Posted
on November 6, 2017 by editor — 1
Comment
Beijing,
Tokyo Và Washington, DC | Trà Mi
Nhưng ít nhất ông ta
lấy được chút lòng tin vì đã đến.
Nguồn:
The Economist/Peter Schrank
Đối
với những người quan tâm đến việc Hoa Kỳ bỏ bê châu Á, thì chuyến đi châu Á lần
này coi là một phần thành công. Là một người theo thói quen, Tổng thống Mỹ thường
ngủ không yên ở giường lạ. Và hiện nay, với những người bị buộc tội đầu tiên
trong cuộc điều tra của Robert Mueller về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử
đưa ông Trump lên nắm quyền, chính sách đối ngoại của ông thậm chí còn giảm ưu
tiên hơn nữa. Tuy nhiên vào ngày 3 tháng 11, ông Trump bắt đầu chuyến công du
12 ngày, chuyến đi nước ngoài dài nhất của ông trong nhiệm kỳ tổng thống và lần
đầu tiên ông đến châu Á. Sau trạm dừng ở Hawaii, ông Trump sẽ đến Nhật Bản, Nam
Hàn, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Quy tắc đầu tiên trong chính trị châu Á
là chỉ cần có mặt.
Cho đến nay, mọi việc có vẻ rất hứa hẹn. Hành động đầu tiên của ông Trump khi vừa
làm Tổng thống là rút khỏi Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một
thỏa thuận tự do thương mại giữa 12 nước – “vết thương lớn nhất tự gây ra cho ảnh
hưởng của Mỹ tronng khu vực kể từ sau chiến tranh Việt Nam”, như Michael Green
thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington nhận xét – Chưa
ai thấy kết quả của những lời đe doạ của ông Trump trong việc xây dựng rào cản
đối với hàng hoá từ các nước châu Á xuất cảng sang Mỹ nhiều hơn mua hàng hoá của
Mỹ (gần như tất cả các quốc gia Châu Á đề như thế). Ông Trump cũng không thực
hiện lời thề sẽ ngăn Nhật Bản và Nam Hàn lợi dụng những đảm bảo quốc phòng của
Mỹ, theo cách nhìn của ông.
Mối
quan hệ ngoại giao của Mỹ ở châu Á vẫn dễ bị tổn thương vì những dòng tweet của
ông Trump. Tuy nhiên, như Aaron Connelly thuộc Viện Lowy ở Sydney cho thấy, ông
Trump và những người thuộc nhóm hiếu chiến hứa hẹn một rẽ ngoặt sang chủ trương
“Mỹ đầu tiên” trong chính sách đối ngoại không cho thấy có nhiều tiến bộ lắm.
Ông Connelly cho rằng vì thiếu kinh nghiệm, và sự hiểu biết yếu kém của Tổng thống
Mỹ về mặt ngoại giao, ông dễ bị bị phân tâm và sự thất bại trong việc bổ nhiệm
người vào những vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại với những người có
kinh nghiệm (hoặc, với bất cứ ai). Do đó, chính sách về châu Á vẫn phần lớn nằm
trong tay của những người đứng giữa miệt mài với những liên minh Mỹ đã có từ
lâu. Đáng chú ý nhất là họ tin tưởng vào cách đối xử – ngăn chặn – tương tự như
của các chính quyền trước đây đối với một Bắc Hàn ngày càng quậy phá hơn. Chính
sách của Mỹ ở Châu Á đang ở chế độ tự động.
Golf và
khí đốt
Một
số nhà lãnh đạo châu Á nghĩ rằng họ biết ông Trump. Tại Nhật, Thủ tướng Shinzo
Abe dự định mọi thứ sẽ ngọt ngào và êm ả. Điều đó bắt đầu với sự tâng bốc, cái
mà ông Abe hiểu từ khi bắt đầu mối quan hệ cá nhân với Tổng thống Mỹ. Ông Trump
sẽ rất vui khi biết rằng các cửa hàng bách hóa của Tokyo đã trữ đầy những chai
rượu (đế giá trên trời) từ nhà máy rượu Virginia của ông để tôn vinh chuyến
thăm này. Tất nhiên sẽ có cả sân golf. Và ông Abe sẽ trao cho ông Trump chiến lợi
phẩm thương mại đẹp để đem về Mỹ; không những chỉ hứa mua khí đốt hoá lỏng từ Mỹ
mà ông Abe còn vận động cho một mạng lưới các trạm cuối để phân phối khắp châu
Á.
Mục
đích của ông Abe có hai mặt. Một là để ngăn ngừa thái độ thù địch của ông Trump
đối với các giao dịch thương mại đa phương làm tổn hại đến những mối quan hệ
thương mại của khu vực. Ông Abe đang đẩy mạnh việc bảo vệ TPP như một nhóm
thương mại tự do khu vực mà không có Mỹ. 11 thành viên còn lại của TPP đã họp ở
ngoại ô Tokyo ngay trước khi ông Trump đến.
Bắc
Hàn là một vấn đề rắc rối khác. Như các nhà chiến lược Nhật Bản đã nhìn thấy,
việc Bắc Hàn nhanh chóng phát triển một hoả tiễn đạn đạo xuyên lục địa có khả
năng bắn vào các thành phố của Mỹ đã khiến Mỹ lo ngại về một cuộc tấn công vào
Nhật Bản và Nam Hàn, hai nơi dễ bị tấn công nhất. Ông Abe vừa tranh cử và được
tái tín nhiệm với lời hứa hẹn sẽ chống lại nước láng giêng bất trị. Ông có thể
sẽ thúc đẩy để thay đối hiến pháp hòa bình của Nhật hầu hợp pháp hóa quân đội
Nhật Bản. Với ông Trump, ông sẽ trình bày điều này như là bằng chứng cho thấy
Nhật Bản đang làm việc đó, và đó là động lực thúc đẩy Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ về
mặt an ninh và theo đuổi sự ngăn chặn không ngừng chống lại Bắc Hàn.
Chuyến
viếng thăm Nhật bản của ông Trump có thể sẽ tốt đẹp. Nhưng tính không thể đoán
trước của ông vẫn khiến các nhà chiến lược Nhật lo ngại. Ít nhất với những tu từ,
ông Trump đã có nhiều hứa hẹn và hăm doạ khác nhau đối với Bắc Hàn, có khi thì
gợi ý rằng ông có thể giải quyết tất cả những khác biệt của mình với Kim Jong
Un qua một bữa ăn hamburger, và khi khác lại ngụ ý ông đã sẵn sàng để tung một
cuộc tấn công phủ đầu vào Bình Những. Hiện tại, thần chú của Abe là, giữ chặt lấy
ông Trump.
Moon
Jae-in (Văn Tại Dần), Tổng thống mới của Nam Hàn, có ý định theo đuổi phương
pháp tương tự, đón tiếp ông Trump như quốc khách trong một chuyến thăm chính thức
với tất cả những chi tiết cần có. Tuy nhiên, ngược với ông Abe, mối quan hệ cá
nhân của ông với ông Trump không dễ dàng. Đó là mối quan tâm của cố vấn của ông
Moon. Mặc dù không phải là người cánh tả – Ông Moon đã phục vụ trong lực lượng
đặc biệt, và kêu gọi phòng thủ mạnh hơn đối với Bắc Hàn – khuynh hướng cấp tiến
của ông Văn Tại Dần không thu hút ông Trump. Nhiều đồng bào của ông đang lo lắng
về cách nói nước đôi của tổng thống Mỹ về chiến tranh phủ đầu chống lại Bắc
Hàn, và nghĩ rằng nên để cho giới ngoại giao được nhiều cơ hội làm việc hơn nữa.
người của ông Moon đang lo ngại về những gì ông Trump có thể tuyên bố hoặc
tweet trong khi ở Nam Hàn. Trong khi đó, ông Trump đe doạ xé bỏ Hiệp định
Thương mại Tự do giữa Hoa Kỳ-Nam Hàn có từ năm năm qua làm suy yếu sự đoàn kết
mà toán cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump đã bảo đảm.
Sự
lập lờ này càng nổi bật vì Trung Quốc dường như đang cố gắng hàn gắn lại mối
quan hệ với Nam Hàn. Nhiều tháng vừa qua Trung Quốc đã đe doạ Nam Hàn vì đã cài
đặt hệ thống hoả tiễn phòng thủ THAAD của Mỹ. Thay vì chấp nhận rằng Nam Hàn cần
hệ thống đó để chống lại Bắc Hàn, Trung Quốc lại duy ngã luận rằng hệ thống hoả
tiễn đó đang nhắm vào Trung quốc. Trung Quốc đã trừng phạt Nam Hàn bằng cách tẩy
chay sản phẩm của họ và cấm người Trung Quốc đến thăm Nam Hàn.
Tuy
nhiên, chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, vừa kết thúc Đại hội đảng Cộng sản lần
thứ 19 và củng cố được quyền lực. Ngay sau đó, chính phủ của ông chuyển sang
khôi phục mối quan hệ thân thiết với Nam Hàn. Ông Tập dự định gặp ông Moon tại
Hội nghị thượng đỉnh APEC, diễn ra tại Việt Nam vào ngày 10 và 11 tháng 11. Ông
Trump cũng tham dự Hội nghị này. Ông Moon sẽ khẳng định rằng Nam Hàn hiện không
có kế hoạch mua thêm các hệ thống hoả tiễn THAAD và sẽ không tham gia bất kỳ
sáng kiến an ninh nào nhằm vào Trung Quốc. Có thể nói một cách khác là ông Tập
đang phân hoá quan hệ giữa Mỹ và Nam Hàn.
Với
chuyến ghé thăm của ông Trump ở Bắc Kinh, sự tâng bốc cũng sẽ chiếm ưu thế ở
đó. Ông Tập đã chuẩn bị tiếp đón vừa tầm một vị vua (đại sứ Trung Quốc tại
Washington gọi nó là hơn cả “chuyến viếng thăm quốc gia”). Ông Trump, dường như hợp với những
lãnh tụ độc tài và dường như kinh sợ trước quyền lực của ông Tập. Tháng trước,
ông Trump đã gọi ông Tập là “vua của Trung Quốc”.
Thực
tế, ông Tập có thể diễu ông Trump, một thời là diều hâu đối với Trung Quốc, một
phần bởi vì ông Trump đã không tỏ ra hiếu chiến trong đường lối của ông đối với
Trung Quốc. Thay vào đó, ông Trump đã làm thân với ông Tập, rõ ràng với hy vọng
rằng ông Tập sẽ làm áp lực với Bắc Hàn. Tổng thống Mỹ đã ca ngợi Trung Quốc về
việc thực thi các lệnh trừng phạt mới của LHQ cấm vận Bắc Hàn từ việc xuất cảng
hàng dệt may và hạn chế nhập cảng dầu vào xứ này. Tuy nhiên, có rất ít dấu hiệu
cho thấy Trung Quốc sẵn sàng thực hiện một bước có thể thay đổi thái độ của Bắc
Hàn đó là cắt đứt nguồn dầu khí cho quốc gia này.
Về
mặt thương mại, giới kinh doanh của Mỹ tại Trung Quốc qúa ngạc nhiên với nghị
trình sơ sài của chính quyền Mỹ trong chuyến đi. Trung Quốc sẽ thông báo về một
số khoản đầu tư năng lượng ở Texas và đảo Virgin của Mỹ. Có thể sẽ đặt mua máy
bay chở khách cùng với những khoản nhượng bộ về thẻ tín dụng của Mỹ tại Trung
Quốc – những chuyện đã được vận động từ lâu. Nhưng đây là những việc nhỏ. Thay
vào đó, phía Mỹ đem theo cả một danh sách đòi hỏi một thay đổi lớn về thương mại
với chính phủ Trung Quốc (ngừng cho các công ty Trung Quốc một “lợi thế không
công bằng”). Giới chức Mỹ, theo lệnh của ông Trump, đang tiến hành một cuộc điều
tra chính thức về các hoạt động thương mại ăn cướp của Trung Quốc, nhưng chưa
có báo cáo ít nhất trong vài tháng nữa. Không có gì ngạc nhiên khi giới lãnh đạo
Trung Quốc cho rằng mối quan hệ song phương vẫn tốt đẹp như xưa – “là phước
lành cho cả thế giới”, như tờ Nhân dân nhật báo của nhà nước Trung Quốc nhận định.
Douglas
Paal thuộc Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Thế giới cho rằng chuyến đi của ông
Trump là một cơ hội bị bỏ lỡ. Khi ông Tập đã tóm thâu quyền lực là lúc Tổng thống
Mỹ cần giải thích làm thế nào nước của ông sẽ bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Châu Á mà
không gây ra xung đột. Cuộc thảo luận này có thể liên quan đến những bất ngờ ở
bán đảo Đại Hàn, và việc tránh xung đột ở Biển Đông. Nếu một chính quyền biết
rõ đâu là những lợi ích của Mỹ thì đã không xem thường sáng kiến “Một vành đai,
Một con đường” của Trung Quốc liên kết Châu Á với Trung Đông trên đất liến, bằng
đường biển và hơn thế nữa.
Ông
Trump có thể sẽ đưa ra một tầm nhìn cạnh tranh trong những ngày sắp tới theo hướng
mà Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã đề nghị hồi tháng trước, về “một vùng mở và
tự do trong ku vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”, trong đó Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và ngay
Việt Nam sẽ giúp Mỹ chống lại việc bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.
Nhưng ý tưởng này sẽ phá sản nếu Mỹ chống lại thương mại tự do. Hơn nữa, ông
Trump đã quyết định cắt ngắn chuyến đi châu Á và vì vậy sẽ bỏ lỡ cơ hội tham dự
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Manila, cuộc họp thường niên hàng năm cho giới
lãnh đạo khu vực. Trung Quốc sẽ gửi Thủ tướng đến tham dự, nếu không phải là
ông Tập.
Bài
báo này đăng ở mục Châu Á trong ấn bản với tựa đề “Fore!” (“Xê ra!”)
©
2017 DCVOnline
Nếu
đăng lại, ông Tậpn ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net
*
Nguồn: Donald
Trump’s agenda in Asia is a mystery. The Economist, November 4, 2017.
No comments:
Post a Comment