Tin
trong nước
Báo Thanh Niên đưa tin: Bùng nổ quan ngại khi Trung Quốc hạ thủy ‘máy tạo đảo mạnh
nhất châu Á’. Việc Trung Quốc vừa hạ thủy một tàu nạo vét mới, được cho
là “công cụ tạo đảo mạnh nhất châu Á”, gây quan ngại rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng
nó để xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Tàu nạo vét này mang tên Thiên Côn
Hiệu, có khả năng nạo vét 6.000m3đất/giờ và đào sâu 35m dưới đáy biển.
Mời đọc thêm: Trung Quốc chạy thử tàu nạo vét khổng lồ để xây đảo nhân tạo (RFI).
– “Thẻ vàng” EU và thế khó cho hải sản xuất khẩu (SGGP).
– Hải sản Việt Nam nỗ lực trở lại “thẻ xanh” ở thị trường EU (CafeF).
– Hai nghệ sĩ, nhà thơ họ Lương với biển đảo (Phú
Yên).
Quan hệ Việt – Trung
TTXVN có bài: Hội nghị Đối thoại An ninh chiến lược cấp Thứ trưởng Việt-Trung.
Ông Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an VN,
cùng ông Đường Triều, Thứ trưởng Bộ An ninh TQ, đã chủ trì Hội nghị Đối thoại
An ninh chiến lược cấp Thứ trưởng lần thứ 3. Nội dung được biết là để đánh
giá lại kết quả hợp tác, triển khai các thỏa thuận giữa hai bên và bàn về sự hợp tác trong thời gian tới…
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình
tiếp Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc Đường Triều. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Báo Chính Phủ đưa tin: Phó Thủ tướng Thường trực tiếp Thứ trưởng Bộ An ninh Trung
Quốc. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh: “Việt Nam và Trung Quốc
có mối quan hệ truyền thống lâu đời và gắn bó do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch
Mao Trạch Đông xây dựng và vun đắp. Trong những năm qua, mối quan hệ đối tác
chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc đạt được nhiều kết quả quan trọng”.
Trang Forbes có bài: Trung Quốc và Việt Nam vĩnh viễn là “bạn bè và kẻ thù” tốt
nhất. “Bạn có biết những mối quan hệ bạn trai và bạn gái đã chia
tay, quay trở lại, rồi chia tay nữa không? Có lẽ hai người không thể sống cùng
nhau nhưng cần nhau vì một số lý do không thể thiếu. Sự lặp đi lặp lại này, mô
tả mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam – hai nước láng giềng với những mối
quan tâm chia sẻ sâu sắc, đồng thời cũng là mối ngờ vực lẫn nhau sâu đậm“.
Quan hệ Việt – Mỹ
TTXVN có bài: Ra mắt sách quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ và xử lý hậu quả chất độc
da cam. Bài báo cho biết: Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế
(CSIS) ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ vừa ra mắt sách, có tựa đề: “Từ kẻ thù
tới đối tác: Việt Nam, Hoa Kỳ và chất độc da cam” của hai tác giả TS Lê Kế
Sơn, cựu Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường Việt Nam và ông Charles R.
Bailey, cựu đại diện quỹ Ford tại Việt Nam.
Các tác giả cho biết, sẽ đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ
cùng Việt Nam xây dựng chương trình hợp tác lâu dài và toàn diện, gồm cả việc tẩy
độc sân bay Biên Hòa và trợ giúp các nạn nhân chất độc da cam.
Mời đọc thêm: Tân đại sứ Mỹ đến HN 4/11, kịp cùng TT Trump dự APEC (VOA).
Một số nguồn tin cho VOA biết, chiều thứ Bảy 4/11, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đã
tiễn ông Ted Osius rời Việt Nam sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ. Vài giờ sau đó,
Đại sứ quán dự kiến đón tân đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink. Ngay đầu tuần tới,
ông Kritenbrink sẽ trình quốc thư lên Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang,
chính thức trở thành đại sứ Mỹ ở Việt Nam.
Tin về cơn bão số 12
Báo NLĐ có bài: Thiệt hại bão số 12: 20 người chết, 17 người mất tích.
Cơn bão số 12, có tên Damrey, đổ vào phía bắc Nha Trang và các tỉnh Nam Trung Bộ,
đã gây thiệt hại hết sức nặng nề về người và tài sản.
Theo thống kê sơ bộ, đến 17 giờ ngày 4/11, cơn bão
này đã làm ít nhất 20 người chết, 17 người mất tích, gần 24.000 ngôi nhà bị hư
hỏng. Trong đó, số người chết gồm: Khánh Hoà 12 người, Bình Định 3 người, Lâm Đồng
3 người; 2 người do sự cố tàu vận tải tại Bình Định; 17 người mất tích gồm:
Bình Định 3 người, Khánh Hoà 2 người, Phú Yên 1 người.
Báo Tuổi Trẻ có phóng sự ảnh: Tan hoang đường vào tâm bão.
Khung cảnh hoang tàn của chợ Vạn Lương, TP Nha Trang
sau khi bão càn quét nhiều giờ đồng hồ – Ảnh: Nam Trần/ báo TT
Báo PLTP có bài: Thủy điện sẽ xả lũ khủng, dự báo Phú Yên ngập rất nặng. Nhà
máy Thủy điện Sông Ba Hạ của Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ và Nhà máy Thủy
điện Sông Hinh dự kiến sẽ tăng lưu lượng xả lũ, điều này làm vùng hạ du
Phú Yên có nguy cơ ngập sâu trên diện rộng.
Báo Tuổi Trẻ có bài: Mưa lớn kèm động
đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh. Được biết, vào khoảng
16h20 ngày 4/11 tại thủy điện Sông Tranh 2 đã xảy ra trận động khoảng dưới
2 độ Richter, gây rung lắc khoảng vài giây.
Mời xem clip của VTV: https://www.facebook.com/thoisuvtv/videos/1727114090655551/
Mời đọc thêm: Bão
suy yếu thành ATNĐ; mưa đặc biệt to; cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
— Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tìm kiếm nạn nhân còn mất tích,
trôi dạt (CP). – Cơn bão số 12 và những thiệt hại nặng để lại (NLĐ)
– Hàng chục tàu bị chìm, bị tấp lên bờ ở vùng biển Quy Nhơn (TN).
– Cảnh
báo khẩn cấp lũ lớn trên các sông từ Khánh Hoà – Tây Nguyên (TT).
– Sinh viên vùng rốn bão số 12 sốt ruột ngóng về quê nhà (TT).
– Đường phố thành sông, ghe “cõng” xe SH đắt tiền vượt lũ (DV).
– Đây là lúc người Đà Nẵng thể hiện mình xứng đáng đón APEC
2017!(Infonet).
– Ít nhất 19 người chết khi Bão Damrey quét qua Việt Nam (VOA).
– Damrey là bão lịch sử vào Nha Trang, 20 người chết (VNN).
– Khánh Hòa: Vạn Ninh “sốt ruột” vì 100 người mất liên lạc
trong bão (NLĐ). – Phó Thủ tướng: ‘Cần thiết điều động cả trực thăng tìm người
mất tích’(DV).
Về dự thảo luật An ninh mạng
TS Nguyễn Quang A cho biết, là luật này gần như sao
chép của Trung Quốc. Tuy nhiên, Công an Việt Nam soạn luật mà không hiểu
về không gian mạng, bởi với TQ họ làm vậy vì muốn nâng đỡ các công ty
trong nước chứ không hẳn vì vấn đề an ninh.
Cũng theo TS Nguyễn Quang A, những điều khoản mơ hồ
quy định về phản động, an ninh quốc gia … chỉ để đàn áp các tiếng nói bất đồng.
Chúng được đưa vào luật nhưng hầu như không được thực thi, mà chủ yếu để để
mang ra xử những ai họ muốn xử. Từ đó luật trở nên “khập khiễng” nên dân coi
thường. Việc ban hành luật cũng là cái cớ để an ninh xin ngân sách.
Luật Khoa có bài: Dự luật An ninh mạng: Hàng Việt Nam ‘Made in China’? Đó
là luật An ninh mạng của Việt Nam và Trung Quốc đều cùng một thuật ngữ, cùng đề
cập đến sự nguy hiểm cho chế độ; ép người sử dụng mạng cung cấp thông tin cá
nhân thực; ép người dùng và doanh nghiệp thành chỉ điểm; ép doanh nghiệp công
nghệ tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật do nhà nước ban hành; ép đơn vị liên quan
đến “thông tin quan trọng” khi mua phần cứng và phần mềm phải qua thẩm định của
chính quyền.
Đặc biệt, luật của Việt Nam yêu cầu
“doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt
Nam phải (…) có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý
dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” cũng y chang Điều 37 của Luật An ninh mạng Trung Quốc.
Blogger Hiệu Minh có bài: Google or not Gúc, Facebook or not Phây. Theo
tác giả: “Về chuyện đặt máy chủ ở Việt Nam thì nhà nước cũng không thể truy
nhập vào server của họ để theo dõi. Thế giới có tính toán đám mây, người dùng
có thể truy nhập thông tin ở mọi nơi mọi chỗ với giá thành rẻ bất ngờ. Chỗ nào
an toàn và giá thấp họ sẽ chọn. Nếu các công ty IT lớn rút đi thì không hiểu
thị trường viễn thông có còn là 10 tỷ đô đóng góp cho GDP và ảnh hưởng domino
do viễn thông mang lại cho quốc gia cũng không chỉ 10 tỷ đô la. Viettel, VNPT rải
cáp, bên chính sách rải đinh, làm sao IT vượt lên được”.
Đó cũng là ý kiến của tác giả Vũ Thạch, qua
bài: Nếu đóng Facebook, Youtube… thì sao? Tác giả
cho rằng, người dân có thể phản kháng bằng cách, đồng loạt cắt hợp đồng thuê
bao internet, không sử dụng điện thoại thông minh nữa. “Đây là cách trừng phạt
ngay các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp của gia đình các tư bản đỏ
như Viettel, FPT, VNPT. Chính những thiệt hại kinh tế ‘rất gần gũi’ này mới đủ
tác động buộc lãnh đạo VN phải rụt lại“.
Nhà báo Phạm Việt Thắng viết: “Kỷ niệm 20 năm
intenet có mặt ở Việt Nam, người ta lại bàn về dự Luật An ninh mạng, một đạo luật
thiên về cấm đoán mạng xã hội, mà nếu được thông qua sẽ đi ngược với văn minh của
nhân loại. Không lẽ, intenet ở Việt Nam sẽ là ‘mãi mãi tuổi 20’.”
LM Lê Ngọc Thanh có bài: Google vs Facebook rời, Việt Nam được hay mất cơ hội phát
triển? Theo LM Thanh, “Các nhà lãnh đạo vì độc tài, nên
sợ tiếp cận rộng rãi các công dân, do đó những thông tin trí thức họ
có được chủ yếu do các chuyên gia khép kín của họ cung cấp, mà các
chuyên gia này luôn luôn kiên định cố chấp. Tình trạng cố chấp được
bảo hộ khi nhân danh bảo vệ chế độ, nhưng bản chất là bảo vệ chính
vị trí công việc và quyền lợi của họ, rồi bảo đảm con cháu họ là
những người kế thừa”.
Ảnh minh họa: an ninh mạng đang theo dõi người sử dụng internet ở VN.
Mời đọc thêm: Thấp thỏm vì có thể không còn Facebook, Google… (LĐ).
– LS Trần Hồng Phong: Luật an ninh mạng: Đừng tự mình trói mình vào lạc hậu, lạc
lõng (BLA/ TD). – Việt Nam đã từng siết mạng, chặn facebook và cấm nói về Trường
Sa (QHQT/ TD). – Chỉ số an ninh mạng Việt Nam thấp giật mình so với thế giới (NĐT).
Nhân quyền ở Việt Nam
BBC có bài: Nghệ sĩ Kim Chi: ‘Thực thi nhân quyền ở VN là điều nguy hiểm’.
Về bộ phim tài liệu ‘Việt Nam Cần Thay Đổi’, nghệ sĩ Kim Chi cho biết: “Làm
một bộ phim như thế này ở Việt Nam là một điều nguy hiểm, vì chúng tôi không được
tự do quay phim như ở bên Mỹ. Tuy nhiên, chúng tôi cảm thấy may mắn vì được hưởng
công nghệ tuyệt vời của internet và mạng xã hội, thành ra thay vì đi tiếp xúc
trực tiếp thì chúng tôi làm qua mạng“.
Bà cũng cho biết, khi bà cùng cộng sự thực hiện bộ
phim tại Việt Nam thì “chúng tôi lại bị đặt vào vòng nguy hiểm. Đó là nỗi
đau và cũng là điều nguy hiểm khi chúng tôi thực hiện quyền con người được viết
ra trong hiến pháp Việt Nam tại chính đất nước mình. Thách thức khác nữa là
chúng tôi bị rình rập, bị theo đuôi, bị tấn công theo kiểu bạo hành lẫn tấn
công qua máy móc, virus…”
Chính thức bỏ sổ hộ khẩu
Báo Chính phủ có bài: Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu. Như vậy là Chính phủ
của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức “bãi bỏ hình thức quản lý dân
cư đăng ký thường trú bằng ‘Sổ hộ khẩu’ và thay thế bằng hình thức quản lý
thông qua mã số định danh cá nhân“. Đây chắc chắn là thông tin được tất cả
người dân mong đợi.
Một số nội dung khác cũng được Chính phủ thay thế hoặc
bãi bỏ, như: Thay thế bản khai nhân khẩu (HK01), phiếu báo thay đổi hộ khẩu
nhân khẩu (HK02). Bỏ “Giấy chuyển hộ khẩu (HK07)”, bỏ “Sổ tạm
trú”, xóa đăng ký thường trú, … Mời xem toàn văn Nghị quyết 112/NQ-CP của
Chính phủ: Nghị Quyết 112
Mời đọc thêm: Chính phủ đồng ý bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký bằng sổ
hộ khẩu (TTXVN). – Chính
phủ đã “quyết” bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (NLĐ). – Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu,
sổ tạm trú (PLTP). – Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân
— Chính phủ quyết bỏ hộ khẩu: ‘Ơn giời, ngày đó đến rồi!’ (TT).
– Việt Nam bãi bỏ chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (VOA).
Vụ xây biệt thư tại Sơn Trà
Báo VietNamNet đưa tin: Phó CT quận bị kỷ luật vụ 40 móng biệt thự trái phép ở Sơn
Trà. Liên quan đến vụ việc 40 móng biệt thự không phép được xây dựng trên
bán đảo Sơn Trà, UBKT Thành ủy Đà Nẵng đã quyết định kỷ luật “cảnh cáo”
ông Nguyễn Thành Nam, Phó chủ tịch quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng, do ông Nam
đã “thiếu chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân có liên quan trong
việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm về xây dựng không có giấy
phép tại dự án Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa, dự án Tổ hợp khách sạn và
căn hộ Central Coast“.
UBKT Thành ủy Đà Nẵng kết luận: “Vi phạm của ông
Nguyễn Thành Nam là nghiêm trọng, đã ảnh hưởng xấu đến hiệu lực, hiệu quả công
tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, gây bức xúc trong dư luận xã hội”.
Ông Ngyễn Thành Nam. Ảnh: VOV
Mời đọc thêm: Phó Chủ tịch quận bị kỷ luật vụ 40 nền móng biệt thự ở Sơn
Trà (TP). – Cảnh
cáo Phó Chủ tịch quận vụ 40 móng biệt thự không phép ở Sơn Trà (DV).
Ai nuốt rừng ở Yên Bái?
Báo Lao Động có bài phóng sự điều tra: Yên Bái – khi đàn cá tầm nuốt các cánh rừng. Năm nào
cũng vậy, cứ đến mùa mưa bão là Yên Bãi lại xảy ra lũ, làm thiệt mạng nhiều người,
cùng rất nhiều nhà cửa, tài sản của dân bị cuốn trôi. Nguyên nhân chính là việc
phá rừng một cách tàn khốc, mà các lãnh đạo tỉnh Yên Bái phải là người chịu
trách nhiệm.
Những kẻ muốn phá rừng lấy gỗ quý đã rất tinh vi khi
hợp pháp cho doanh nghiệp thực hiện dự án nuôi cá tầm. Mặc dù biết nuôi cá tầm
sẽ lỗ, nhưng chính quyền tỉnh Yên Bái vẫn cấp phép cho doanh nghiệp thực hiện,
mục đích là để “ôm” lấy những khu rừng có gỗ quý để khai thác.
Công ty nuôi cá tầm này có tên “T và T”, của ông chủ Ngô
Ngọc Tuấn, cố Chủ tịch HĐND, kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái, là người
đã bị bắn chết cùng với ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy, và Đỗ Cường
Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, trong vụ án chấn động cả nước
mà người dân gọi vụ “Tiếng súng Yên Bái“.
Tác giả viết: “Đàn cá tầm nuốt chửng cả trăm
héc-ta rừng phòng hộ đầu nguồn mà nhiều thế hệ người Thượng Bằng La đã gìn giữ.
Bất chấp dân thôn và cán bộ đắng lòng kêu cứu: Cái miệng cá tầm vẫn há ra và
ngáp một cái mất mênh mông rừng già. Rừng bị đối xử vô cảm, thiếu hiểu biết như
vậy, rừng không bị phá mới là chuyện lạ. Rừng nắm giữ bí ẩn của bao thảm họa
thiên nhiên, rừng bị cạo trọc, loài người không bị giết chóc vì thiên nhiên cuồng
nộ ‘trả vố’ mới là chuyện lạ. Biết làm sao để cán bộ ở Yên Bái tỉnh ngộ rồi thật
sự ra quân bảo vệ rừng bây giờ?”
Môi trường biển bị hủy hoại
Trang Dân Việt có bài: Biển xâm thực, ngàn hộ dân lo mất đất sản xuất. Vùng
biển ở khu vực xã Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An do không có đê chắn sóng, tình trạng xâm thực bờ biển ở khu vực này rất
nghiêm trọng, diễn ra với tốc độ nhanh, khiến nhiều hộ dânnơi đây luôn sống
trong cảnh thấp thỏm, lo lắng.
“Lãnh đạo xã này lo lắng, nếu không có biện pháp
khắc phục kịp thời, bão tiếp tục đổ bộ vào thì nguy cơ toàn bộ diện tích rừng
phòng hộ nơi đây sẽ bị ‘xóa sổ’ hoàn toàn, nước biển tràn vào sẽ hủy hoại những
cánh đồng rau cao sản của người dân xã Quỳnh Lương“.
Báo Nhà Quản Lý có bài: Tại sao cứ phải mang bùn thải ra biển để nhận chìm? Bài
báo cho biết, hạng mục nạo vét duy tu luồng biển và luồng sông tại các dự án là
“dễ ăn nhất”, vận chuyển chất thải càng xa càng nhiều tiền. Tuy nhiên, quy hoạch
đổ chất thải ở xa nhưng đơn vị thi công hạng mục này lại đổ lén khắp nơi mà
không để lại tang chứng.
Chẳng hạn như Dự án luồng Hòn Gai – Cái Lân: “Để
được nạo vét công trình 12 tỷ đồng Công ty Tân Việt (Hải Phòng) phải hối lộ
1,2 tỷ đồng cho nguyên trưởng phòng Kế hoạch Thị trường (Tổng Công ty xây
dựng đường thủy) và Giám đốc Ban quản lý Ban điều hành dự án nạo vét phía Bắc. Trong
quá trình thi công, Công ty Tân Việt đã đổ bùn thải không đúng ở phao số 0 để
chiếm đoạt của Nhà nước 7,8 tỷ đồng/ giá trị công trình là 12 tỷ đồng“.
Phủ chúa của ai?
Báo NLĐ có bài: Sự thật bất ngờ về “phủ chúa” lộng lẫy ở xứ Thanh.
Được biết, người sở hữu “phủ chúa” mà cư dân mạng đưa tin trước đó, là ông Vũ
Đức Nhiệm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bình Minh, chủ đầu tư dự
án dân cư An Phú Hưng.
Một vị lãnh đạo UBND TP Thanh Hóa, cho biết: “Đây
là khu dân cư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Thanh Hóa cho thuê đất để xây dựng
khu dân cư. Qua kiểm tra quy hoạch thì thấy chủ sở hữu đã xây nhà đúng theo vị
trí đất đã được điều chỉnh quy hoạch. Họ có tiền thì họ xây, chuyện đó là bình
thường”. Còn ông Nhiệm thì nói: “Có tiền xây nhà để ở cũng bị
đưa ra soi mói, bàn tán. Tôi cảm thấy rất buồn”.
Mời đọc thêm: Thanh Hóa: Thực hư về “phủ chúa” nguy nga ở xứ Thanh (DT).
Vụ “vừa đá bóng vừa thổi còi”
Báo Lao Động có bài: NSND Lê Tiến Thọ xin rút tên khỏi giải thưởng của Hội nghệ
sĩ sân khấu. Ông Lê Tiến Thọ, là người “vừa đá bóng vừa thổi còi” khi ông là Chủ tịch Hội
nghệ sĩ sân khấu, kiêm Chủ tịch hội đồng nghệ thuật, để tự chấm đến ba giải cao
nhất cho mình. Ông Thọ đã có đơn gửi Ban thường vụ Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt
Nam, xin “rút tên khỏi giải thưởng tác phẩm sân khấu năm 2016”
Được biết, trước đó, trong cuộc thi “Nhiếp ảnh
nghệ thuật đồng hành cùng đất nước 30 năm đổi mới”, ông Vũ Quốc Khánh là Chủ tịch
Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, kiêm Chủ tịch Hội
đồng thẩm định, cũng đã “cùng lúc giành 1 giải A và 1 giải C chung cuộc. Do phản
ứng của dư luận, ngày 21/3, ông Khánh đã gửi thư ngỏ xin tự rút 2 giải thưởng
trong triển lãm”.
Mời đọc thêm: Chủ
tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu xin rút giải thưởng (DV). – NSND
Lê Tiến Thọ rút tên khỏi giải thưởng sân khấu 2016 (ND).
Sân chơi trẻ em
Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần: Từ bản chất tự do của con người. Sân chơi trẻ em
đang đối mặt với những thách thức chưa từng có: “Yêu cầu về đất đai cho các
mục đích của người lớn, những thủ tục quan liêu rắc rối về sức khỏe và an toàn,
giá đất ngày càng cao, và mỗi đô thị giờ thực ra không gì khác ngoài một cỗ máy
kiếm tiền khổng lồ“.
Khi sân chơi trẻ em trở thành một thứ cộng thêm xa xỉ,
thì đó sẽ là một thất bại của cả loài người. Tác giả viết: “Với tốc độ đô thị
hóa này, sân chơi trẻ em đã trở thành một câu hỏi mang tính định nghĩa con người
chúng ta. Những thành phố ngột ngạt chúng ta đang xây lên là để làm gì và cho
ai? Đó là câu hỏi chắc chắn mang tới hoài niệm và băn khoăn cho không ít người“.
Tin
quốc tế
Tình hình châu Á
BBC có bài: Tổng thống
Trump sẽ dự Thượng Đỉnh Đông Á. Dẫn nguồn từ CNN, ông Donald Trump nói
với các phóng viên ở Nhà Trắng rằng ông sẽ lưu lại Philippines thêm một ngày,
cho tới ngày 14/11/2107 và sẽ dự Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Được biết, Thượng đỉnh
Đông Á gồm 18 nước, trong đó có 10 nước ASEAN, cùng với Úc, Trung Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.
Về chương trình phát triển vũ khí Hạt nhân: Bắc Triều Tiên dứt khoát không thương lượng.
RFI dẫn nguồn từ hãng tin KCNA của Bắc Triều Tiên, nói rằng: “Hoa Kỳ
nên bỏ đi ý tưởng vô lý là Bình Nhưỡng sẽ lùi bước trước các biện pháp trừng phạt
của quốc tế và sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân. KCNA khẳng định là Bắc Triều Tiên đã
đi đến giai đoạn cuối cùng của khả năng răn đe hạt nhân”.
RFI có bài điểm báo về một cuộc chiến với Bắc
Hàn: Bom nguyên tử: Hiểm họa tái hiện. Theo tạp chí
L’Express, “sự trở lại của mối đe dọa hạt nhân là ‘triệu chứng của việc
thế giới đang thiếu lãnh đạo’ cũng như là ‘sự minh họa của việc quốc tế đang
lâm vào tình trạng đại lệch lạc’.”
Liên quan đến khủng hoảng Rohingya, RFI đưa
tin: Quốc Hội Mỹ chuẩn bị trừng phạt quân đội Miến Điện. Thượng
nghị sĩ John McCain được dẫn lời, nói: “Luật pháp của chúng ta phải buộc
các lãnh đạo quân sự cao cấp phải trả giá – những kẻ chịu trách nhiệm về các vụ
thảm sát người vô tội, khiến người dân phải di tản”.
Mời đọc thêm: Tổng thống
Trump lên đường thăm châu Á(BBC). – Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi đầu chuyến công du châu Á –– Trump kéo dài chuyến công du để dự thượng đỉnh Đông Á (RFI).
– Trump: Thế giới hết kiên nhẫn với Triều Tiên (VOA).
– Oanh tạc cơ B-1B của Mỹ tập trận trên bán đảo Triều Tiên (RFI).
– Bất chấp Trung Quốc, Tổng thống Đài Loan thăm đảo Guam (VOA).
Tin nước Mỹ
VOA có bài: NYT: Phụ tá tranh cử của Trump có gặp các quan chức Nga hồi
2016. Theo báo New York Times, lời khai chứng của ông Carter Page, cố vấn
chính sách đối ngoại cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump, trước
một ủy ban Quốc hội Hoa Kỳ, cho biết, ông “đã gặp gỡ các quan chức
chính phủ Nga vào năm ngoái”.
Giới hạn việc người nước ngoài mua các công ty Mỹ: Lập pháp Mỹ muốn siết chặt đầu tư nước ngoài. VOA cho
biết, “Thượng nghị sĩ John Cornyn, một thành viên trong giới lãnh đạo đảng
Cộng hòa, sẽ đệ trình một dự luật nới rộng quyền hạn của chính phủ bằng cách củng
cố Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) để ngăn chặn việc người nước ngoài
mua các công ty Mỹ”.
Biến đổi khí hậu: Báo cáo của Mỹ khẳng định sự tăng nhiệt toàn cầu do con người
gây ra. VOA cho biết, “một báo cáo đồ sộ của Mỹ kết luận rằng bằng
chứng về sự tăng nhiệt toàn cầu là mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trái ngược với luận
điểm mà các quan chức hàng đầu của chính quyền Trump hay nêu ra”. Báo
cáo cũng cho biết, “Kể từ năm 1900, Trái đất đã tăng 1 độ C và mực nước
biển đã tăng hơn 20 cm. Những đợt nóng, những trận mưa xối xả và cháy rừng đã
trở nên thường xuyên”. Biến đổi Khí hậu: Báo cáo Mỹ khẳng định “tác nhân chính” là con
người (RFI).
Châu Âu, Trung Đông
Liên quan khủng hoảng Catalonia: Tây Ban Nha
phát lệnh bắt giữ ông Puigdemont. BBC cho biết, “một thẩm phán
Tây Ban Nha đã ban hành lệnh bắt giữ trên toàn châu Âu (EAW) đối với ông Carles
Puigdemont, lãnh đạo vùng Catalonia đã bị cách chức, cùng bốn đồng minh của
ông, tất cả đều đã tới Bỉ”.
VOA đưa tin: Cựu lãnh đạo Catalonia nói sẽ chấp hành trát bắt giữ của Tây
Ban Nha. Ông Carlos Puigdemont, nói trên Twitter hôm thứ Bảy: “Chúng
tôi sẵn sàng hợp tác đầy đủ với công lý của Bỉ theo sau trát bắt giữ ở Châu Âu
do Tây Ban Nha phát đi”.
BBC có bài: ‘Nhiều
người Nga còn lưu luyến Liên Xô’. Một nhà báo từ Ban Tiếng Nga, thuộc
World Service nói về Gorbachev: “Tôi có thể nói là dư luận ở Nga về
Gorbachev hoàn toàn tiêu cực, không phải là về chủ nghĩa cộng sản, phần lớn người
ta không còn quan tâm tới chủ nghĩa cộng sản nữa. Nhưng người ta rất
quan tâm tới ‘Đế chế’, sự sụp đổ của đế chế là quan trọng đối với họ. Và họ
nghĩ rằng Gorbachev là người có tội gây ra điều đó”.
Về cuộc chiến ở Afghanistan: Tòa án Hình sự Quốc tế đòi điều tra tội ác chiến
tranh. RFI cho biết: “Về cáo buộc tội phạm ở Afghanistan, công
tố viên Fatou Bensouda đã đưa ra những kết quả bước đầu của cuộc điều tra sơ khởi,
và nay bà tin rằng có thể tìm được đầy đủ bằng chứng để khởi tố”.
Mời đọc thêm: Tây Ban Nha phát lệnh bắt giữ châu Âu đối với chủ tịch
Catalunya bị truất phế (RFI). – Thủ tướng Lebanon từ chức, nói mình bị nhắm mục tiêu ám sát(VOA).
---------------------------------------
Bài
Mới Nhất
05/11/2017
05/11/2017
05/11/2017
05/11/2017
05/11/2017
04/11/2017
04/11/2017
04/11/2017
04/11/2017
04/11/2017
No comments:
Post a Comment