07/11/2017
APEC
(Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương) - sẽ diễn ra
trong ít ngày tới - có thể làm nên vẻ vang gì cho giới chóp bu Hà Nội lẫn một nền
kinh tế Việt đang lao vào năm suy thoái thứ chín liên tiếp mà chỉ chực chờ vỡ nợ
ngân sách cùng khủng hoảng kinh tế?
Động cơ giấu kín
Có thể lắm, một lý do hết sức tế nhị và thầm kín mà đảng và ông Nguyễn Phú Trọng chưa bao giờ công bố: Hội nghị APEC và đặc biệt chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Mỹ Donald Trump được Việt Nam quá đỗi hy vọng sẽ có thể giúp làm nhòa nhạt ấn tượng quá xấu của cộng đồng quốc tế về Việt Nam sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” ở Berlin - một hành vi vô pháp hiếm có mà đã khiến Chính phủ Đức phải quyết định tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, cùng lúc dập tắt chút hy vọng còn sót lại của Việt Nam về khả năng Nghị viện châu Âu sẽ thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) trong ngắn hạn.
Nếu
Đức được xem là “đầu tàu” - cũng là một từ ngữ sính dùng của thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc khi vinh danh không chỉ vài ba mà cho hàng chục tỉnh thành ở Việt Nam
- của châu Âu, nước Mỹ vẫn đương nhiên được xem là đầu tàu về kinh tế của thế
giới. Nếu APEC tại Đà Nẵng được tổ chức trót lọt và nếu Mỹ có nhã ý “bắn ý” cho
Tây Âu và các nước về một số ưu ái nào đó về kinh tế cho Việt Nam, chút hy vọng
cho EVFTA mới có thể được hồi sinh.
Tuy
nhiên cho tới nay, trong lúc phía Đức chưa có dấu hiệu nào dịu bớt cơn giận dữ
khi có đầy đủ lý do để cho rằng chính thể Việt Nam đã chưa làm một việc gì để cải
thiện cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức - Việt, thì người Mỹ cũng chưa làm gì, hoặc
chẳng muốn làm gì, để giúp Việt Nam phục hồi “thể diện quốc tế”.
Thậm
chí như thể “đổ dầu vào lửa”, Trump đang tăng tốc “đòi nợ” Việt Nam.
Khi Trump “đòi nợ”…
Việt Nam đang quá muốn có được đầu tư và buôn bán thương mại nhiều hơn với các nước phương Tây, đặc biệt là được xuất siêu càng nhiều càng tốt vào Mỹ và châu Âu để hầu cân bằng với giá trị khổng lồ phải nhập siêu hàng năm từ Trung Quốc.
Những
năm trước, lượng xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ vẫn thường đạt được từ 20 - 30 tỷ
USD/năm. Vào năm cao điểm 2016, xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ lên đến hơn 30 tỷ
USD. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam tiếp tục xuất siêu đến 24 tỷ USD
vào Mỹ.
Lượng
ngoại tệ hơn ba chục tỷ USD thu lợi từ xuất siêu hàng năm sang Hoa Kỳ như thế
là vô cùng có ý nghĩa, nếu đối sánh với quốc nạn Việt Nam phải nhập siêu hơn 30
tỷ USD theo đường chính ngạch và 20 tỷ USD theo đường tiểu ngạch mỗi năm từ “đồng
chí Trung Quốc”, cộng với hàng năm Việt Nam phải nhập siêu đến khoảng 25 tỷ USD
từ Hàn Quốc.
Nhưng
Hội nghị kinh tế APEC không chỉ là là một diễn đàn về đầu tư và thương mại, mà
còn là nơi các nước “đòi nợ” lẫn nhau.
Ba
tuần trước khi Hội nghị APEC diễn ra, vào ngày 20/10/2017 đã có một cuộc gặp giữa
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng với Thứ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ David
Malpass, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 (FMM). Trong cuộc
gặp này, ông David Malpass đã dứt khoát lặp lại yêu cầu của phía Mỹ về việc Việt
Nam phải có biện pháp giải quyết tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước
ngày càng lớn.
Rõ
là thời Trump khác hẳn với thời Obama. Tín hiệu an ủi đối với giới chóp bu Hà Nội
là Trump ít quan tâm đến những vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam. Nhưng
trên phương diện kinh tế, đã có những dấu hiệu sắc nét cho thấy Trump đang rất
lưu ý đến tình trạng thâm hụt thương mại với Việt Nam.
Không
bao lâu sau khi nhậm chức, Trump đã yêu cầu các cơ quan của chính phủ phải rà
soát lại toàn bộ tình hình nhập siêu của Mỹ để sau đó đã đưa ra một quyết định
hiếm thấy: vào tháng 3/2017, Trump đã liệt Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia vừa
“gian lận thương mại” vừa “gây hại kinh tế” cho Mỹ và đe dọa sẽ có thể mạnh tay
trong chế tài.
Kết
quả của quan điểm “gây hại kinh tế” trên là trong chuyến đi Washington của Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, bất chấp món quà 8 tỷ USD giá trị thương mại
(nếu có thật) mà ông Phúc cho biết các doanh nghiệp Việt đã ký kết với giới
doanh nghiệp Mỹ, phía Việt Nam không những không nhận được tín hiệu nào về Hiệp
định song phương thương mại Việt - Mỹ, mà còn bị Trump hỏi xoáy vào vấn đề thâm
hụt thương mại. Trong phần phát biểu ngắn gọn tại cuộc gặp song phương tại Nhà
Trắng ngày 31/5/2017, Trump đã nhấn mạnh vấn đề giao thương và thâm hụt thương
mại “lớn” với Việt Nam, mà ông hy vọng sẽ “sớm được cân bằng”. Ngay trước đó, Bộ
trưởng thương mại Hoa Kỳ cũng không bỏ quên vấn đề này trong cuộc gặp với Thủ
tướng Phúc.
Một
hệ quả rất không mong đợi đối với Việt Nam là nếu Mỹ “siết” các điều kiện
thương mại như đánh thuế xuyên biên giới, dựng đứng hàng rào kiểm nghiệm chất
lượng đối với hàng hóa Việt Nam mà trước đó cá basa, tôm, gạo đã trở thành “nạn
nhân”, đồng thời ngưng trệ vô thời hạn Hiệp định thương mại song phương Việt -
Mỹ hoặc làm cho hiệp định này trở nên khó khăn hơn nhiều so với 15 năm trước
đó, giá trị xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tụt thê thảm.
Những
tín hiệu vô vọng về Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ lại có thể lan đến
việc Liên minh châu Âu xem xét Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu,
khiến hiệp định này trở nên vô vọng không kém và có thể chẳng bao giờ được
thông qua sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”, cho dù giới chức Việt Nam có cố
công đi vận động trực tiếp hoặc tìm cách “lobby hành lang” với chi phí môi giới
rất cao.
Chỉ
một tháng sau khi Chính phủ Đức tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến
lược với Việt Nam, Liên minh châu Âu đã “rút thẻ vàng” đối với hàng hải sản của
Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu. Động thái này không chỉ là lời cảnh cáo về gian
lận trong hoạt động “đánh bắt xa bờ”, mà còn có thể là một lời răn đe về chính
trị và khiến Hiệp định EVFTA rơi vào nguy cơ “thẻ đỏ” gần hơn bao giờ hết.
Hẳn
là người Mỹ và ngay cả khối Tây Âu hiền hòa dễ chịu như thế cũng không còn dễ
chơi, sau tất cả những gì mà giới cầm quyền Việt Nam đã chứng minh họ là một chế
độ tư bản thực dụng và dã man đến thế nào, nhưng lại luôn muốn duy trì ảo tưởng
về “chủ nghĩa xã hội” và bóp nghẹt các quyền căn bản của người dân chỉ với mục
đích duy trì càng lâu càng tốt đặc quyền và đặc lợi cho đảng cầm quyền này.
“Có tiếng, không có miếng”
Rất có thể, Hội nghị kinh tế APEC sẽ dành cho Việt Nam tư thế “chỉ có tiếng, không có miếng”. Có thể lại hiện ra những “hợp đồng chục tỷ đô la” giữa Việt Nam và các nước theo đúng cái cách mà hai đời thủ tướng là Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc đã mang đi ký kết với Pháp và Mỹ, nhưng cho tới giờ chẳng còn ai nghe nói gì về số phận của những bản hợp đồng quá bị nghi ngờ vì tính trung thực ấy.
Song
ngay cả “tiếng” cũng có lẽ chỉ rất khiêm tốn. Đơn giản là Đà Nẵng chỉ là một trạm
dừng để chính giới quốc tế gặp mặt nhau, chứ không vì APEC diễn ra ở Việt Nam
mà chính thể này trở nên sáng giá hơn trong mắt cộng đồng quốc tế về uy tín
chính trị và kể cả về môi trường đầu tư lẫn thương mại.
Chỉ
có một tin tức an ủi giúp “nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế”: 10
ngày trước khi APEC diễn ra, vẫn là nguồn tin từ báo chí Mỹ, trong đó có đài
VOA - chứ không phải Bộ Ngoại giao, cơ quan tuyên giáo hay báo chí nhà nước Việt
Nam - cho biết sau khi dự Hội nghị APEC ở Đà Nẵng vào hai ngày 10 và 11/11 năm
2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp ba lãnh đạo hàng đầu trong số “tứ trụ”
của Việt Nam. Nhưng “riêng cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
không có trong lịch ở thời điểm này mà chưa rõ lý do vì sao”.
3/4
của “tứ trụ”, xếp theo thứ tự về mặt đảng từ cao xuống là Nguyễn Phú Trọng, Trần
Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc.
Có
thông tin cho biết trong thời gian gần đây, mà cụ thể là sau khi Nhà Trắng phát
đi thông cáo báo chí về việc Tổng thống Trump sẽ chính thức gặp Chủ tịch nước
Trần Đại Quang tại Hà Nội, “kênh đảng” đã có một đợt vận động cấp tập để “Trump
gặp Trọng” - tương tự chiến dịch vận động được Bộ Ngoại giao Việt Nam âm thầm
xúc tiến từ khoảng giữa năm 2014 đến gần giữa năm 2015 để Tổng bí thư Trọng được
Tổng thống Mỹ tiếp đón như “nguyên thủ quốc gia” tại Phòng Bầu Dục vào tháng
7/2015.
Nhưng
vào lần này, Trump đến Việt Nam trong một hoàn cảnh cá nhân tồi tệ mà có thể
khiến ảnh hưởng tiêu cực đến các cuộc gặp với những nhân vật được xem là nguyên
thủ quốc gia chính thức và “nguyên thủ quốc gia” không chính thức ở Việt Nam.
Bởi
cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016 đã có những
tiến triển bất ngờ. Ba cựu cố vấn của tổng thống Mỹ bị khởi tố với các tội danh
âm mưu chống Hoa Kỳ, rửa tiền, khai gian, không khai báo tài khoản ở nước ngoài
và nói dối các nhà điều tra FBI hòng che giấu các mối liên hệ với các nhà trung
gian Nga. Vào lần này, mối nguy hiểm đối với ông Trump còn lớn hơn cả lần gần
nhất khi ông bị đảng Dân chủ đòi điều tra.
Trong
tâm thế ngổn ngang tơ vò như vậy, liệu Tổng thống Mỹ có thể dành toàn tâm toàn
ý cho Hội nghị APEC lần này và “tay bắt mặt mừng” với giới chóp bu Việt Nam hay
không?
No comments:
Post a Comment