Friday, March 26, 2010

NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN NGƯỜI MỸ BỊ CÔNG AN HÀNH HUNG

Nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ bị đánh vì đến thăm Hòa thượng Quảng Độ

Ỷ Lan, thông tín viên RFA

2010-03-25

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/NY-human-rights-activist-got-beaten-and-interrogated-by-police-after-visiting-venerable-thich-quang-do-YLan-03252010215159.html

Một nhân vật người Mỹ cổ vũ cho nhân quyền bị công an đánh và thẩm vấn sau khi đến thăm Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh thiền viện ở Sài Gòn.

.

Bắt người vô cớ

Chủ tịch Sáng hội nhân quyền tại New York, Hoa Kỳ, ông Thor Halvorssen, đến Thanh Minh Thiền viện vấn an Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao của GHPGVNTN. Ra về, ông bị công an hành hung và câu lưu trong một giờ rưỡi đồng hồ tại cơ sở công an quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

Sự kiện đã được ông Võ Văn Ái, chủ tịch Cơ sở Quê mẹ hành động cho dân chủ Việt Nam, và là giám đốc Phòng thông tin Phật giáo quốc tế gửi tường trình đến cuộc điều trần về nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam, do Ủy ban nhân quyền Tom Lantos tổ chức tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ ba, ngày 23 tháng 3. Sự việc được chứng minh rõ ràng qua tấm hình chụp lưng ông Halvorssen bầm tím. Chúng tôi liên lạc với ông để tìm hiểu vụ này qua cuôc phỏng vấn sau đây:

Ỷ Lan: Thưa ông Thor Halvorssen, ông là nhà sản xuất điện ảnh đồng thời là người sáng lập và Chủ tịch Sáng hội Nhân quyền có trụ sở đặt tại New York. Theo bản điều trần của ông Võ Văn Ái, Phát ngôn nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gửi đến cuộc “Điều trần về Nhân quyền và Tự do Tôn giáo tại Việt Nam” tại Quốc hội Hoa Kỳ, cho biết ông bị công an thành phố Hồ Chí Minh hành hung và câu lưu tuần trước đây vì ông đến thăm Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ở Việt Nam. Điều này có đúng không? Xin ông vui lòng cho thính giả được biết sự kiện xảy ra như thế nào?

Thor Halvorssen: Sự kiện xảy ra đúng như vậy. Tôi đã đến Việt Nam để viếng thăm người lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một vị Tăng có tên Thích Quảng Độ. Hòa thượng bị vào tù ra khám từ thời còn trẻ. Hòa thượng từng bị tra tấn và không ngừng bị quản thúc. Tất cả chỉ vì Hòa thượng hoạt động cho dân chủ và nhân quyền, nên trở thành mục tiêu đàn áp của chính quyền Việt Nam. Hòa thượng hiện đang bị quản chế tại Thanh Minh Thiền viện. Tôi đã đến đấy viếng thăm ngài.

Rõ ràng là những công an mặc thường phục thấy tôi đi vào Thiền viện. Nên sau cuộc viếng thăm, mới bước ra, bốn người công an liền áp đến tôi. Một trong bọn họ đánh thúc vào lưng tôi. Cả bốn tên cùng la hét tại sao tôi vào chùa, tôi đến chùa làm gì! Rồi họ dẫn tôi về đồn công an, ở đây tôi bị một sĩ quan năm sao thẩm vấn và giam giữ trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Sau đó họ để cho tôi ra về vì tôi nói thẳng với họ rằng không thả tôi ra họ sẽ gặp khó chứ tôi chẳng bị khó khăn gì đâu. Thật là một kinh nghiệm hãi hùng. Tôi phải nói rằng tôi quá vui sướng khi thoát khỏi Sài gòn.

Ỷ Lan: Đây có phải là lần đầu tiên ông đến Việt Nam ?

Thor Halvorssen: Vâng, và chắc chắn rằng còn lâu tôi mới trở lại Việt Nam.

Không quan tâm nhân quyền

Ỷ Lan: Là người ngoại quốc lần đầu tiên đến Việt Nam, cảm tưởng ông như thế nào đối với nhà cầm quyền?

Thor Halvorssen: Ờ, một cuộc tuyên truyền tẩy não kỳ dị. Màu sắc tuyên truyền sâu rộng trang trải khắp nơi. Hồ Chí Minh là Che Guavara của Việt Nam. Hình ông ta được dán khắp nơi, ông theo dõi chúng ta khắp nơi. Một chính quyền tuyệt đối Cộng sản nhưng đồng thời cũng là tư bản, thật là điều quá ư kỳ quặc. Điều thấy rõ là họ chỉ nhắm tới một chuyện mà thôi. Bằng mọi giá họ muốn thu tóm tiền bạc của du khách và của nước ngoài. Nhưng họ chẳng quan tâm một tí ti nào cho nhân quyền. Đọc các báo tiếng Anh tại đây là một thử nghiệm kỳ dị theo kiểu ngôn ngữ hai chiều trong thế giới của Orwell. Những tin tức tìm thấy trong báo chí chỉ là tin tức ở ngoài Việt Nam. Chẳng có một tin tức gì tự sự của Việt Nam. Nếu có cũng chỉ là sự tuyên truyền mà thôi.

Ỷ Lan: Cảm tưởng của ông khi gặp Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ như thế nào?

Thor Halvorssen: Một con người kỳ vĩ, mặc dù bao thảm nạn phải trải qua, Hòa thượng giữ vững niềm hy vọng là Việt Nam sẽ thắng lướt, khắc phục Cộng sản, và chuyển hóa sang một chế độ mà phẩm giá con người được tôn trọng và nhân quyền được bảo đảm ở mức cao nhất.

Ỷ Lan: Xin ông câu hỏi chót, theo ông Cộng đồng thế giới phải làm gì để thay đổi tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Ông có nghĩ rằng thế giới đã quan tâm đúng mức chưa?

Thor Halvorssen: Hầu như thế giới chẳng quan tâm gì cả. Tám mươi triệu dân sống dưới một chế độ độc tài toàn trị nắm quyền bao nhiêu thập kỷ, thế mà chẳng có chút quan tâm nào. Người ta đã nói quá nhiều đến cuộc chiến Việt Nam, sự khủng khiếp cũng như nỗi khổ đau của chiến tranh làm băng giá mọi phê phán chính đáng đối với những chuyện mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hành xử nhân dân họ suốt mấy thập kỷ qua. Thật đáng buồn khi Châu Âu và đặc biệt Hoa Kỳ tỏ ra quá bình thản. Hầu như chắc chắn Hoa Kỳ giữ sự im lặng vì cuộc chiến Việt Nam và những di sản của nó. Thế nhưng biết bao quốc gia Châu Âu cũng câm tiếng. Thật là một sự im lặng kinh hồn!

Ỷ Lan: Xin cám ơn ông Thor Halvossen đã dành cho cuộc phỏng vấn này.

Thor Halvorssen: Xin cám ơn chị và quý Đài đã làm sáng tỏ những chuyện đang xảy ra tại Việt Nam. Đây là việc cần tiếp tục cho đến ngày nhân dân Việt Nam được hưởng các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do ngay cả trong việc được quyền thiết lập những đảng chính trị - mà hiện nay bị cấm - đem khả năng chuyển hóa tự do, tranh cãi trên báo chí để khôi phục các nỗi bất công, những điều mà hiện nay tại Việt Nam chưa được hưởng. Việt Nam ngày nay sống dưới chế độ độc tài toàn trị.

.

Theo dòng thời sự:

Phái đoàn USCIRF gặp Hòa thượng Quảng Độ

Hội thảo hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình tại gia của HT Quảng Độ

HT. Thích Quảng Độ phản đối kế hoạch khai thác bô-xít

205 người đề cử cho giải Nobel Hòa Bình năm 2009

HT Quảng Độ: tôi xấu hỗ với cung cách làm việc của chính phủ VN

Thực hư bức thư Hòa thượng Quảng Độ gửi công an thành phố HCM?

Phái đoàn Tòa đại sứ Mỹ viếng thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

.

.

.

No comments: