Monday, March 15, 2010

LS LÊ THỊ CÔNG NHÂN PHÁT BIỂU TẠI ĐẠI HỘI của ÂN XÁ QUỐC TẾ

Nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân lên tiếng tại Đại Hội của Ân Xá Quốc Tế - Phân Hội Pháp

Tuấn Bách

Cập nhật ngày: 15/03/2010

http://www.viettan.org/spip.php?article9635

Hơn 800 đại biểu và thành viên của Hội Ân Xá Quốc Tế, phân hội Pháp (Amnesty Internation France – AIF) đã tụ tập tại Cité des Congrès, thành phố Nantes, cách Paris 350 km về phía tây, tham dự Đại Hội của Ân Xá Quốc Tế - Phân Hội Pháp, được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng 3/2010. Trong đại hội này, lần đầu tiên đại diện của đảng Việt Tân đã trình bày những nỗ lực đa dạng của Việt Tân trong nỗ lực đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, và đặc biệt hơn cả là sự lên tiếng từ Việt Nam của nữ luật sư Lê Thị Công Nhân trước đại hội.

Chương trình bắt đầu vào trưa thứ sáu 12 tháng 3 với lời chào mừng của dân biểu Jean-Marc Ayrault, thị trưởng Nantes và lời khai mạc đại hội của bà Geneviève Garrigos, chủ tịch AIF. Sau những phiên họp khoáng đại, các đại biểu và thành viên chọn cho mình một trong 4 nhóm làm việc (workshop) gồm những đề tài:

1) bảo vệ nhân phẩm con người,
2) tình hình vi phạm nhân quyền tại Nga,
3) vận động để hủy bỏ án tử hình trên thế giới,
4) các nhà tranh đấu cho nhân quyền trên thế giới.

Trong workshop số 4 do ký giả Jean-Marie Biele điều họp, AIF đã mời 3 người ngoài hội phát biểu. Diễn giả thứ nhất là ông Vincent Forest thuộc tổ chức Frontline Defenders. Người thứ thứ nhì là ông Choukhri Ben Jennat, chủ tịch Amnesty International Tunisia. Sau đó là bà Marie Mosse, cựu chủ tịch hội ASADHO nhằm bảo vệ nhân quyền tại Democratic Republic of Congo. Diễn giả thứ tư là anh Trần Đức Tuấn Sơn thuộc Đảng Việt Tân.

Các diễn giả lần lượt trình bày những hoạt động của các tổ chức liên hệ trong lãnh vực tranh đấu cho nhân quyền. Trong phần trình bày của mình, anh Tuấn Sơn đã nhấn mạnh về phương thức đấu tranh bất bạo động và những việc làm cụ thể của Việt Tân để quảng bá và thực hiện phương thức này tại Việt Nam, như phổ biến sách Từ Độc Tài Đến Dân Chủ của TS Gene Sharp, và các DVD Hạ Bệ Độc Tài, Một Lực Còn Mạnh Hơn v.v. Anh Sơn cũng trình bày về chiến dịch bảo vệ các tù nhân lương tâm (Voices of Conscience) và đặc biệt là chiến dịch vận động Tự Do cho ba anh thư Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân và Phạm Thanh Nghiên.

.

Trong buổi họp khoáng đại vào sáng ngày thứ 3 của đại hội, anh Sơn và đảng Việt Tân đã tạo điều kiện để Luật Sư Lê Thị Công Nhân phát biểu trực tiếp qua điện thoại trước 800 đại biểu và thành viên của AIF. LS Nhân đã vắn tắt trình bày về sự vô lý trong bản án mà nhà cầm quyền CSVN áp đặt cho mình và những nhà đấu tranh khác. LS Nhân nhận định rằng cuộc đấu tranh của người Việt Nam cho dân chủ sẽ còn rất nhiều khó khăn, gian nan; tuy vậy chị sẽ không bỏ cuộc và tiếp tục tranh đấu cho một ngày mai tươi sáng hơn cho đất nước.

Những phát biểu của LS Lê Thị Nhân đã tạo sự cảm phục cho toàn đại hội với tràng vỗ tay nồng nhiệt trong hội trường. Được biết, trong thời gian LS Lê Thị Công Nhân bị giam cầm, Amnesty International đã xác nhận chị là một tù nhân lương tâm và nhiều lần lên tiếng vận động cho chị.

Sau phát biểu của LS Lê Thị Công Nhân, anh Sơn trình bày trước đại hội về tình hình về quyền tự do trên mạng tại Việt Nam. Qua đó, anh đã nêu lên những giới hạn của nhà cầm quyền đối với các blogger Việt Nam, sự ngăn chặn Face Book, cùng chiến dịch dùng «tin tặc» để nhà cầm quyền giấu mặt đánh phá và triệt hạ các trang mạng độc lập có nhiều độc giả. Trong hoàn cảnh đó, các trang mạng như «Câu Lạc Bộ Nó Kìa», hay chiến dịch vạch trần sự vu khống trắng trợn của nhà cầm quyền CSVN đối với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là những thí dụ tiêu biểu trong rất nhiều nỗ lực của dân mạng Việt Nam nhằm tố cáo sự tham nhũng, bất công, gian trá dưới chế độ Hà Nội. Bên cạnh đó là những chiến dịch như "Đem Facebook Lại Ngay", hoặc chiến dịch Vận Động cho Tự Do Internet tại Việt Nam được tiến hành từ hơn 18 tháng qua với sự hưởng ứng nồng nhiệt của cộng đồng mạng Việt Nam và một số cộng đồng mạng quốc tế. Sau phần thuyết trình, nhiều thành viên đã nêu câu hỏi cho đại diện Việt Tân để tìm hiểu thêm về những hoạt động tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam.

Được biết, đại hội của AIF được tổ chức 2 năm một lần tại những thành phố khác nhau ở Pháp. Đây là lần thứ nhì đại hội trở lại Nantes, lần cuối là vào năm 1979. Phân hội Pháp của Amnesty International được thành lập vào năm 1971 và hiện nay có 22,000 thành viên trên 400 thành phố tại Pháp.

.

XEM HÌNH : http://www.viettan.org/spip.php?article9635

.

.

.

No comments: