Monday, March 29, 2010

NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÉT TIẾNG ĐỐI VỚI CHẾ ĐỘ KIỂM DUYỆT CỦA TRUNG QUỐC

Người đàn ông của Thung lũng Silicon khét tiếng đối với chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc lộ diện

http://www.x-cafevn.org/node/67

Nguồn: Mike Swift, Mercury News

ViAn, X-Cafe chuyển ngữ

27.03.2010

Đối với hệ thống kiểm duyệt Internet của Trung Quốc, anh là kẻ khét tiếng. Đối với phần còn lại của thế giới, anh ta lại là kẻ vô danh.

Khi mà anh ta nhấp chuột qua một trang web trong một cửa tiệm cà phê ở Thung lũng Silicon hôm thứ Năm, bạn không bao giờ có thể đoán ra rằng một nửa triệu người ở Trung Quốc, Iran và các nước khác đã phụ thuộc vào phần mềm của anh ta để tránh sự ngăn chận Internet và giám sát của nhà cầm quyền, cái mà một con số ước tính khoảng 50.000 kỹ sư phần mềm làm việc cho nhà cầm quyền tại Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn anh ta và những người khác; và rằng có cả một ban của quốc hội (Hoa Kỳ - ViAn chú thích) tranh luận không chỉ làm thế nào để giúp người khổng lồ Google trong cuộc đối đầu với sự kiểm duyệt của Trung Quốc trong tuần này, nhưng cũng bàn đến công việc của chàng kỹ sư phần mềm này.

Anh ấy đã ra làm chứng trước một hội đồng quốc hội - một cách nặc danh - và khi anh được phỏng vấn trên truyền hình quốc gia, anh đã được ghi hình từ phía sau và tiếng nói của anh cũng đã được che giấu. Vì sợ nhà cầm quyền Trung Quốc, nhà chuyên môn về phần mềm của Thung lũng Điện tử có giọng nói nhỏ nhẹ này đã giữ kín thân phận của mình. Cho đến lúc này.

"Tôi nhận ra rằng nếu bạn đang sợ hãi," Alan Huang nói với Mercury News trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, "nhà cầm quyền có thể lợi dụng điều đó."

Công ty địa phương của Huang, UltraReach Internet, là một trong số một nhóm các công ty tạo dựng nên Hiệp hội Tự do Internet Toàn cầu (Global Internet Freedom Consortium). Nhờ vào phần mềm đơn giản của Hiệp hội, thường được tải xuống thông qua một e-mail, một người có thể bước ra thế giới bên ngoài bất kể có sự ngăn chặn hoặc giám sát mà quốc gia của họ áp đặt và tự do truy cập bất cứ nơi nào trên Web.

Là một người theo Pháp Luân Công, nhóm tu tập tâm linh bị nhà cầm quyền cấm đoán, Huang đã giúp phát triển phần công nghệ trong năm 2002 để giúp các thành viên của phong trào đó giao tiếp với nhau trên mạng. Nhưng anh đã sớm nhận ra rằng, việc truy cập thông tin không bị lọc chặn, thoát khỏi sự giám sát của nhà cầm quyền, là một nhu cầu cơ bản, không ràng buộc với bất kỳ nhóm đơn lẻ hoặc quốc gia nào cả. Huang đã tham gia tích cực trong các phong trào dân chủ tại Trung Quốc vào năm 1989 trước khi chuyển đến Vùng Vịnh - Bay Area năm 1992.

Trong khi lưu lượng truy cập chia sẽ lớn nhất của Hiệp hội vẫn đến từ Trung Quốc, dịch vụ này còn được nhìn thấy một sự đột biến từ Iran - nơi mà vào năm ngoái, nhà cầm quyền đã đàn áp thẳng tay những nhà hoạt động dân chủ sử dụng YouTube, Facebook và các công cụ mạng xã hội khác để giao tiếp - và từ Việt Nam nữa. Hiệp hội cũng đã có được nhiều người sử dụng từ Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các nước khác - kể cả Hoa Kỳ.

"Nếu bạn không có quyền riêng tư và bảo mật, bạn không có quyền tự do," Huang nói.

Huang cổ vủ bước tiến của Google trong tuần này đối với việc hướng chuyển lưu lượng truy cập tìm kiếm bằng tiếng Trung quốc của mình tới một dịch vụ tìm kiếm không bị lọc chặn, đặt trụ sở tại Hồng Kông. Tuy nhiên, anh đã quyết định rằng anh không còn muốn duy trì sự che giấu nặc danh khi một phóng viên đã lần ra được tông tích của anh trong tuần này, anh nói rằng các phần mềm phá vở (hệ thống tường lửa) của Hiệp hội đại diện cho "phía đúng đắn của công nghệ, phía chính nghĩa của lịch sử."

Hiệp hội là một trong nhiều dịch vụ giúp đở đã trở thành những công cụ ngày càng quan trọng cho những người Trung Quốc để phá vỡ bức "Vạn lý Tường lửa" trong vòng năm năm qua, ông Xiao Qiang, giám đốc Dự án Internet Trung Quốc tại UC Berkeley và nhà sáng lập của tờ China Digital Times, đã nhận định như vậy. Ông nói rằng nhu cầu sẽ chỉ càng trở thành rộng lớn hơn.

"Chúng tôi chưa nhìn thấy ngay cả những trả đũa toàn diện từ nhà cầm quyền Trung Quốc" đối với động thái ngừng kiểm duyệt công cụ tìm kiếm tiếng Trung quốc của Google, ông Xiao nhận định tiếp. "Nếu Google buộc phải rút khỏi Trung Quốc, nó sẽ làm cho nhu cầu đó thậm chí thành một thị trường lớn hơn."

Sự quan tâm toàn cầu mà Google tạo ra khi nó ngưng kiểm duyệt công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc cũng có thể giúp cho Hiệp hội thực hiện các dịch vụ của mình một cách khả thi cho nhiều người hơn trong tất cả 180 quốc gia mà nó cung cấp. Vào ngày thứ Tư, tại một buổi điều trần tại Washington, trước Uỷ ban Hành pháp của Quốc hội trên vấn đề Trung Quốc về Google, một cuộc tranh luận trên vấn đề các nguồn lực tài trợ bổ sung thuộc Liên bang cho Hiệp hội này và những tổ chức khác cung cấp công nghệ phá vở tường lửa đã trở thành một vấn đề trung tâm.

Ông Mark Palmer, một cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Hungary và bây giờ là Thành viên của Freedom House, một tổ chức hoạt động cho Nhân quyền, đã lên án Bộ Ngoại giao Mỹ về việc không cho phân phối số tiền 30 triệu Mỹ kim, vốn đã được chấp thuận để giúp Hiệp hội mua thêm máy chủ và thuê mướn thêm nhân viên. Vào tháng Giêng, một nhóm các thượng nghị sĩ, do Thượng nghị sĩ Sam Brownback, thuộc đảng Cộng hòa, tiểu bang Kansas, đã viết thư cho bà Ngoại trưởng Hillary Clinton, chất vấn về số tiền được tháo khoán.

“Điều rõ ràng là từ việc nói chuyện với những vị đồng viện của tôi, trong cả hai Bộ Ngoại giao và Tòa Bạch ốc, một trong những mối quan tâm mà nó đã dẫn đến sự chậm trễ này chính là mối quan ngại về phản ứng của Trung Quốc," ông Palmer nói với nhóm các thượng nghị sĩ và dân biểu Hạ viện thuộc Ủy ban. Bộ Ngoại giao đã không đáp ứng đối với nhiều yêu cầu để đưa ra lời giải thích.

Ông Palmer nói với ủy ban quốc hội rằng nếu công nghệ chống kiểm duyệt như công nghệ của Hiệp hội này có thể mở ra đủ các lỗ hổng trong bức "Vạn lý Tường lửa" cho đủ một số lượng người, thì cuộc đấu sức không gian mạng mà Google đã làm trong tuần này bằng cách di chuyển công cụ tìm kiếm tiếng Trung Quốc sang Hồng Kông sẽ là không cần thiết, và người dân có thể đi trực tiếp vào công cụ tìm kiếm chính của Google. Ông nhận định "Google đang ở trong một cuộc chiến và một thất bại “tử vì đạo” cũng sẽ chẳng giúp tháo gở được nguyên nhân."

Hiệp hội cung cấp phần mềm mã hóa miễn phí mà nó cũng cho phép người sử dụng Internet chuyển đổi các địa chỉ IP nhiều lần chỉ trong một giây, trên một nhóm các máy chủ proxy servers chuyên dụng rải rác khắp thế giới, sẽ làm vô hiệu hóa sự ngăn chặn hoặc giám sát của nhà cầm quyền tại bất cứ quốc gia nào.

Vào khi đó là một công nghệ mạnh mẽ bởi vì nó là rẻ so với sự giám sát và ngăn chặn đắt tiền mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang tiến hành, Hiệp hội chỉ là một tổ chức điều hành nhỏ bé, Huang cho biết. Sau công việc ban ngày của mình như là một chuyên gia phần mềm, ông làm việc muộn vào ban đêm nhiều buổi tối cho Hiệp hội, và dành tiền riêng của mình cho phần cứng và dịch vụ. Nhân viên tất cả đều là những tình nguyện viên. Hiệp hội này, cũng bao gồm cả Dynamic Internet Technology ở North Carolina, đã nhận được tài trợ của chính phủ thông qua International Broadcasting Bureau, nơi cung cấp quỹ tài chính cho những tổ chức như Voice of America.

Huang đã trở thành một công dân Hoa Kỳ. Thế nhưng ông nói rằng vẫn còn có những lý do để lo sợ việc tiếp cận của nhà cầm quyền Trung Quốc, ngay cả ở đây, tại Vùng Vịnh, và ông đã yêu cầu rằng nơi ông sống và các chi tiết cá nhân khác phải được giữ kín. Trong khi ông hoan nghênh các bước của Google đã diễn trong tuần này, Huang nói rằng ông vẫn không thể quên được việc công ty này đã từng đồng ý với các quy tắc kiểm duyệt của Trung Quốc trong bốn năm qua.

"Với tôi, tôi cảm thấy việc này có vẻ hơi muộn màng," ông nói, tuy vậy ông nói thêm rằng ông hy vọng chính phủ Hoa Kỳ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc và các công ty khác sẽ làm theo như sự khởi dẫn của Google. "Microsoft nên làm điều tương tự; Yahoo nên làm điều tương tự; Cisco nên làm điều tương tự."

.

.

.

No comments: