Hoa Kỳ tiến hành chính sách ngoại giao pháo hạm
Luo Yuan
Ngọc Thu dịch
16/08/2010 4:25 sáng
http://www.talawas.org/?p=23586
.
talawas - Trong những ngày qua, báo chí Việt Nam đã thông tin về bài xã luận đăng trên tờ nhật báo Quân đội Giải phóng Trung Hoa (PLA) ngày 12/8/2010 của Thiếu tướng Chuẩn Đô đốc Hải quân Trung Quốc Lou Yuan, cho thấy phản ứng của giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc trước những động thái quân sự gần đây của Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đối với Việt Nam, quan hệ Mỹ – Trung có tầm quan trọng đặc biệt. Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch toàn văn bài xã luận của ông Luo Yuan để rộng đường dư luận.
_________
.
Hoa Kỳ sẽ điều tàu sân bay USS George Washington đến vùng biển phía Tây của Nam Hàn (Hoàng Hải) để tham gia vào một loạt các cuộc diễn tập quân sự chung Mỹ – Nam Hàn, phát ngôn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gần đây công bố trong một cuộc họp báo. Điều này đã quay 180 độ so với các tuyên bố của một viên chức Lầu Năm Góc hồi giữa tháng Bảy.
Chính phủ Trung Quốc đã nhắc lại rằng, Trung Quốc kiên quyết phản đối các hoạt động của tàu hải quân nước ngoài tại Hoàng Hải và các khu vực ngoài khơi khác của Trung Quốc, ảnh hưởng đến lợi ích an ninh của Trung Quốc và kêu gọi các bên có liên quan quan tâm nghiêm túc đến mối quan ngại và lập trường của Trung Quốc. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã cố tình gửi tàu sân bay đến Hoàng Hải để khiêu khích Trung Quốc. Họ muốn truyền đạt thông tin gì đây? Ít nhất điều đó cho thấy rằng các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vẫn đang trình ra ba điểm đặc trưng mà từ lâu đã là một phần trong chiến lược toàn cầu của họ.
Đầu tiên là quyền bá chủ, theo đó Hoa Kỳ tuyên bố, “Vì tôi là nước thống trị trên thế giới, tôi có thể đi bất cứ nơi nào tôi muốn và những người khác không có quyền can thiệp”. Nền tảng triết lý về tư duy tưởng bá quyền của Mỹ là lý thuyết “vận mệnh hiển nhiên” đã ăn sâu vào cội rễ của một số người Mỹ.
Theo lý thuyết, Mỹ là quốc gia nổi bật nhất trên thế giới. Quyền lãnh đạo của họ trên thế giới do Chúa ban, là không thể phủ nhận. Vì vậy, người Mỹ có trách nhiệm xử lý công việc thế giới và sẽ xuất hiện bất cứ nơi nào mà các vấn đề xảy ra. Tuy nhiên, kết quả thường ngược lại – mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi có sự tham gia của Hoa Kỳ.
Lý do đằng sau đó là họ được thuyết phục rằng hệ thống xã hội của Hoa Kỳ là tiên tiến nhất trên thế giới. Vì vậy, họ cố gắng bán “giá trị dân chủ” của họ khắp thế giới, mà đôi khi có nghĩa là phải dùng đến hành động quân sự. Họ tin rằng nước Mỹ là xuất sắc nhất, vì vậy họ phải “dẫn đầu thế giới” và các quốc gia khác không có sự lựa chọn, mà phải làm theo họ.
Hoa Kỳ sẽ thực thi sức mạnh quân sự để trừng phạt các quốc gia không tuân theo ý họ. Trong mắt họ, an ninh của các quốc gia và dân tộc khác luôn được đặt ở vị trí thứ yếu và thậm chí được coi là không đáng kể. Họ không cần phải chú ý đến các mối quan tâm về an ninh của bất kỳ nước nào khác.
Thứ hai là chính sách ngoại giao pháo hạm. Có thể tổng kết qua lập trường là: “Nếu anh không nghe tôi, trước tiên tôi sẽ cho anh thấy sức mạnh của tôi. Sau đó, nếu anh không hành xử tốt hơn, tôi sẽ dạy cho anh một bài học bằng nắm đấm của tôi”. Ví dụ tốt nhất về chính sách ngoại giao pháo hạm này của Hoa Kỳ là “Đường lối Hoạt động Hải quân năm 2010″ (Naval Operation Concept 2010), được Tổng thống Mỹ chấp thuận hồi tháng 5 năm nay, trong đó mô tả một cách sống động “quyền lợi hàng hải” của Mỹ. Theo “Đường lối” này, lực lượng hải quân Hoa Kỳ sẽ phát triển sáu khả năng cốt lõi: đẩy mạnh sự hiện diện, sự răn đe, an ninh hàng hải, kiểm soát trên biển, phô trương sức mạnh và hỗ trợ nhân đạo.
Lời lẽ thật là hùng hồn! Thứ nhất, cái gọi là “đẩy mạnh sự hiện diện” có nghĩa là Hoa Kỳ có thể gửi tàu chiến của họ đến mọi nơi trên thế giới, áp chế kẻ yếu và mở rộng ranh giới an ninh của họ tới cửa ngõ của người khác. Bằng cách này, Hoa Kỳ có thể thậm chí cho rằng Hoàng Hải và Nam Hải (Biển Đông) nằm trong ranh giới an ninh của họ.
Thứ hai, cái gọi là “sự răn đe” chẳng khác nào chiến thuật bắt nạt, cụ thể là: “Nếu anh không nghe theo tôi, tôi sẽ đấm anh”. Thứ ba, cái gọi là “an ninh hàng hải”, đó là để bảo đảm sự bất khả xâm phạm của tàu chiến Mỹ. Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến sự an toàn của riêng họ, và họ không bao giờ quan tâm đến sự an toàn của người khác. Thứ tư, cái gọi là “kiểm soát trên biển”, áp dụng logic rằng: “Ai kiểm soát các tuyến đường biển quan trọng thì sẽ kiểm soát các vùng biển, và bất cứ ai kiểm soát các vùng biển thì sẽ kiểm soát cả thế giới”.
Thứ năm, cái gọi là “phô trương sức mạnh” rõ ràng là để gây chiến thay vì hòa bình. Thứ sáu, cái gọi là “hỗ trợ nhân đạo” là chỉ dành cho người Mỹ và đồng minh của Mỹ, trong khi những người khác chỉ nhận được sự đối xử tàn bạo và hung dữ từ Hoa Kỳ. Cách hành xử này của Mỹ cho thấy họ vẫn còn bám chặt vào tâm lý chiến tranh lạnh và vẫn thực hiện chính sách ngoại giao pháo hạm, nền tảng triết lý của luật rừng, cụ thể là bắt nạt kẻ yếu.
Trớ trêu thay, Hoa Kỳ với một niềm tin mù quáng vào lực lượng quân sự của họ và chỉ “nói chuyện” qua tàu chiến của họ, ngay lập tức bị mắc kẹt trong cuộc chiến xấu hổ ở
Đặc trưng thứ ba trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là đơn phương, cụ thể là: “Không cần biết có bao nhiêu người tham gia, tôi vượt trội hơn tất cả những người khác, và tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn. Tất cả mọi thứ phải theo quyền lợi và ý muốn của người Mỹ”. Các nền tảng triết lý về chủ nghĩa đơn phương của Mỹ dựa vào trò chơi được mất như nhau và nguyên tắc cơ bản của họ là: những gì tôi có được phải là những gì người khác bị mất và ngược lại, vì vậy những gì người khác có, phải là những gì tôi đã đánh mất.
Do đó, Hoa Kỳ không bao giờ sẵn sàng giao tiếp và tham khảo ý kiến, mà bỏ mặc quan điểm của nước khác. Kể từ khi lên nắm quyền, ông Obama đã tuyên bố phá vỡ chính sách đơn phương của cựu Tổng thống Bush và theo đuổi chính sách ngoại giao “quyền lực thông minh“.
Tuy nhiên, xét việc Hoa Kỳ và Nam Hàn khăng khăng tổ chức diễn tập quân sự chung, quanh vùng biển ở bán đảo Triều Tiên, chúng ta thấy không có sự hợp tác an ninh đa phương và cũng không cho thấy quyền lực thông minh. Những gì chúng ta thấy là chỉ đối đầu đơn phương và khoe quyền lực cứng.
Dân Trung Quốc là những người yêu chuộng hòa bình, và Trung Quốc hiện đang tham gia lộ trình phát triển hoà bình, khác với các cường quốc đế quốc đã trỗi dậy. Chúng tôi không muốn chống lại bất cứ nước nào, nhưng chúng tôi không sợ hãi nếu các quốc gia khác bỏ qua lập trường chính thức và lợi ích cốt lõi của chúng tôi. Một đất nước cần có sự tôn trọng và quân đội của nó cũng cần phải có sức mạnh răn đe.
Trung Quốc tuân theo nguyên tắc “Chúng tôi sẽ không tấn công trừ khi chúng tôi bị tấn công, và chúng tôi phải trả đũa nếu chúng tôi bị tấn công”, đó chắc chắn không phải là một trò đùa đối với người dân và quân đội Trung Quốc. Chẳng phải Hoa Kỳ tuyên bố chính họ là nước dân chủ nhất hay sao? Vậy thì họ nên biết rằng trong thế kỷ 21, họ nên học cách tôn trọng người khác và lắng nghe ý kiến công chúng của các nước khác, bằng cách sử dụng sự khôn ngoan chứ không phải tàu chiến để giải quyết các vấn đề.
Bài của Thiếu Tướng Lạc Nguyên, phó Tổng thư ký Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc, do Nhân dân Nhật báo online dịch.
Nguồn: “PLA General:US engaging in gunboat diplomacy“, Nhân dân Nhật báo (tiếng Anh), 13/8/2010
Bản tiếng Việt © 2010 Ngọc Thu
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
.
.
.
Gần một trăm nghìn quân Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu tập trận trong 10 ngày
Thứ hai 16 Tháng Tám 2010
Bắt đầu từ ngày hôm nay, 16/08/2010, Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu tiến hành cuộc tập trận chung trên lãnh thổ Hàn Quốc. Đây là cuộc diễn tập quân sự định kỳ hàng năm của hai nước, nhưng năm nay cuộc tập trận này được tiến hành với quy mô đặc biệt rộng lớn.
Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng Hàn Quốc, khoảng 56.000 binh sĩ nước này được huy động vào cuộc diễn tập quân sự. Về phía Mỹ, lực lượng tham gia gồm khoảng 30.000 quân nhân tại chỗ, và một số lượng không xác định lính Mỹ tại Hoa Kỳ cũng sẽ cùng tập trận thông qua máy tính. Các bài diễn tập quân sự kéo dài 10 ngày.
Gần 5 tháng sau kể từ khi tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị thủy lôi của Bắc Triều Tiên bắn chìm, đây là cuộc biểu dương sức mạnh lớn đầu tiên của Seoul và đồng minh trước Bắc Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak gọi đây là « cuộc diễn tập vì hòa bình và để răn đe ». Bình Nhưỡng đã phản ứng trước cuộc thao diễn quân sự Mỹ-Hàn bằng những lời đe dọa dữ dội nhất.
.
Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias tóm lược tình hình :
"Cuộc đọ sức vẫn tiếp tục. Sáng nay, trên 50 nghìn binh sĩ Hàn Quốc cùng với 30 nghìn lính Mỹ đã cùng tham gia vào cuộc tập trận chung. Số lính Mỹ tham gia lần này nhiều hơn gấp ba lần so với các cuộc tập trận chung giữa hai nước trong những năm trước đây. Hàng năm, các cuộc tập trận như vậy vẫn nhằm mục đích tăng cường phối hợp hành động giữa quân đội hai nước nhằm chống đỡ lại mọi cuộc tấn công được gọi là « phi đối xứng », theo kiểu giống như tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm trên biển Hoàng Hải gần đây. Bên cạnh các cuộc tập trận, sẽ còn có các bài diễn tập chống khủng bố được dự trù để chuẩn bị bảo vệ hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào tháng 11 tại Seoul.
Tất nhiên là Bắc Triều Tiên đã phản ứng dữ dội trước cuộc tập trận mà họ coi là hành động « chuẩn bị cho một cuộc xâm lược ». Bình Nhưỡng đe dọa người bà con phương nam rằng sẽ có biện pháp « trừng phạt nghiêm khắc nhất chưa từng được áp dụng với bất kỳ ai trên thế giới ».
Phản ứng đáp trả của Bắc Triều Tiên không chỉ bằng võ mồm. Thứ hai tuần qua, Bình Nhưỡng đã cho bắn pháo trên biển Hoàng Hải, họ vẫn còn bắt giữ một tàu cá cùng toàn bộ thủy thủ đoàn của Hàn Quốc từ tuần trước. Tình hình đang rất căng thẳng, hai miền Triều Tiên chưa hề ký với nhau hiệp định hòa bình nào, và vì thế mà hai bên vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến tranh".
.
Tin liên hệ
Mỹ: Vụ chìm tàu Cheonan liên quan đến việc thừa kế ở Bình Nhưỡng
Nam Triều Tiên đòi miền Bắc trả lại tàu đánh cá và ngư dân
Tổng thống Nam Triều Tiên đề nghị kế hoạch thống nhất
Mỹ-Hàn tiếp tục tập trận (BBC)
.
.
No comments:
Post a Comment