Thursday, March 4, 2010

VOICE GIẢI THÍCH VỀ VỤ KIỆN VIỆT NAM LÊN LHQ

VOICE giải thích về vụ kiện Việt Nam lên LHQ

Việt Hà, phóng viên RFA

2010-03-03

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/VOICE-sue-the-government-of-VN-to-UNHR-Council-for-arbitrary-detention-Vha-03032010211158.html

Ngày 8/2, tổ chức VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment) vừa nộp đơn kiện chính phủ Việt Nam lên nhóm Đặc trách Chống giam giữ người vô cớ của Liên Hiệp Quốc.

.

VOICE

Lý do được VOICE đưa ra là chính phủ Việt Nam đã bắt giam và kết án tù 10 nhà dân chủ gần đây thiếu căn bản pháp luật và vi phạm luật quốc tế. 10 người này thuộc nhóm của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người vừa bị một tóa án ở Hải phòng kết án 6 năm tù và 3 năm quản chế. Việt Hà có phỏng vấn luật sư Trịnh Hội, người đứng đầu tổ chức VOICE về đơn kiện này như sau:

Việt Hà: Xin chào luật sư Trịnh Hội, cảm ơn luật sư đã đến RFA để chia sẻ vài điều về vụ kiện chính phủ Việt Nam lên cơ quan chống giam giữ người vô cớ của Liên Hiệp Quốc.

Trịnh Hội: Vâng, xin chào khán thính giả của RFA và rất vui được có mặt ở RFA.

Việt Hà: Xin anh cho biết nguyên nhân nào VOICE đại diện cho 10 người nộp đơn kiện lên Liên Hiệp Quốc?

Trịnh Hội: Nguyên nhân thì nó cũng dễ hiểu thôi. Có thể mình nói chung chung một tí, là Trịnh Hội nghĩ chính phủ Việt Nam thường nói là xây dựng một nhà nước pháp quyền, vì vậy chung ta nên giúp đất nước chúng ta hiểu rõ về luật lệ hơn, không những luật domestic law là luật trong nước mà còn international law là luật lệ về quốc tế. Khi chúng ta hội nhập vào thì VOICE muốn cho mọi người biết luật lệ quốc tế thế nào. Nguyên nhân chính là giúp cho đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, mọi người Việt Nam trên thế giới đều hiểu rõ luật lệ quốc tế về những vấn đề chính trị ở Việt Nam và các văn bản mà Việt Nam đã ký kết.

Việt Hà: Ngoài 10 người đó thì còn có 4 người khác cũng nổi tiếng cộng đồng quốc tế là Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long. Tại sao 4 người đó không có tên trong đơn kiện?

Trịnh Hội: Thứ nhất là nếu muốn nói về luật, cảm ơn bạn đã hỏi câu hỏi đó. Nói về luật thì 10 hồ sơ nộp cho nhóm của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thì có nghĩa là nó đã xong rồi. Họ đã quyết định hồ sơ thế nào và kháng cáo đã xong rồi. Và tất cả những tội đều cùng một tội chung là tuyên truyền chống đối chế độ. Khi mình làm một hồ sơ thì mình không thể nhập một lượt vô hết mà tội nào ra tội đó. Riêng 4 người của vụ án Lê công Định thì tội khác, tội hơi nặng hơn là tội hoạt động lật đổ chính quyền. Và tội đó nếu bị án là án tử hình là án nặng nhất. Đối với Trịnh Hội thì vụ án đó chưa xử xong bởi vì theo tin của gia đình những người đó cho biết là họ sẽ kháng án. Kháng án là họ sẽ ra cãi tiếp không biết là chính phủ Việt Nam có đồng ý giảm hay không, hay là sẽ tăng hơn, nên phải đợi hồ sơ xong rồi thì mới nộp. Nhưng có điều chắc chắn là Trịnh Hội sẽ tiếp tục nộp đơn khi hồ sơ xong. Bản án như thế nào đi chăng nữa thì để cho quốc tế trả lời.

Việt Hà: VOICE nộp đơn vào ngày 8/2/2010 nhưng nhóm đặc trách giam giữ người vô cớ lại điều tra và ra kết luận vào năm 2009 là 6 trong 10 người bị giam giữ vô cớ. Tại sao có sự chênh lệch về thời gian ở đây?

Trịnh Hội: Tại vì trước đây đã có một tổ chức nộp đơn cho 6 người rồi. Lúc họ bị bắt vô tù nhưng họ chưa bị xử. Thành thử lúc đó Liên Hiệp Quốc, ủy ban chống bắt người vô cớ đã quyết định là 6 người bị bắt mà không được xử là giam giữ vô cớ và chỉ có 6 người. Tại vì họ bị bắt năm 2008… đến khi tụi này làm thì mình cãi khác. Mình cãi là chẳng những sự giam giữ vô cớ mà cái sự kết tội họ là vô cớ và vì vậy bỏ tù họ là vô cớ. Và không phải 6 người không mà là tới 10 người và phải đợi hồ sơ của Phạm Thanh Nghiên xong rồi thì mới nộp lên chung luôn. Tại Phạm Thanh Nghiên mới xử hồi tháng 1 rồi tháng 2 tụi này nộp.

.

Ý nghĩa vụ kiện

Việt Hà: Vụ kiện này có ý nghĩa gì, liệu nó có phiên xử hay không để đưa ra phán quyết không và nếu có thì phán quyết đó có tính cưỡng hành không?

Trịnh Hội: Nếu nói về tính cưỡng hành thì tùy loại cưỡng hành là loại gì, tùy Liên Hiệp Quốc thế nào, nếu mà nói rõ về Liên Hiệp Quốc thì cách đây khoảng 4 năm năm 2006 khi thủ tục này được ra đời thì cá nhân của mình không được làm. Liên Hiệp Quốc cũng có sự thay đổi. Trịnh Hội nghĩ về vấn đề nhân quyền cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Một khi có những quyết định đưa ra, có nhiều chuyện chúng ta có thể làm được. Những ai đồng ý với quyết định của Liên Hiệp Quốc.

Đây là mình chỉ cho là như vậy thôi chứ chưa biết thế nào. Nếu Liên Hiệp Quốc quyết định là Việt Nam vi phạm các văn bản của quốc tế thì Liên Hiệp Quốc sẽ có những việc họ làm, họ có thể cử người sang Việt Nam để điều tra tiếp. Họ có thể gặp các giới chức bên Việt Nam để nêu rõ về vấn đề đã vi phạm như thế nào, họ cũng có thể khuyến cáo các nước khác nên làm gì và chính chúng ta cầm các quyết định đó đi gặp nước Pháp, nước Mỹ để nói rõ lên tình trạng của Việt Nam. Cưỡng chế hay không thì nó tùy theo cái sự quyết tâm của mỗi người chúng ta về quyết định của Liên Hiệp Quốc.

Trịnh Hội nghĩ rằng nếu chúng ta muốn thay đổi một chính sách của nước Mỹ, nước Úc, đây là một xứ sở tự do, nếu chúng ta muốn, có những hội đoàn ở bên đây muốn Việt Nam vô danh sách của những nước cần quan tâm đặc biệt, nếu chúng ta có quyết định đấy thì nó càng giúp cho được cái sự đi vận động của mình hay hơn, tốt hơn. Nói về Liên Hiệp Quốc thì nhìn một cách nào đó thì nó cũng khá mơ hồ, nhưng mà nhìn một cách về luật pháp, về đường dài thì Trịnh Hội nghĩ là vẫn có rất nhiều cơ hội để tạo áp lực cho nhiều người, nhất là những người đang có nhiều quyền lực trong tay suy nghĩ lại trước khi giáng tay, vì chuyện Trịnh Hội làm không chỉ liên quan đến đất nước Việt Nam. Nếu bạn là chánh án, là một ông thứ trưởng công an, bạn quyết định thì sau này nó sẽ nằm ở trong Liên Hiệp Quốc.

Việt Hà: Tức là phán quyết là các anh đã làm sai thì liệu phán quyết đó Việt Nam có thi hành không thì không biết phải không ạ?

Trịnh Hội: Trịnh Hội nghĩ nếu mà xem xét tình trạng hiện tại thì Việt Nam chả thi hành đâu, nhưng mà cái chuyện thi hành hay không thì Trịnh Hội nghĩ không nên để ý quá mức, nó không nên làm chùn bước đối với những ai nghĩ rằng muốn giúp đất nước Việt Nam hiểu rõ luật pháp hơn. Tại chuyện này là chuyện lần đầu tiên trong đời làm chứ từ hồi nào Trịnh Hội làm liên quan luật quốc tế, về tị nạn và những người vô quốc gia nhiều hơn. Khi chúng ta bắt đầu làm chuyện gì đó thì chúng ta làm vì phải làm, we have no choice (không có sự lựa chọn nào khác), đối với Trịnh Hội không có sự lựa chọn nào khác. Đi tranh đấu thì ai biết chừng nào người tị nạn đựợc đi nhưng rất may mắn 10 năm sau được nhiều người đi. Trịnh Hội cũng mong rằng 10 năm sau những hồ sơ này cũng trở thành cái khối tạo áp lực cùng với những nhà đấu tranh cho tự do nhân quyền cho Việt Nam, tạo cho Việt Nam có một cái nhìn đúng hơn, một cái nhìn cải thiện hơn về vấn đề nhân quyền. Rất khó trả lời câu hỏi đó thì nó tùy theo nhận định của mình.

Việt Hà: Cảm ơn luật sư Trịnh Hội rất nhiều.

Trinh Hội: Cảm ơn bạn và khán thính giả, chúc mừng năm mới.

.

VOICE là một tổ chức phi chính phủ, phi chính trị và bất vụ lợi hiện đang chú trọng vào việc tranh đấu cho người Việt tị nạn và những tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Danh sách những người có tên trong đơn kiện chính phủ Việt Nam hiện được lưu trên website của đài RFA.

.

Theo dòng thời sự:

Những phụ nữ đấu tranh đòi dân chủ

Cô Phạm Thanh Nghiên bị tuyên án 4 năm tù

Giới luật gia nói gì sau phiên xử Phạm Thanh Nghiên

VN đặt điều kiện trả tự do cho Luật sư Lê Thị Công Nhân

RSF soạn thảo bức thỉnh nguyện thư yêu cầu thả Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài

.

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

.

.

.

No comments: