Saturday, August 21, 2010

GIỚI LÃNH ĐẠO SẮP TỚI CỦA TRUNG QUỐC : 2012 và VỀ SAU

Giới lãnh đo sp ti ca Trung Quc: 2012 và v sau

Nguồn: Kerry Brown & Loh Su-hsing, Open Democracy

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

16.08.2010

http://www.x-cafevn.org/node/834

.

Điều dễ thấy là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là một quan hệ song phương quan trọng trên thế giới trong đầu thế kỷ thứ 21. Nhưng điều ít được biết đến là vào mùa thu 2012, cả hai quốc gia - và không chỉ là Hoa Kỳ - sẽ trải qua một quá trình trọng yếu của việc lựa chọn tầng lớp lãnh đạo chính trị để dẫn dắt họ qua những năm tới. Một điều dễ thấy khác là kết quả của việc lựa chọn tại Hoa Kỳ ảnh hưởng rất lớn không những với nước Mỹ mà cả thế giới. Sự lớn mạnh của Trung Quốc trên thế giới có nghĩa là vào năm 2012, hơn bao giờ hết, vấn đề trên cũng đúng đối với sự lựa chọn tại Bắc Kinh.

Phương cách lựa chọn người lãnh đạo ở hai quốc gia là một bài học rõ ràng về sự khác biệt chính trị. Sự tương phản của quá trình được nhận mạnh chính trong vị thế công cộng mà những ứng cử viên tổng thống Mỹ phải theo đuổi cũng như sự cố gắng của người đang tại vị nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi nhất cho việc tái ứng cử của mình. Cuộc tranh cử giữa Barack Obama và đối thủ Cộng hoà của ông sẽ là một cuộc bầu cử nổi tiếng đầy kịch tính (cũng có những nhân tố cải lương), với những nhà tài trợ khổng lồ, hoạt động trên hệ thống truyền thông 24/7 và được theo sát bởi những thăm dò liên tục.

Ở Trung Quốc, phương pháp lựa chọn trông giống như một ván cờ dài, đầy dẫy những quyết định dè dặt và mưu lược mơ hồ, và không có gì được lộ ra ngoài công chúng. Khi những thành viên trong giới lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc bước ra khỏi bức mành của toà Nhân dân Đại sảnh vào tháng Mười 2012 (thời điểm đúng nhất có thể) - bao gồm cả người thừa kế chủ tịch Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo - thì kết quả của ván cờ vĩ đại và rắc rối mới được tiết lộ.

Thế hệ cuối cùng

Có vô vàn những nghiên cứu về giới lãnh đạo chính trị ở Mỹ. Nhưng làm sao để bạn trở thành một nhà lãnh đạo của Trung Quốc hôm nay? Bạn cần phải làm những gì? Ai phải thích và ủng hộ bạn, và bạn phải đánh bại ai? Bạn phải chấp hành những luật lệ gì để sống cuộc đời của mình?

Việc đầu tiên cần lưu ý là các nhà chính trị Trung Quốc xuất thân từ một quá khứ đơn giản nhỏ hẹp. Họ đều có chung những kinh nghiệm, cùng sống trong một thế giới quan như nhau, và thường sống và làm việc gần gũi nhau. Trong khi các chính khách phương tây đa phần thường cố công để chứng tỏ rằng họ là "một trong chúng ta", các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc luôn luôn và mãi mãi là "một trong bọn họ" - những thành viên của một nhóm nhỏ nổi bật, nơi mà qui ước ứng xử bình đẳng dường như không nổi bật mấy.

Đại hội lần thứ mười tám của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đại hội lần thứ mười bảy đã diễn ra vào tháng Mười 2007 - sẽ là một thời điểm vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc. Những nhân vật quyền lực nhất của đất nước sẽ về hưu (căn cứ theo qui định tự đặt ra của giới lãnh đạo hiện tại). Có đến bảy thành viên trong uỷ ban thường trực gồm chín người của bộ chính trị sẽ rời khỏi chính trường, trong đó có Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo và Ngô Bang Quốc. Hầu như chắc chắn là Tập Cận Bình sẽ thay thế Hồ trong vị trí chủ tịch và tổng bí thư, và Lý Khắc Cường sẽ thay thế Ôn làm thủ tướng; nhưng một số vị trí then chốt trong uỷ ban thường trực vẫn nằm trong sự phỏng đoán căng thẳng, và bộ chính trị gồm hai mươi thành viên sẽ được thay thế với những khuôn mặt mới.

Khó khăn lớn nhất trong việc tìm hiểu quá trình này là nó không có một cơ chế rõ ràng. Trong những quốc gia dân chủ, có những đảng chính trị, chính phủ và tầng lớp đối lập, những làn sóng tả và hữu, và hệ thống truyền thông mở. Trong quốc gia độc đảng cuối cùng của thế giới thì những điều này đều không áp dụng đến. Trong những năm gần đây, các nhà phân tích về Trung Quốc đã làm quen với những khái niệm "dân tuý" và "tinh tuý", và liên hệ chúng với những thành phần nào đấy (ví dụ như "nhóm Thượng Hải"). Nhưng những dấu hiệu này ngày nay cũng không đáng tin cậy mấy.

Một phần vì thế hệ lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc dường như đồng nhất hơn những thế hệ trước đây. Những nhà lãnh đạo này không có những kinh nghiệm về Trung Quốc trong giai đoạn trước 1949; họ là sản phẩm của thời đại cách mạng văn hoá 1966-76; và toàn bộ được tạo ra bởi nền văn hoá của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kết quả chung là sự xuất hiện của khuôn mặt vô hình và tính đồng nhất. Đặc điểm nổi bật nhất trong vấn đề này là đặc điểm có thể thực sự làm Trung Quốc liên hệ với phương tây: sự nắm quyền của giới kỹ trị đang chấm dứt, và giới luật sư và khoa học chính trị đang tiến đến quyền lực.

Tầng lớp lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc thì cũng khác so với những người tiền nhiệm vì họ thiếu những kinh nghiệm quốc tế. Việc này có thể gây ra trở ngại thật sự, vì sự đang lên về tầm quan trọng cũng như sức mạnh của Trung Quốc trong mọi lĩnh vực có nghĩa là giới lãnh đạo quốc gia giờ đây cũng phải mang tầm quan trọng đối với toàn cầu. Vị chủ tịch lãnh đạo Trung Quốc từ năm 2012 sẽ là một đối thủ chính trị quốc tế tầm cỡ, hơn cả so với tầm mức của Hồ Cẩm Đào trước đây. Trong khía cạnh này, thế hệ kế nhiệm trông có vẻ kém cỏi hơn.

Những người lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, đại diện cho những gì mà guồng máy chính trị yêu cầu, thường thiếu vắng vẻ gần gũi, kỹ năng giao tiếp và khả năng đối thoại với công chúng. Họ theo sát đường lối của đảng trong mọi lần xuất hiện trước công chúng, đọc những bài diễn văn khuôn mẫu được chuẩn bị trước, và luôn giữ vẻ ngoài trang trọng và xa cách trong tương tác cá nhân. Tất cả những điều này củng cố thêm ấn tượng về một nhà lãnh đạo tầm thường, thiếu phong cách cá nhân - vô hình ngay cả đối với dân chúng trong nước, và đều xa cách với toàn bộ thế giới. Điều đáng lưu ý là chỉ có Lý Viện Trào và Bạc Hy Lai trong bộ chính trị là có thể nói tiếng Anh trôi chảy; và mọi người trong bộ phận lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đều được giáo dục từ trong nước; và không có ai trong số sáu mươi hai vị lãnh đạo tỉnh (được xem là giới lãnh đạo tập sự) có được bằng cấp từ nước ngoài.

Lần tới

Tầng lớp lãnh đạo sẽ giữ quyền lực trung ương vào mùa thu 2012 là một bộ phận của một thế hệ với vốn giáo dục từng bị gián đoạn bởi những tháng năm hỗn loạn của cuộc cách mạng văn hoá, vì thế sẽ phải đối diện với sự chất vấn căng thẳng và mạnh mẽ về khả năng đối phó với những trở ngại lớn lao sẽ đến với họ. Thập niên tới của Trung Quốc sẽ vô cùng khó khăn; những thử thách lớn lao bao gồm bảo vệ sự chính danh của mình trước xã hội Trung Quốc ngày càng trở nên hiếu động, và vạch ra một viễn cảnh cho Trung Quốc để có thể hấp dẫn trong nước lẫn thế giới. Bản chất của quá trình chuyển đổi lãnh đạo mang ý nghĩa là những người cầm quyền tương lai của Trung Quốc, vốn đã trải qua trận chiến của quá trình đề bạt, sẽ không đưa ra những chi tiết về dự định của mình khi họ bước ra khỏi bức màn.

Điều gây khó khăn hơn cho lớp lãnh đạo tương lai ở Bắc Kinh là họ không được quyền đứng yên tại chỗ. Yêu cầu của quốc tế đối với Trung Quốc ngày càng trở nên cấp bách và đa diện, tham vọng của dân chúng ngày càng cao và (vì sự thay đổi diện mạo của quốc gia) đa dạng hơn. Đảng Cộng sản, vốn đã sống sót sau hai thập niên kể từ sau cuộc chiến tranh lạnh cần phản ảnh khả năng hội nhập cũng như tính vững bền của mình, cũng cần phải có những thay đổi tương ứng.

Yêu cầu cấp bách trong thập niên tới là một tầng lớp lãnh đạo mạnh mẽ hơn, hiểu được sự thay đổi của xã hội trong nước và thân thiện với thế giới. Để đạt được điều này, hiện nay đảng đang phải đối diện với một thử thách to lớn: gạt qua một bên tư tưởng bảo thủ cố hữu của mình và bắt đầu đề bạt những cán bộ trong lứa tuổi 30-40 lên những chức vụ quan trọng hơn.

Thử thách không thể tránh khỏi này đưa ra một triển vọng bao trùm cả ván cờ lớn của năm 2012. Chắc chắn rằng giới lãnh đạo sắp tới sẽ không phải là một thế hệ lạc lõng, và vào năm 2017 hoặc 2022 - một lớp người mới trẻ trung hơn với tư tưởng quốc tế mà Trung Quốc và cả thế giới đều cần sẽ bước lên trên. Có thể đây là một thời gian dài để chờ đọi so với tiêu chuẩn của việc xã hội biến chuyển nhanh chóng ngày nay. Nhưng điều này phải xảy ra vì nếu không thì mọi thoả thuận đều bị xóa bỏ.

.

.

.

No comments: