Wednesday, August 4, 2010

CHẤT LƯỢNG SÁNG TÁC, LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC VN TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA

CHẤT LƯỢNG SÁNG TÁC, LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC VN TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA

Đăng ngày: 20:40 02-08-2010

http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=6229

( Trích Báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ 2005-2010 và Phương hướng nhiệm vụ phát triển văn học nhiệm kỳ 2010-2015 của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VII )

Lời bình của Hai Xe Ôm:

Hai Xe Ôm vốn là dân ít chữ và ít thời gian, tóm lại thuộc diện “ lùn “ về văn hóa đọc; thành ra nghe tin Hội Nhà văn VN tổ chức đại hội vào các ngày 4,5,6 tháng 8 này; Hai Xe Ôm tôi cũng đã lọ mọ cất công tìm mượn bản Báo cáo kiểm điểm của BCHHNVVN… để xem văn học nước mình hiện nó “đầu cua tai nheo” ra làm sao ?!

Vì ít thời gian nên Hai Xe Ôm cố tìm đọc trong cái báo cáo xem cái giai đoạn vừa qua văn học Việt Nam có cuốn sách sáng tác, lý luận phê bình nào hay, đang được dân làm nghề đánh giá cao để mua, mượn đọc chơi vài quyển, vừa để có chuyện mà “buôn” khi chờ khách, vừa để không bị chế là “ lùn:...kiến thức về cái khoản văn chương chữ nghĩa, và còn để lấy le với cánh xe ôm, với vợ con…

Đọc Báo cáo… thấy đánh giá phần thơ: “sự cộng hưởng và khái năng khái quát cuộc sống vốn là phẩm chất ưu việt của thể loại này”; còn về truyện ngắn thì: “Đây là thể loại tạo nên niềm tự hào của văn học ta…”; Tiểu thuyết thì: “Đó là cả một thế giới…”; Còn thể loại bút ký được đánh giá là loại có khả năng:”Làm cho văn học càng cập nhật hơn với đời sống, đem đến hơi ấm và niềm tin cho bạn đọc…”; Còn lý luận phê bình thì:”Một số công trình đã được công bố, được dư luận đánh giá tốt…”

Hai Xe Ôm đọc mỏi cả lưng thấy thể loai văn học Việt Nam nào cũng được đánh giá cao, “hết sẩy “, có điều lại không thấy trong báo cáo nêu tên quyển sách nào, tác giả nào mà chỉ nêu chung chung. Thành ra có khi muốn biết sách văn học Việt Nam quyển nào hay, quyển nào giở thì những người ít chữ, ít thời gian, ít tiền như đám xe ôm thôi đành phải tự bỏ tiền ra đi mua sách về đọc mà đánh giá lấy. Có khi cánh xe ômg cũng phải thành lập cho mình một tổ chức phê bình văn học riêng: Tổ chức phê bình xe ôm để mà tìm sách văn học cho mình. Thôi trước mắt đành phải thưởng thức, cập nhật thông tin các kiến thức văn học theo kiểu qua báo cáo...

He..he… Đọc xong báo cáo, nếu ai kiểm tra kiến thức của Hai Xe Ôm về văn chương nước nhà, Hai tôi sẽ xin dõng dác báo cáo: Nền văn học nước ta hiện nay là một nền văn học hay và đẹp như một khu rừng có nhiều cây đẹp, tốt ! Chấm hết ! Do đó mà ai muốn tận mục sở thị thì: Ai coi vô đó mà coi; Coi Bà Triệu Ẩu cưỡi voi, đánh đề...

.

Xin copy một đoàn trong báo cáo, trước hết là để phục vụ hội đoàn xe ôm và những ai ít thời gian như cánh xe ôm những vẫn thích thưởng thức văn học qua báo cáo. Đầu đề của bản bản báo cáo do Hai Xe Ôm tùy tiện đặt, nếu có gì không phải mong các bác nhà văn bỏ quá cho dân ít chữ…

.

1.Thơ là tâm hồn của dân tộc

Một thể loại cổ nhất nhưng luôn đi tiên phong về đổi mới cách cảm, cách nghĩ và những vận động nội tại nhằm mở rộng sự cộng hưởng và khái năng khái quát cuộc sống vốn là phẩm chất ưu việt của thể loại này. Tình hình phát triển thơ trong những năm qua giải đáp câu hỏi thơ có thể đi vào đời sống như thế nào. Để làm được việc đó, có nhiều xu hướng tìm tòi, hoặc là sự bứt phá về mặt hình thức, thơ không vần, thơ văn xuôi đồng thời phát triển với thơ thiền, thơ lục bát, thơ luật Đường hoặc là trở lại một cách ấn tượng với thể loại trường ca-một thể loại đang có sự vận động mới mẻ, một bước tiến trong bước tiến mới trong cách thể hiện về nội phản ánh…tất cả tạo nên hình ảnh một nền thơ đang vận động. Sau vụ gặt trường ca chống Mỹ, những năm gần đây lại nở rộ một loạt trường ca mới của các tác giả trẻ hơn với sự mở rộng về dung lượng sử thi và trữ tình. Thái độ của chúng ta là dung nạp tất cả miễn là hay. Quy luật sáng tạo là hướng tới những giá trị chưa từng có, mọi tìm tòi, không dễ tới đích ngay từ đầu. Ngay cả những thiên tài cũng cần nhiều bản nháp. Trên một tinh thần dân chủ tự do cả trong sáng tác và thưởng thức như vậy,việc tổ chức thành công các Ngày thơ Việt Nam trong nhiều năm qua là một sinh hoạt mới mẻ, thu hút đông đảo công chúng tham gia, dần dẫn trở thành một mỹ tuch mơi. Việc nâng cấp tờ phụ trương Thơ của báo Văn nghệ thành Tạp chí Thơ đầu tiên và duy trì về thể loại này của nước ta là một cố gắng rất lớn và tiến bộ đáng kể về hoạt động nghề nghiệp. Những cuộc thi thơ được phát động sôi nổi trong cả nước, các tuyển tập thơ lớn được xuất bản, có tác dung kích thích tiềm năng sáng tạo và tổn kết những giá trị thơ ca của đất nước.

.

2. Truyện ngắn

Truyện ngắn vốn là thể loại có nhiều thành tựu nhất, hiện nay vẫn tiếp tục phát triển. Các cuộc thi truyện ngắn được tổ chức liên tục rộng khắp trong cả nước tạo môi trường xuất hiện nhiều truyện ngắn hay. Cái hay của truyện ngắn hiện nay là sự kết hợp những giá trị cao cả với vẻ đẹp bình dị, thường ngày, thân gần với cuộc sống của con người. Cái mới của nó là sự kết hợp giữa tính tự truyện và thẫm mỹ thường ngày, là khả năng tiếp cận thế giới phức hợp, sâu thẳm và trần thế của con người, tăng thêm mỗi giao cảm với người đọc. Về dung lượng, nó có thể co lại với một trang chữ ít nhất được gọi là truyện ngắn mini, hoặc mở rộng kích cỡ, không phải là một lát cắt mà là cả một đời người với một không gian và một lịch trình rộng thoáng hơn trước. Bút pháp cũng rất linh hoạt, mới mẻ. Đây là thể loại tạo nên niềm tự hào của văn học ta.

.

3.Tiểu thuyết

Đó là cả một thế giới. Trong những năm qua Ban chấp hành vừa có sự quan tâm đến sự phát triển toàn diện của các thể loại vừa chú ý tới trọng điểm tiểu thuyết. Các cuộc thi tiểu thuyết liên tục được tổ chức trong mười lăm năm tạo nên mùa gặt về thể loại này. Sau khi tổng kết cuộc thi tiểu thuyết lần thứ nhất và lần thứ hai, Ban chấp hành đã phát động tiếp cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba 2006-2009 với 277 tác phẩm dự thi và 51 tác phẩm vào chung khảo. Tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết hài hước, tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết dã sử, tiểu thuyết viễn tưởng…cùng xuất hiện nói lên một cách sống động về sự phát triển của thể loại này. Xuất hiện những bộ tiểu thuyết nhiều tập với dày công sáng tạo hàng chục năm của tác giả. Các cuộc thi tiểu thuyết do Hội Nhà văn và Bộ Công an phát động trong nhiều năm qua đã nâng cao nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết hình sự, tạo cho nó vị trí xứng đáng trong nền văn học hiện đại. Nhiều tác giả tiểu thuyết là nhà văn nữ và tác giả chưa phải hội viên.Đó có lẽ là một trong những bước tiến về đời sống văn học hiện nay.

.

4. Về thể loại bút ký văn học

Thể loại bút ký văn học tỏ ra có nhiều lợi thế đi vào các vấn đề hôm nay. Các cuộc thi bút ký của của Văn nghệ, Tạp chí Nhà văn và nhiều cơ quan khác gây được sự chú ý của bạn đọc và những phát hiện mới về đời sống công nghiệp, những vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, những thay đổi của các dân tộc thiểu số. Những cô gái bám lớp bám bản trên những vùng núi cao, những nhà doanh nghiệp, các nhà khoa học, những người lính trên tuyến đảo, biên giới gây xúc động cho người đọc về vẻ đẹp bình thường, giản dị, với đức hy sinh và lẽ sống cao đẹp. Đóng góp quan trọng nhất thể loại này là, làm cho văn học càng cập nhật hơn với đời sống, đem đến hơi ấm và niềm tin cho bạn đọc.

.

5. Về Lý luận phê bình

Đây là lĩnh vực trí tuệ, được xem ý thức của văn học. Khắc phục tâm lý coi lý luận phê bình đối lập với sáng tác, không khí sinh hoạt và mối quan hệ giữa lý luận phê bình và sáng tác vừa qua trở nên gẫn gũi và thân mật hơn. Nhà sáng tác thực sự cần có nhà phê bình, trông đợi ở các nhà phê bình. Không khí này chúng ta đã được thấy ở Hội nghị lý luận phê bình ở Đồ Sơn, tháng 10/2006. So với Hội nghị lần đầu tổ chức ở Tam Đảo, Hội nghị ở Đồ Sơn có bước tiến rõ rệt về nội dung và phương thức tổ chức hội thảo. Cái được đó là sự đối thoại dân chủ, thẳng thắn, cùng thảo luận, cùng lắng nghe, trả lại sự công bằng, khách quan cho sự nhìn nhận đánh giá các sự kiện, các giá trị trong quá khứ, đồng thời giải tỏa một số ẩn ức do thiếu thông tin. Cái chưa được là tính lý luận, trình độ lý luận chưa cao. Nhiệm kỳ vừa qua, việc tổ chức các hoạt dộng lý luận phê bình sôi nổi và có nề nếp hơn trước. Đáng nhớ là các cuộc hội thảo chuyên đề triển khai Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị được tổ chức rộng khắp cả nước. Đó là cuộc hổi thảo ở Kon Tum: Văn học với đề tài dân tộc thiểu số và miền núi; ở Quảng Nam với chủ đề: Văn học với đời sống; ở Ninh Bình với chủ đề: Nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà văn; ở Vĩnh Phúc với chủ đề: Văn học và doanh nhân; ở Thanh Hóa với chủ đề: Văn học với hội nhập quốc tế; ở Đồng Nai với chủ đề: Văn học với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa; ở An Giang với chủ đề: Văn học với đề tài nông nghiệp, nông thôn, nông dân…

Đó là những cuộc hổi thảo có tầm cả nước nhằm đi sâu tìm lời đáp cho những vấn đề đặt ra cho sự phát triển văn học hiện nay. Nắm bắt những yêu cầu mới, Ban chấp hành đã có những cải tiến quan trọng trong việc đầu tư cho lý luận, phê bình. Hội đã ký hợp đồng với các tác giả thực hiện 34 công trình lý luận, phê bình, tổng kết thực tiễn văn học trong nước và giới thiệu một số trào lưu lý luận nước ngoài. Một số công trình đã được công bố, được dư luận đánh giá tốt.

Việc kết nạp hội viên ngành lý luận phê bình được chú ý hơn trước. Nhiều nhà lý luận, phê bình đã được mời tham gia các Hội đồng giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, của Nhà nước, của khu vực và các hoạt động thẩm định của Hội đồng khoa học Bảo tàng văn học Việt Nam. Chúng ta cũng đã chủ động phối hợp với Hội đồng lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương và Viện Văn học tiến hành khảo sát và hội thảo về một số vấn đề ly luận quan trọng. Nhiều nhà lý luận phê bình là hội viên của Hội đã được mời tham gia Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học nghẹ thuật Trung ương và đã có những đóng góp quý báu có tính nòng cốt.

Tuy vậy, đây là lĩnh vực không đơn giản. No vừa khoa học vừa là nghệ thuật, vừa trí tuệ vừa là tình cảm, càng ngày càng thấy rõ ra là cần phải có một đội ngũ chuyên gia hàng đầu, có tiếng nói thẩm quyền về các vấn đề nghề nghiệp. Điều đó đặt ra nhiệm vụ rất nặng nề cho công tác đào tạo, bỗi dưỡng sắp tới.

Hạn chế thiếu sót:

Tuy vậy, bên cạnh thành tựu, chúng ta thấy tình hình văn học còn có những hạn chế sau đây:

.

1.Về sáng tác:

Dễ nhận thấy là khả năng xông xáo vào những vấn đề trung tâm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa mạnh. Những tác phẩm độc đáo, đột xuất, làm chấn động dư luận chưa nhiều. Tầm tư tưởng còn chưa cao. Sức khái quát nghệ thuật còn thấp. Còn ít những tác phẩm có sự bứt phá mạnh mẽ, có tính chất ghi dấu của từng tác giả. Vì nhiều nguyên nhân, tình trạng chạy theo số lượng là nguyên nhân chính dẫn đến dẫn đến tình trạng trung bình của không ít tác phẩm. Cần chú ý lắng nghe phản ứng của bạn đọc về một số tác phẩm chưa phân biệt rạch ròi bản chất của chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa. Hoặc là câu chuyện muôn thưở về mối quan giữa nội dung và hính thức, cho rằng viết khó hiểu thì văn mới sang. Thực ra rút lui về hình thức, tuyệt đối hóa về hính thức là sự chạy trốn xã hội, làm tổn thương tới thiên chức nhà văn. Và sau nữa, là miêu tả tình dục. Đây không phải là vấn đề cấm kỵ, nhưng cũng chưa ở đâu đòi hỏi sự tinh tế như ở đây, vì chưa ở đâu biên giới giữa cái cao quý và cái tầm thường lại mong manh như thế, thử thách bản lĩnh nhà văn cao đến như thế.

.

2. Về lý luận phê bình:

Nhược điểm chung dễ thấy là không báo quát được tình hình sáng tác. Những giá trị cần làm nối bật thì lại bị chìm đi, những cái nhất thời, chạy theo “mốt” lại được cường điệu quá đáng. Phê bình trên báo nặng về điểm sách. Tư tưởng phủ nhận quá khứ, giải thiêng các giá trị dân tộc có những biến tướng tinh vi, nhưng không khó nhận ra, và đã bị dư luận phê phán. Một số trào lưu văn học của phương tây được cố súy ồn ào, quên mất rằng nó đã bị vượt qua tại chính quốc. Lực lượng lý luận phê bình tuy có được bổ sung nhưng bị phân tán. Công tác kết nạp hội viên ngành lý luận phê bình không theo kịp sự phát triển của tình hình…

.

.

.

No comments: