hàng đầu cho
các hoạt động gìn giữ hòa bình và ngân sách của Liên Hiệp Quốc. Và ông Tập đang
quyết tâm thu hút các chuyên viên trong giới khoa học và phát minh hàng đầu thế
giới đến Trung Quốc.
Về nội vụ, ông Tập đang có những đầu tư chiến
lược để có thể cho phép Trung Quốc thống trị nền kinh tế toàn cầu của thế kỷ
21, gồm công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo – Ở đây, Eric Schmidt của
Google đã cảnh cáo, Trung Quốc đã sẵn sàng để vượt qua mặt Hoa Kỳ trong 10 năm
tới. Ông Tập hoàn toàn ủng hộ những chương trình về người máy, không gian vũ trụ,
đường sắt cao tốc, xe dùng năng lượng mới và các sản phẩm y tế tiên tiến.
Những khoản đầu tư “chiến lược” của ông Trump – vào
than đá và một nỗ lực táo bạo để đem trở lại những việc làm trong ngành sản
xuât đã mất vì sự tự động hóa – sẽ làm Hoa Kỳ trở thành nhà vô địch của nền
kinh tế thế kỷ thứ 20.
Tất cả điều này đưa Trung Quốc vào vị trí, nói cách
của ông Xi, của “một sự lựa chọn mới cho những nước khác” và là trọng tài
chính, một vai trò từ lâu đã gắn liền với Hoa Kỳ: trật tự quốc tế. Trung Quốc
có cổ phần lớn trong trật tự đó và cần một thế giới toàn cầu hoá.
Những mâu thuẫn ở trung tâm của những doanh nghiệp
Trung Quốc vẫn có thể là sự tự hủy hoại của nó. Bắc Kinh tiếp tục xây rào quanh
các ngành then chốt của nền kinh tế đối với giới đầu tư nước ngoài. TQ áp đặt
các yêu cầu khắt khe đối với các công ty nước ngoài – như đòi họ phải có đối
tác TQ, chuyển giao công nghệ và tài sản trí tuệ – là những điều kiện những nước
khác không buộc TQ phải làm khi đầu tư ở nước của họ.
Đầu tư nước ngoài của Bắc Kinh có thể vừa cưỡng chế
vừa bóc lột – dùng lao động và nhà thầu Trung Quốc thay vì những người địa
phương, để lại đằng sau những công trình tồi tệ và gây ra nạn tham nhũng.
Khả năng duy trì quỹ đạo phát triển ảnh hưởng của
Trung Quốc với thế giới của ông Tập cũng bị thách thức vì những điểm yếu trong
hệ thống quốc gia của TQ. Núi nợ. Bất bình đẳng gia tăng. Tăng trưởng chậm lại,
bị kéo xuống vì một dân số già đi, năng suất thấp hơn và các doanh nghiệp nhà
nước kém hiệu quả. Khí trời độc hại và nạn khan hiếm nước. Và một hệ thống đàn
áp có thể thu hút những kẻ cũng độc tài nhưng không phải là giấc mơ của công
dân Trung Quốc.
Nhưng những cái dở của Trung Quốc có thể không quan
trọng trong trường hợp không bị buộc phải thay thế. Tôi chưa bao giờ đánh cuộc
chống lại Hoa Kỳ, nhưng nếu chiến lược, do Trump lãnh đạo, rút lui về chủ nghĩa
dân tộc, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đơn phương và bài ngoại tiếp tục, mô hình
của Trung Quốc có thể sẽ thắng.
Thế giới không tự tổ chức. Sự lãnh đạo của Mỹ trong trật
tự thế giới sẽ thúc đẩy những tiêu chuẩn tự do và cấp tiến – dân chủ, nhân quyền,
tự do ngôn luận và lập hội, bảo vệ cho người lao động, môi trường và sở hữu trí
tuệ. Thoái vị khỏi vai trò lãnh đạo đã giữ từ Chiến tranh Thế giới II, Mỹ đương
nhiên giao vùng ảnh hưởng cho người khác để rồi họ sẽ tổ chức lại theo giá trị
của họ chứ không phải của Mỹ.
Ông Tập không mắc cở gì về việc người khác đó sẽ là
ai. Việc ông Trump nhượng đất cho Trung Quốc, trật tự quốc tế tự do định hình
thế giới ở hậu bán thế kỷ 20 có thể sẽ phải nhường chỗ cho một trật tế thế giới
mới, không tự do.
*
Tác giả Antony J. Blinken, một cựu thứ trưởng ngoại
giao trong chính quyền Obama, giám đốc điều hành của Trung tâm Penn Biden về
Ngoại giao và đồng sáng lập viên của WestExec Advisors, là một bỉnh bút đóng
góp với The New York Times.
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net
*
Nguồn: Trump Is Ceding Global Leadership to China. Antony J. Blinken,
The New York Times, NOV. 8, 2017.
-------------------------------
Bài
trước :
Posted on November
9, 2017 by editor — 1
Comment
Tom
Phillips | DCVOnline
No comments:
Post a Comment