Nhà văn không phải là nhà báo. Nhà văn là nhà tư tưởng, nhà chính trị
(Tham luận tại đại hội VIII, hội Nhà Văn Việt Nam)
PHẠM ĐÌNH TRỌNG
9:49 chiều ngày 01/08/2010
http://nguyentrongtao.org/nha-van-khong-ph%E1%BA%A3i-la-nha-bao.xml
.
Văn chương và báo chí, văn chương và chính trị, đó là hai vấn đề tôi đề cập trong tham luận này.
Đối chiếu văn chương với báo chí, tôi muốn liên hệ đến việc kết nạp hội viên của hội Nhà Văn chúng ta thời gian qua.
Đề cập đến văn chương và chính trị, tôi nghĩ đến trách nhiệm công dân và tư cách chính trị của nhà văn trước những vấn đề đang đặt ra với dân tộc, với nhân dân, với đất nước.
I. NHÌN NHẬN ĐỘI NGŨ NHÀ VĂN VIỆT
Với gần một ngàn hội viên hội Nhà Văn Việt
.
1. Những trang văn của số phận con người
Bằng nỗi trắc ẩn nhân văn, các nhà văn đã đồng cảm, chia sẻ với số phận con người, số phận nhân dân hiện thân trong số phận nhân vật của tác phẩm. Bằng cảm hứng nghệ sĩ, nhà văn đã truyền được sự đồng cảm, chia sẻ đến người đọc, đưa người đọc vào khám phá thế giới tâm hồn, phát hiện đời sống tâm lí tính cách nhân vật. Đó là những trang văn tạo nên vóc dáng, hồn cốt của một nền văn học, tạo nên gương mặt những nhà văn đích thực .
2. Những trang văn dồn dập sự việc và xôn xao những con người của một thời đất nước đầy biến động
Bằng sự từng trải, bằng sự nhập cuộc đồng hành cùng nhân dân, những người đã đi qua trận bão táp cách mạng và chiến tranh khốc liệt vừa qua cầm bút viết về những cuộc đời ở tâm bão táp, những cuộc đời làm nên bão táp cách mạng và chiến tranh. Những trang văn dồn dập sự việc, gay cấn tình huống, éo le cảnh ngộ, những trang văn chỉ có sự việc với những con – người – sự – việc, con người bị chìm lấp trong sự việc! Tác phẩm xây dựng bằng sự việc và những trang văn chỉ thông tin sự việc, không có con người với sức sống nội tâm, với chiều sâu tâm lí tính cách, vì thế chưa có nhân vật văn học. Tác phẩm chưa có nhân vật văn học thì chưa phải là tác phẩm văn học.
.
II. VĂN CHƯƠNG VÀ BÁO CHÍ
Cùng dùng chữ nghĩa diễn đạt, trình bày một vấn đề, kể về một cuộc đời, một biến cố, một giai đọan lịch sử, sản phẩm của nhà văn và nhà báo đều là những tác phẩm được xuất bản thành sách. Nhưng chữ nghĩa của nhà văn và chữ nghĩa của nhà báo có âm hưởng ngữ nghĩa khác nhau. Sức chuyển tải và đích hướng tới của chữ nghĩa nhà văn cũng khác chữ nghĩa nhà báo.
.
1. Nhà báo
Nhà báo kể lại những sự việc xã hội, những sự việc về sự kiện, những sự việc về con người. Nhà báo xây dựng tác phẩm bằng cốt truyện sự việc. Nhân vật trong tác phẩm báo chí cũng là nhân vật sự việc.
Một chiến sĩ tình báo họat động trong lòng địch phải vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, hiểm nguy, phải đấu trí, đấu não căng thẳng gay cấn từng giây từng phút, phải sống khác thường trong vẻ ngòai bình thường. Câu chuyện về người chiến sĩ tình báo ấy kéo dài qua nhiều năm, từ lúc xâm nhập vào hàng ngũ địch trước chiến tranh đến lúc cuộc chiến ngã ngũ, từ lúc người chiến sĩ chiến đấu đơn độc giữa kẻ thù đến lúc trở về giữa đồng đội. Dung nạp một câu chuyện bề bộn sự việc như vậy phải năm, bảy trăm trang sách. Năm, bảy trăm trang sách viết về một nhân vật nhưng nhận vật ấy chỉ có cốt truyện sự việc, không có cốt truyện tâm lí tính cách, sự việc làm chủ, sai khiến nhân vật thì đó vẫn là nhân vật của sự việc, nhân vật của báo chí. Không có đời sống tâm lí tính cách, nhân vật dù có lí lịch dày dặn, có cuộc đời truân chuyên thì vẫn chỉ là nhân vật của anh hùng ca, hành động theo lí tưởng cao cả của cộng đồng. Nhân vật không có đời sống riêng của con người cá nhân, không phải là nhân vật của văn học và tác phẩm năm, bảy trăm trang sách đó vẫn là tác phẩm báo chí!
Nhà báo Úc nổi tiếng thế giới
.
2. Nhà văn
Tác phẩm văn chương đích thực phải có hai phẩm chất:
Một. Trang viết phải có văn.
Người không có văn viết bằng mắt thấy: Con cóc trong hang – Con cóc nhảy ra – Con cóc nhảy ra – Con cóc ngồi đấy – Con cóc ngồi đấy – Con cóc nhảy đi! Viết bằng mắt là thấy gì viết nấy. Sự việc chỉ là sự việc, thô thiển, tầm thường, tênh hênh, nhạt nhẽo!
Người có văn viết bằng cảm nhận. Qua cái cảm, qua cái hồn của người có văn, sự vật trở nên lung linh, có hồn, có sức sống, có sức gợi, có sức lay động, níu giữ người đọc và có sức bùng nổ trong tình cảm, trong thẩm mĩ người đọc. Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội – Những phố dài xao xác hơi may – Người ra đi đầu không ngỏanh lại – Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy! (Nguyễn Đình Thi) Dãy phố. Ngọc gió heo may. Nắng xiên. Lá rụng. Chỉ là những sự vật bình thường, quen thuộc hàng ngày, bằng mắt thường ai cũng thấy và dửng dưng bỏ qua! Chỉ đến khi nhà văn không nhìn bằng mắt mà nhìn bằng cảm, những sự vật bình thường kia bỗng lung linh lay động, bỗng rạo rực bâng khuâng và buổi sớm người lính Hà Nội lặng lẽ chia tay với đường phố thủ đô, chia tay với những phố dài, chia tay với hơi may, chia tay với thềm nắng bỗng xao xác cả đất trời, xao xác cả cõi lòng! Đấy là văn!
Hai. Tác phẩm văn học phải có cốt truyện tâm lí tính cách
Nhà báo xây dựng tác phẩm bằng cốt truyện sự việc. Nhà văn xây dựng tác phẩm bằng cốt truyện tâm lí tính cách.
Nhà báo coi sự việc, coi cốt truyện sự việc là mục đích cuối cùng, nhân vật chỉ là công cụ thực hiện sự việc. Ngược lại, nhà văn coi nhân vật, số phận nhân vật là mục đích hướng tới. Sự việc chỉ để nhân vật bộc lộ tâm lí tính cách, chỉ là phương tiện để khám phá thế giới nội tâm, khám phá con người cá thể ở nhân vật, sự việc chỉ là chất xúc tác, là tác động của hòan cảnh để nhân vật bộc lộ tâm lí tính cách, bộc lộ con người cá nhân.
Nhân vật không có đời sống tâm lí tính cách, không có sức sống bên trong, không có khao khát khắc khỏai cá nhân, chỉ có lí tưởng cao cả của cộng đồng và nhân vật hành động hòan tòan theo lí tưởng cộng đồng, hành động theo niềm tin và gửi gắm của cộng đồng, đó là nhân vật của anh hùng ca, không phải là nhân vật của văn học hiện đại. Không có nhân vật văn học thì không có tác phẩm văn học. Nhiều khi hình hài con người cơ thể của nhân vật văn học rất mờ nhạt nhưng đời sống tâm lí tính cách cứ hiển hiện lồ lộ. Đó chính là hình hài, chân dung của nhân vật văn học. Nhiều tác phẩm văn học có kết cấu hòan tòan dựa vào mạch nội tâm, dựa vào đời sống tính cách nhân vật như tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Những tác phẩm văn học đó sẽ còn mãi với thời gian.
.
3. Kết nạp hội viên hội Nhà Văn Việt Nam
Nhìn nhận, phân định nhà văn, nhà báo để thấy rằng: Ngòai sách khoa học, sách chính trị, sách kinh tế thuộc khoa học duy lí không xét ở đây, riêng sách xã hội nhân văn viết về con người, viết về thân phận con người trong biến động xã hội vẫn được coi là sách văn học nhưng không phải tất cả đều là sách văn học. Có tác phẩm thực sự là văn học. Có tác phẩm hình thức là văn học nhưng hàm lượng văn học rất thấp, hoặc không có!
Việc xem xét kết nạp hội viên hội Nhà Văn Việt Nam, theo tiên chuẩn: Có hai tác phẩm được xuất bản và theo qui trình hai bước. Bước một: Hội đồng chuyên ngành xem xét, biểu quyết, trình lên Ban Chấp hành. Bước hai: Ban Chấp hành xem xét, biểu quyết và ra quyết định kết nạp.
Trước đây tất cả các sản phẩm xuất bản đều do nhà xuất bản in ấn và phát hành. Sách phải được người đọc chấp nhận và uy tín nhà xuất bản phải được coi trọng nên các nhà xuất bản sách văn học đều có ban biên tập là các nhà văn có nghề thẩm định, chọn lọc bản thảo. Vì thế sách được xuất bản như đều đã được đóng dấu OTK về chất lượng và người viết có hai tác phẩm được xuất bản rất đáng tin cậy về năng lực ngòi bút. Ngày nay, nhà xuất bản chỉ thẩm định về chính trị, bản thảo không có sai phạm về chính trị đều được cấp giấy phép xuất bản. Mọi người đều có thể xin giấy phép nhà xuất bản rồi bỏ tiền ra tự in sách, tự phát hành. Với cung cách đó, tiêu chuẩn phải có hai tác phẩm, hoặc hai mươi tác phẩm được xuất bản đi nữa cũng không còn đáng tin cậy về năng lực ngòi bút nữa! Năng lực văn học của người vào hội Nhà Văn chỉ còn trông cậy vào hai bước qui trình xem xét!
Tiêu chuẩn qui định là lí tính đã không còn tin cậy được nữa! Mà qui trình xem xét lại hòan toàn cảm tính! Các nhà văn đều tình cảm dạt dào, xúc động mạnh mẽ, cảm tính lấn át! Đấy là nguyên cớ của hiện tượng những năm gần đây những cuộc vận động hành lang trước cánh cửa hội Nhà Văn Việt Nam trở nên rầm rộ, sôi nổi, đôn đáo, ráo riết, quyết liệt! Cuộc vận động hành lang này cho thấy: Những ngòi bút nghèo nàn giá trị, thiểu năng văn chương thì rất cần có cái danh hội viên hội Nhà Văn Việt Nam làm bảo chứng nên họ đôn đáo vận động được vào hội Nhà Văn bằng mọi giá. Còn những người đã được bảo chứng bằng những tác phẩm văn chương thực sự, dù chưa phải hội viên hội Nhà Văn Việt Nam, họ vẫn đã và đang thể hiện tư cách nhà văn trên trang viết, họ không thể đua tranh cùng những người thiểu năng văn chương kia. Kết quả là hội Nhà Văn Việt Nam đã nhiều lần mở hé cửa đón khá nhiều tên tuổi rất xa lạ với văn chương nhưng lại đóng sập cửa trước những nhà văn đích thực như nhà văn Trần Chiến, nhà văn Hà Văn Thùy!
.
III. VĂN CHƯƠNG VÀ CHÍNH TRỊ
Viết về những con người của một thời lịch sử là nhà văn hóa thạch một thời đại. Tác phẩm văn học viết về thời đại nào là nhà văn đã hóa thạch cuộc sống thời đại đó, lưu lại cho mai sau. Viết về số phận con người là nhà văn viết về số phận nhân dân, số phận đất nước. Viết bằng cảm, hơn ai hết, nhà văn nhạy cảm với những trắc ẩn của số phận con người, nhạy cảm với những trắc ẩn của nhân dân, nhạy cảm với những trắc ẩn của đất nước. Mẫn cảm và cả nghĩ, nhà văn đích thực không khi nào dửng dưng, thờ ơ, đứng ngòai cuộc trước những vấn đề đặt ra với nhân dân, với đất nước. Đó là thái độ, là tư cách chính trị của nhà văn.
Người thợ, người nông dân tham gia giải quyết những vấn đề xã hội của cuộc sống, của đất nước bằng sản phẩm từ nhà máy, từ đồng ruộng của họ. Nhà văn bằng tác phẩm của mình viết về thân phận con người, không những tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống đặt ra ở tầm tư tưởng khái quát về con người, về xã hội mà còn phát hiện, dự báo những vấn đề tư tưởng nảy sinh của xã hội. Viết bằng cảm, bằng nhạy cảm nghệ sĩ, bằng cảm nhận triết học và bằng phương pháp nghệ thuật điển hình hóa, những chi tiết, những số phận của cuộc đời đi vào trang sách của nhà văn đều mang tính khái quát triết học. Đó là tư cách nhà tư tưởng của nhà văn.
Đất nước ta đang đứng trước vô vàn những vấn đề của vận mệnh và vận hội, những vấn đề lay động tình cảm, thôi thúc tư duy đòi hỏi mọi tấm lòng, mọi trí tuệ cùng lo toan. Từ những vấn đề của thân phận cá nhân nhỏ bé như cuộc sống người dân còn phải chịu quá nhiều ngang trái, thân phận người dân quá mong manh, bất an. Việc những quan chức ở Hà Giang xâm hại tình dục nữ sinh chưa đến tuổi trưởng thành và việc điều tra, xét xử nhiều mờ ám, thiếu minh bạch vụ án này cho thấy rõ sự ngang trái, mong manh, bất an mà những người dân thường phải gánh chịu. Đến những vấn đề lớn lao như việc tỉnh táo lựa chọn con đường đúng nhất, phù hợp nhất với nhân dân ta để đi đến dân giàu nước mạnh, việc giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng, việc quản lí rừng vàng, biển bạc, việc khai thác tài nguyên khóang sản dưới lòng đất . . . những việc lớn đó đang đặt ra những vấn đề rất đáng lo ngại, suy nghĩ. Lương tâm, trách nhiệm của mọi công dân bình thường đã không thể làm ngơ. Nhà văn với tư cách là nhà tư tưởng, nhà chính trị càng không thể làm ngơ!
Việc cho nước ngoài vào lập vương quốc riêng để khai thác bô xít ở mảnh đất Tây Nguyên hiểm yếu, có tầm chiến lược không những với nước ta mà với cả bán đảo Đông Dương, gây lo ngại sâu sắc cho tất cả trí thức chân chính và mọi người dân yêu nước. Trước sự kiện lớn lao đó, báo Văn Nghệ của hội Nhà Văn Việt
.
.
ĐỌC THÊM :
Nhà văn Phạm Đình Trọng từ bỏ đảng tịch đảng viên đảng Cộng sản
Nhà Văn PHẠM ĐÌNH TRỌNG Tường Trình BUỔI LÀM VIỆC CUỐI CÙNG với TỔ CHỨC ĐẢNG
“Thư gửi Thủ tướng về vấn đề khai thác bauxit Tây Nguyên”
“Ăn mày dĩ vãng – thực chất cuộc vận động học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”
“Thời nghịch lí”
.
.
.
No comments:
Post a Comment