Thursday, March 25, 2010

LÊ THỊ CÔNG NHÂN và SỐ PHẬN LỊCH SỬ

Lê Thị Công Nhân và số phận lịch sử

Zulu
25-03-2010

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7260

Chưa có số phận dân tộc nào lao đao như dân tộc Việt Nam. Truy tìm lịch sử, từ cột mốc 500 năm trước Công Nguyên, thời Việt Vương Câu Tiễn đã có chữ viết, tài luyện kim đến mức tinh vi. Thanh bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn là một bằng chứng. Văn minh người Việt toả sáng khắp vùng Đông Á, rồi dần dần lan xuống phía Nam. Nhưng, tiếc thay người Việt chỉ là thiểu số trong Bách Việt, thiên nhiên và áp lực của xã hội càng lúc càng nghiệt ngã, bao trùm lên đời sống vốn đã khốn khó của dân tộc ta.

Từ thời Việt Vương Câu Tiễn, nước Việt bị Sở lấn chiếm rồi thôn tính, dân Việt chạy về hướng Nam, sống ở Phúc Kiến, theo thời gian di chuyển tiếp đến nay chúng ta có nước Việt Nam.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta oai hùng, dũng cảm, đã bao phen làm bạt vía quân Tàu. Dù đất nước ta nhỏ, ít người lại sát nách một nước lớn nhưng hào kiệt ta chưa bao giờ khiếp nhược trước quân thù. Trong bất cứ thời đại nào, người Tàu cũng hăm he, muốn nuốt gọn Việt Nam. Với số phận của một dân tộc vốn đa đoan, những thử thách đó đã trui luyện và sản sinh ra những bậc anh hùng làm nên lịch sử, thời nào cũng có.

Từ bình minh của lịch sử, đất nước đã có Trưng Trắc, Trưng Nhị (40 – 43) dựng cờ khởi nghĩa, đánh tan quân nhà Hán, dành lại độc lập cho dân tộc. Bà Triệu (246 - 248) khởi nghĩa chống quân Đông Ngô, dù chỉ trong một thời gian rất ngắn, trước thế giặc mạnh, Bà đặt tình yêu nước cao hơn tính mệnh, tuổi xuân mất đi, nhưng tiếng thơm của Bà vẫn đời đời trong lòng dân tộc, “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”

Thử thách trui luyện bãn lãnh của dân tộc, để vượt qua số phận gian nan trong suốt lịch sử. Lý Thường Kiệt xuất hiện như một anh hùng cái thế, hiên ngang đánh Tống, đòi lại giang sơn. Bình Chiêm, mở mang bờ cõi. Mặc nhiên khẳng định:

Nam Quốc, Sơn hà, Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư


Cứ như thế, theo thời gian, dân tộc ta lại sinh ra những con người kiệt xuất, vượt thời gian. Một Nguyễn Trãi, anh hùng vĩ đại của dân tộc, văn chương, thao lược toàn tài, đã mở ra con đường thái bình thịnh trị và rửa thẹn ngàn thu cho giống nòi. Sử sách xưa nay còn lưu dấu một “Bình Ngô đại cáo” thiên anh hùng ca, chót vót trên cao mà cháu con chưa bao giờ khai thác hết. Một nghi án đưa lịch sử vào chốn mù tăm! Nhưng câu nói Nguyễn Trãi khuyên nhà vua, “Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sầu than” thì đời đời tồn tại, và cần thiết.

Cứ như thế, hồn thiêng sông núi mỗi ngày nung nấu thành đỉnh cao, và cao mãi.

Ngờ đâu, tai ương lại trút lên đầu dân tộc một lần nữa. Khi tai ương đụng bản lĩnh dân tộc, một dân tộc oai hùng, hiển hách và duy nhất đánh bại Nguyên Mông. Bất hạnh lại xẩy đến
Nguyễn Ái Quốc thành lập đảng cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (2/1930) mở đầu những trang sử đen tối nhất, thảm thương nhất trong lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay -

Vẫn chưa hết, 50 năm sau đảng cộng sản cả gan đem xác chết Hồ chí Minh (Nguyễn ái Quốc) ngự trên đầu tiên tổ (đất Thăng Long) để cùng nhau ngợi ca sự man rợ. Đất nước triền miên trong nghèo nàn, lạc hậu và hiểm hoạ Hán hoá như đã thành hình.

Viết đến đây bỗng nhiên lòng tôi nhớ, những Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm thanh Nghiên, ... trong lao tù cộng sản. Những người trẻ, những anh hùng dân tộc ở tù vì tội yêu nước hay sao?

Nhớ xưa, nhà thơ Nguyễn Cao (1887) bị bắt về tội cầm quân đánh Pháp. Giữa Hà Nội, ông lấy mảnh sành rạch bụng, moi ruột gan banh ra từng khúc, rồi lạnh lùng hỏi, “Ruột gan tao đây, bay xem có khúc nào phản thì bảo?” Nói xong, ông cắn lưỡi chết.

Và câu nói của Trần Bình Trọng từ 500 năm trước (1387), “Ta thà làm qủy nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc!” còn văng vẳng đâu đây. Vậy đất nước là gì mà Nguyễn Cao và Trần Bình Trọng đã lấy tính mạng mình ra mà bảo vệ như thế? Nghĩa cử đó không những chứng tỏ được lòng yêu tổ quốc, núi sông mà còn là một ý thức vô cùng cao lớn – những gắn bó và lòng thiết tha với tiền đồ dân tộc, tình làng, nghĩa xóm, tình tự dân tộc và nhất là lòng thiết tha, giữ nếp sống riêng, thành bản sắc văn hoá cho đất nước. Lòng tôi nao nao, luỹ tre xanh, con đường nhỏ, giếng nước bên đình làng, cánh buồm lộng gió, ngôi trường tuổi thơ, mẹ tôi và cả em nữa... Đầm ấm quá! Yêu thương quá! Phải không em? Anh yêu Tổ Quốc.

Bây giờ, đất nước theo dòng chảy toàn cầu hoá, người Việt Nam di chuyển đi muôn phương, lòng yêu nước tuy có những vấn đề cần phải đặt ra, cần suy gẫm. Gì thì gì, tiêu diệt cái đảng trời ơi là tất cả mấu chốt của vấn đề.

Trong thời quân chủ, người viết sử làm sáng cái đức của Vua và chân lý của những bậc hiền tài. Bạo quyền cộng sản núp bóng nhân dân để tác oai, tác quái. Chúng nhân danh cách mạng, giải phóng, XHCN, … để thao túng xã hội. Từ đó, lấy luận điệu “Trung với đảng, hiếu với dân” làm chiêu bài để vương hoá Đảng. Đảng hơn Vua ở chỗ biết lừa đảo và gian manh, “Yêu nước là yêu Xã hội chủ nghĩa”. Đảng còn là đại diện tiên tiến của nhân dân, nên Đảng làm gì cũng được.

Từ khi có đảng cộng sản, dân ta bị trùm lên đầu, lên cổ cái khái niệm man rợ đó. Nay thêm “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là cách làm cho mọi người no thêm một chút, để đảng cộng sản Việt Nam tồn tại mà bán nước. Hãy nhìn ra biển Đông, nhìn thẳng lên cao nguyên, tìm lại những cột mốc biên giới. Đảng lãnh đạo vậy ư?

Số phận đất nước rồi ra sẽ thế nào đây?

Người Việt khắp nơi, cả trong lẫn ngoài nước ngao ngán với cái đảng trời ơi. Trong thì hà khắc, bóc lột dân lành, ngoài thì khiếp nhược, run sợ trước kẻ thù truyền kiếp. Lịch sử, có bao giờ nhục nhã thế nầy. Tôi chơi vơi như vừa tỉnh cơn mê, mới đây thôi, bây giờ tôi đã trùng trùng cách biệt, mẹ tôi, những người thân và bạn hữu. Quê hương ngàn xa, tiếng phi cơ vun vút trên không trung đưa tôi về chốn cũ. Tổ Quốc Việt Nam ơi.

Hương Cảng là mảnh đất nầy, chân tôi như từng bước đang dẫm lên tai hoạ của lịch sử, Hồ chí Minh thành lập đảng cộng sản tại đây. Sự tình cờ đã cho tôi ý thức về số phận của đất nước, tôi đi nhanh hơn. Bước lên phi cơ, bỏ lại thành phố, lòng tôi nhẹ nhõm, mong phi cơ cất cánh thật mau.

Nhìn trời, mây đặc quánh như bông gòn nằm ở dưới xa. Phi cơ có lẻ đã đạt đến độ cao ổn định của đường bay, tôi cảm thấy lạnh và cần làm một cái gì cho hết thời gian. Thoáng qua một vài giây, ý tưởng của tôi ngừng lại ở Lê Thị Công Nhân và định mệnh của lịch sử. Đề tài tôi đã đề nghị với người bạn hợp tác, bằng cách sưu tầm phần lịch sử. Anh bạn giới thiệu người khạc Người khác chỉ cho tôi vào Google. Vậy là huề vốn, làm sao tôi đọc hết trong một thời gian ngắn hàng ngàn năm lịch sử, trong khi tôi chỉ cần cái phần cô đọng phù hợp để đưa vào bài viết. Tôi thu gọn đề tài trong số phận lịch sử, có bao nhiêu viết bấy nhiêu.

Chữ số phận có vẻ thích hợp và làm cho tôi tự tin ở đề tài. Tôi hăm hở với hình ảnh Lê Thị Công Nhân, anh thư xuất hiện như một vì sao sáng giữa bóng đêm, đang cùng với số phận Việt Nam xoay chiều lịch sử. Và tôi viết để thể hiện lòng tự trọng của mình.

Đất nước đang từng ngày quằn quại dưới ách đô hộ của giặc nội xâm, bộ mặt bọn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nguyên hình thái thú Hán.

Lịch sử, một lần nữa, viết nên câu chuyện tình, thành huyền thoại Lê thị Công Nhân. Chuyện bắt đầu từ sau những ngày của 30 tháng Tư 75. Chàng thanh niên quen với thiếu nữ tên Lệ, trong một xã hội xáo trộn và đầy dẫy bất công, nàng nghĩ đến một đất nước công bằng và nhân ái, ước mơ ấy tích tụ thành ra máu thịt, nàng bỏ vào nôi, tiếng ru của nàng ngày đêm hoá ra bậc anh thư.

Tên mẹ đặt cho con thành ra định mệnh lịch sử, hay số phận lịch sử bắt đầu khi mẹ quen cha? Tôi đặt câu hỏi này với Lê thị Công Nhân. Có những trường hợp câu hỏi chính là câu trả lời. Còn tôi, câu trả lời chính là vầng hào quang Lê thị Công Nhân, đang dần dần thắp sáng Việt Nam.

Bản lãnh, tri thức và lòng thiết tha yêu nước thể hiện qua Lê thị Công Nhân, ngoài đời và trong lao tù cộng sản, là động lực thúc đẩy tuổi trẻ dấn thân, người lớn cảm phục, kẻ thù nể trọng. Trong trại giam, lấy cớ ống cống tắc nghẽn, bọn cai tù bắt nữ tù nhân tắm trần ở ngoài trời, dù bị cô lập, LTCN một mình tranh đấu đến cùng. Điều tôi khâm phục nhất là trước kẻ thù, LTCN vẫn an nhiên tự tại, nói năng như thầy nói với trò, không ngại ngùng, lo sợ gì cả. Trong những lần truyền thông phỏng vấn, giống như một nhà cách mạng, “Những gì tôi đã làm được tuy thật nhỏ bé, nhưng nếu mỗi cá nhân chúng ta đừng thờ ơ, nghĩa là chưa ủng hộ thì hãy ủng hộ, ủng hộ rồi mà chưa tham gia thì hãy tham gia, tham gia rồi mà chưa tích cực thì xin hãy mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình.”

Cộng sản sợ nhất là sự thật, trí thức và niềm tin tôn giáo (đoàn kết) cho nên chúng ra sức triệt hạ tôn giáo, bỏ tù những nhà đấu tranh cho Dân chủ, Tự do, Nhân quyền … Điều đó đối với LTCN bị vô hiệu hoá, “Một lần nữa, tôi xin khẳng định, tôi không bao giờ đầu hàng, không bao giờ thỏa hiệp với CSVN cho dù điều tồi tệ nhất có thể xảy đến. Và đối với tôi, đi tù chưa phải là điều tồi tệ nhất...”

Thời thế sinh ra Hồ chí Minh. Vận nước sinh ra Lê Thị Công Nhân.

Sự thật sẽ tiêu diệt cái lường láo, gian manh. Lấy công bằng và Nhân ái mà độ trì người cộng sản. Với lời thề, “Nhưng tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi để đấu tranh, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính mình, và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người dân Việt Nam. Và Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì là thỏa hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi.”

Tôi tin vào một ngày mai tươi sáng của đất nước. Rồi đây những bông hoa dân chủ sẽ nở rộ trên quê hương bằng lòng yêu nước và hạt giống Lê Thị Công Nhân, một hạt giống có niềm tin và biết sống theo ý Chúa!


© DCVOnline

.

.

.

No comments: