Sunday, August 29, 2010
http://www.diendantheky.net/2010/08/ngoi-nham-cho.html
Giữa khi kẻ thù đang tấn công và lấn chiếm thì họ lại sợ hãi và khúm núm đưa ra chủ trương “ba không”, nghĩa là tự cột chân cột tay, tự đánh mất quyền tìm bạn đồng minh tin cậy để thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mỗi nước. Trong khi tình hình an ninh ở biển Đông ngày càng cực kì căng thẳng do các hành động quân sự lấn chiếm của Bắc kinh thì họ lại tuyên bố là “yên tĩnh” và “không có gì mới” !
.
Khi kết thúc chuyến thăm Bắc kinh bốn ngày (22-25.8) Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, đã tuyên bố với báo chí Trung quốc:"Là hai nước láng
.
Ông Vịnh được coi như cánh tay mặt của Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Phùng Quang Thanh và hiện nay ông Vịnh là người phụ trách lãnh vực đối ngoại trong Bộ quốc phòng. Trước đây Tướng Vịnh đã được cựu Chủ tịch nước Tướng Lê Đức Anh cất nhắc từng chỉ huy Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng chuyên về công tác phản gián và đã biến Tổng cục này thành cánh tay dài phục vụ quyền lợi riêng của Lê Đức Anh. Vì thế Tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều tướng lãnh khác đã nhiều lần gửi thư tới Bộ chính trị kết án các hành động tội ác của Lê Đức Anh và Nguyễn Chí Vịnh. Vào cuối thập niên 80 của thế kỉ trước Lê Đức Anh là người chủ trương quay đầu thần phục Bắc kinh. Nhưng đối với những ai theo dõi thời cuộc VN thì tuyên bố trên của Nguyễn Chí Vịnh với báo chí Bắc kinh sẽ không lạ, vì đây cũng là quan điểm của Phùng Quang Thanh. Đầu tháng 6 Tướng Thanh đã tuyên bố trước báo chí ngay tại hành lang Quốc hội là tình hình biển Đông rất "yên tĩnh", không thấy có sự đe dọa nào của hải quân Trung quốc:"Tình hình trên biển Đông là yên tĩnh, hoạt động của quân đội chúng ta hết sức bình thường, không có gì trở ngại cả."[2]Không chỉ khẳng định như vậy, Ủy viên Bộ chính trị Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh còn đe dọa và chụp mũ những ai chỉ trích chính sách bành trướng của Bắc kinh:"Không để các lực lượng xấu sử dụng vấn đề Biển Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, chia rẽ quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân chúng ta." [3]
.
Đối với một người Việt có trình độ hiểu biết bình thường thì thái độ này thật là kì lạ, nhưng đối với Phùng Quang Thanh thì lại là một thái độ tất yếu phải có. Vì trong chuyến thăm Bắc kinh vào cuối tháng 4 vừa qua, chính Tướng Thanh đã khúm núm hứa với Phó Chủ tịch nước Trung quốc Tập Cận Bình ngày 22.4 tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc kinh:“Bất kể tình hình quốc tế và khu vực biến đổi ra sao, Việt Nam đều sẽ tiếp tục kiên trì chính sách hữu nghị với Trung quốc, sẵn sàng cùng Trung quốc không ngừng sâu sắc hợp tác hữu nghị trong các lĩnh vực.”[4]Những sự kiện này không qua được mắt diều hâu của Bắc kinh, cho nên Nguyễn Chí Vịnh đã phải khúm núm biện hộ đưa ra chủ trương “ba không” trong sách lược quốc phòng của chế độ CSVN là:“Không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào, không cho phép bất cứ nước nào xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, không dựa vào bất cứ nước nào kiềm chế nước khác.” [5]
.
Ngay cả Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, người có quyền lực mạnh và đang cố vận động để leo cao hơn ngồi lâu hơn trong Đại hội 11 vào đầu năm 2011 cũng tỏ thái độ rất ấp úng, lúng túng, thò đầu ra thụt đầu vào với Bắc kinh. Trong Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào cuối tháng 8 vừa qua, trong đó ông Trọng làm Chủ tịch đã đưa vấn đề an ninh ở Biển đông làm một trong các đề tài thảo luận chính. Đưa việc này ra Nguyễn Phú Trọng muốn tạo trong dư luận một cảm tưởng là, ông ta cũng đang chia sẻ sự lo âu và bất mãn của đại đa số nhân dân, nhất là giới thanh niên, trí thức, bộ đội và cả những đảng viên còn biết giữ lòng tự trọng trước thái độ xấc xược và chính sách bành trướng của Bắc kinh. Nhưng trong Điểm 4 của “Thông cáo” kết thúc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan tới đề tài này chỉ ghi vỏn vẹn mấy chữ:“4. Cũng tại phiên họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ quốc phòng và Bộ công an báo cáo về tình hình Biển Đông....”[5]Với “Thông cáo” trên nhân dân và cử tri không biết nội dung thảo luận và nhận định như thế nào của các đại biểu Quốc hội trong Ủy ban này về một vấn đề rất nóng bỏng và cực kì quan trọng liên quan tới tương lai của VN. Sở dĩ “Thông cáo” của Ủy ban này đã phải tránh né như thế là do Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch Ủy ban vì sợ mất lòng Bắc kinh nên đã khăng khăng chống lại đòi hỏi của một số thành viên yêu cầu Chính phủ báo cáo về tình hình an ninh biển Đông và thảo luận trong kì họp cuối năm của Quốc hội. Trong khi Bắc kinh đã cho thao diễn lớn với bắn đạn thật ở biển Đông vào đầu tháng 8 và cũng vừa cho biết, tầu ngầm Trung quốc đã cắm cờ ở đáy biển Đông nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn lấp liếm đưa ra lí do là “không có gì mới” trong an ninh ở biển Đông:“Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng kết luận chưa cần báo cáo tình hình biển Đông, vì so với báo cáo của Bộ Ngoại giao tại kỳ họp thứ 6 (cách đây một năm - NV), đến nay không có gì mới.”[6]
.
Trong khi từ Nguyễn Phú Trọng, Phùng Quang Thanh tới Nguyễn Chí Vịnh tỏ ra khúm núm, thần phục Bắc kinh và không dám tố cáo các hành động lấn chiếm của Trung quốc thì từ Chủ tịch nước Hồ Cầm Đào tới các tướng lãnh Trung quốc lại tỏ ra xấc xược với các người cầm đầu chế độ CSVN và công khai đe dọa dùng sức mạnh quân sự và kinh tế đối với VN. Khi Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung quốc lần đầu tiên trong tư cách Thủ tướng, ngày 22.10.08 Hồ Cầm Đào đã nói theo lối như ra chỉ thị cho ông Dũng trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông:“Chủ tịch Hồ Cẩm Đào còn chỉ rõ, hai nước nên nhìn nhận đúng đắn và xử lý ổn thoả vấn đề biển Nam Hải, cố gắng tìm kiếm con đường và hình thức tăng cường hợp tác trên biển Nam Hải, khiến biển Nam Hải trở thành biển hoà bình, hợp tác, hữu nghị”[6]
Gần đây nhiều tướng lãnh Trung quốc còn xấc xược hơn nữa và công khai đe dọa nếu VN xích lại gần Mĩ. Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Phượng Hoàng thân Bắc Kinh đặt tại Hồng kông, Đô đốc Dương Di nói, Việt Nam "đang chơi trò chơi nguy hiểm là kích động hai cường quốc đối đầu nhau nhằm hưởng lợi" và "Tôi sợ rằng Việt Nam trong tương lai sẽ phải hối tiếc về việc này"[6]
Mới cách đây ba ngày, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung quốc, bà Khương Du, đã nói không „ngoại giao“ ngay trên báo chí:“Nếu Trung Quốc và Việt Nam giao chiến, không có chiếc hàng không mẫu hạm nào của bất cứ quốc gia nào có thể bảo đảm an ninh cho Việt Nam.”[6]
Ngay cả tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung quốc, cũng công khai cảnh cáo nhóm cầm đầu CSVN là đừng "chơi với lửa" ! [6]
"Có lẽ Việt Nam cần nhận thức rằng, bị kẹt giữa hai cường quốc là một trò chơi nguy hiểm... Nếu cứ tiếp tục khích động các nước lớn đối chọi nhau thì không ai khác ngoài Việt
*
*
Trong những năm gần đây tình hình an ninh trên biển Đông ngày càng bất lợi cho VN, nhưng lại rất lợi cho Trung quốc. Việc này cho thấy thái độ khúm núm, lưỡng lự, thò đầu ra thụt đầu vào, bắt cá hai tay của nhóm cầm đầu CSVN không làm Bắc kinh trọng và sợ, trái lại chỉ khuyến khích họ đẩy mạnh thêm sự thôn tính. Vì họ biết rằng, nhóm cầm đầu CSVN ươn hèn và VN đang cô thế. Thái độ này cũng không giúp Hà nội tìm được đồng minh mạnh và tin cậy. Vì các cường quốc thấy rằng, chuyện liên quan tới quyền lợi sinh tử của VN mà chính quyền nước này không dám có lập trường cương quyết và thái độ dứt khoát, cho nên mọi sự giúp đỡ sẽ trở nên mất ý nghĩa và vô hiệu!
.
Nếu theo dõi thái độ của Bắc kinh thì sẽ nhận rõ, chế độ này sẽ phải thận trọng và dừng lại các chủ trương phiêu lưu bành trướng ở những nơi nào, nếu chính quyền các nước đó có thái độ nhất quán và cương quyết bảo vệ an ninh và lãnh thổ và được sự hậu thuẫn của dân cũng như có sách lược ngoại giao khôn khéo biết kết hợp sức mạnh của các cường quốc dân chủ. Đây là trường hợp Nhật, Đài loan và Nam Hàn. Nhưng chỉ riêng VN thì Bắc kinh đã có chính sách lấn tới, vì nhóm cầm đầu CSVN vừa ươn hèn vừa lưỡng lự và mất lòng dân, khiến cho kẻ thù tìm cách được đằng chân lân đằng đầu, còn đồng minh tin cậy thì chẳng có ai. Thù và bạn phải rõ ràng, phải biết đâu là giới hạn; cần có lập trường và thái độ để kẻ thù phải sợ, bạn hữu trọng nể. Không thể ca tụng "4 tốt” và “16 chữ vàng” giữa lúc họ giết hại ngư dân VN, chiếm các hải đảo, mở rộng kiểm soát biển Đông và bòn rút tài nguyên của VN!
.
Giữa khi kẻ thù đang tấn công và lấn chiếm thì họ lại sợ hãi và khúm núm đưa ra chủ trương “ba không”, nghĩa là tự cột chân cột tay, tự đánh mất quyền tìm bạn đồng minh tin cậy để thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mỗi nước.
Trong khi tình hình an ninh ở biển Đông ngày càng cực kì căng thẳng do các hành động quân sự lấn chiếm của Bắc kinh thì họ lại tuyên bố là “yên tĩnh” và “không có gì mới” ! Nếu hiểu đúng như vậy thì những người cầm đầu chế độ độc tài toàn trị ở VN đang ngồi nhầm chỗ. Đúng ra họ phải ngồi ở Bắc kinh chứ không được phép ngồi tại Hà nội !
.
[1][1] . Thông tấn xã Trung quốc, bản dịch của Bauxite VN 26.8
[i][2] . Tiền phong 9.6
[ii][3] . BBC 9.6
[iii][4] . Đài Bắc kinh 22.4
[iv][5] .
[v][6] . Đài Bắc kinh 25.6
[vi][7] . Cộng sản điện tử 26.8
[vii][8] . BBC 26.8
[viii][9] . Lao động 26.8
[ix][10] . Đài Bắc kinh 22.10.08
[x][11] . BBC 13.8
[xi][12] . Người Việt 26.8, trích từ Nhật báo The
[xii][13] . BBC trích từ Nhân dân nhật báo Bắc kinh 17.8
[xiii][14] . BBC 23.8
[xiv][15] . BBC11.8
.
Mục Thời Sự Tạp Chí Dân Chủ & Phát Triển điện tử:
www.dcpt.org hay www.dcvapt.net
.
.
.
No comments:
Post a Comment