Báo cáo của tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Quốc Tế
Diên Vỹ, X-cafe chuyển ngữ
http://www.x-cafevn.org/node/1750
IV. Những kiến nghị
Đến chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
Ngay lập tức trả tự do vô điều kiện đối với những cá nhân bị bắt giữ vì những hoạt động ôn hoà nhằm thúc đẩy những quyền lợi của người lao động trong việc tự do lập hội, bao gồm quyền tự quyết thành lập hoặc tham gia các tổ chức nghiệp đoàn; quyền tụ tập để phản đối một cách ôn hoà để bảo vệ và đòi hỏi quyền lợi của mình; và quyền tự do ngôn luận trên danh nghĩa của người lao động hoặc những vấn đề họ quan tâm.
Thi hành nghĩa vụ của Việt Nam trong Công ước Quốc tế về những quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), Công ước Quốc tế về những quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá (ICESCR) và, là thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), phải tôn trọng và phát triển quyền tự do lập hội cũng như những quyền của người lao động để thành lập những tổ chức công đoàn độc lập, thực hành quyền đình công, quyền thương lượng tập thể với chủ lao động.
Sửa đổi những luật lệ của Việt Nam liên quan đến lao động bao gồm bộ Luật Lao động năm 1994 để chúng đồng nhất với những yêu cầu của ICCPR, ICESCR và ILO. Cụ thể là nên thông qua và thi hành hiệp định số 87 của ILO, liên quan đến quyền tự do lập hội, và hiệp định số 98, liên quan đến quyền tổ chức và thương lượng quyền lợi tập thể.
Bảo đảm quyền lợi của các cá nhân khi họ tham gia thành lập hội đoàn một cách hoà bình với những người khác cho dù quan điểm của họ có đi ngược lại với quan điểm chính trị hoặc tư tưởng của chính quyền Việt Nam hoặc Đảng Cộng sản Việt Nam.
Công nhận các tổ chức công đoàn độc lập dưới luật pháp của Việt Nam.
Bảo đảm các công ty tư nhân, nhà nước hoặc của nước ngoài tại Việt Nam tôn trọng các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Mời những viên chức của ILO vào điều tra và thảo luận các biện pháp bảo vệ và khuyến khích quyền lợi cho người lao động ở Việt Nam và chấp thuận các đề xuất của ILO.
Tích cực hợp tác với Liên hiệp quốc trong những hoạt động đặc biệt về nhân quyền, đặc biệt là nên đưa ra những lời mời thường trực với chuyên viên đại diện trong vấn đề phát triển và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, đại diện đặc biệt trong các trường hợp của những người bảo vệ nhân quyền và nhóm đại diện về các trường hợp bắt giữ tuỳ tiện hoặc mất tích.
Công khai mọi thông tin mà chính phủ có được về tung tích của nhà hoạt động công đoàn Lê Trí Tuệ, người đã bị bất tích vào tháng 5 2007 sau khi tìm cách tị nạn chính trị tại Campuchia.
Đến các tổ chức bảo trợ và trao đổi thương mại quốc tế với Việt Nam, bao gồm Nhật Bản, Liên hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ:
Thường xuyên đưa ra quan ngại về những vi phạm quyền lao động tại Việt Nam đến những giới chức cao cấp nhất và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt việc quấy rầy và bắt giữ tuỳ tiện, câu lưu cũng như cầm tù những nhà hoạt động công đoàn độc lập.
Bảo đảm quyền lợi người lao động được tôn trọng trong tất cả các dự án do quốc tế cấp vốn.
Đòi hỏi chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay lập tức việc tạm giam, sách nhiễu hoặc bắt bớ các nhà hoạt động công đoàn và những người truyền tải thông tin về quyền lợi của người lao động.
Yêu cần chính quyền Việt Nam trên pháp lý và trên thực tế phải bảo vệ đầy đủ các quyền lao động đã được quốc tế thông qua, bao gồm quyền tự do lập hội; quyền được tổ chức và thương lượng tập thể; nghiêm cấm cưỡng bức lao động; qui định độ tuổi tối thiểu cho lao động trẻ em; và điều kiện làm việc có thể chấp nhận được bao gồm lương tối thiểu, số giờ làm việc, an toàn và y tế.
Đối với những quốc gia đang thương lượng hoặc đang tham gia vào những chương trình thương mại ưu đãi với Việt Nam, nên bắt đầu xem xét lại tư cách của Việt Nam dựa trên việc thực thi và bảo vệ quyền lao động của nước này.
Đến Tổ chức Lao động Quốc tế:
Gửi đến một đại diện cao cấp từ Geneva để làm việc với chính quyền Việt Nam về quyền lợi của người lao động.
Kêu gọi trả tự do vô điều kiện những người hoạt động công đoàn đã bị câu lưu, cầm tù hoặc giam giữ tại gia vì đã đưa ra quan điểm của mình một cách ôn hoà.
Thúc đẩy việc cải cách bộ Luật Lao động và các hành động thích ứng nhằm bắt buộc Việt Nam phải thực thi hiệp định số 87 của ILO (liên quan đến quyền tự do lập hội và bảo vệ quyền được tổ chức) và hiệp định số 98 (liên quan đến quyền tổ chức và thương lượng tập thể).
Hướng dẫn Uỷ ban Hoạt động của Người Lao động thuộc ILO thiết lập những hoạt động, những chương trình thâm nhập và những chương trình xây dựng sâu rộng, bắt đầu bằng các hiệp định 87 & 98 của ILO cho những liên hiệp công đoàn lưu vong và những tổ chức giúp đỡ quyền lợi lao động đang hoạt động bên ngoài Việt Nam.
Đến những công ty nước ngoài đang đầu tư ở Việt Nam:
Bảo đảm mọi lao động đều được cung cấp và đào tạo đầy đủ về quyền lợi của họ cũng như phương pháp thực hiện những quyền này, tạo điều kiện dễ dàng để tiếp cận các thông tin về quyền lao động ví dụ như công khai đăng tải chúng tại những nơi làm việc.
Đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
Lưu ý với Việt Nam rằng không tôn trọng quyền lao động và nhân quyền tức là đã vi phạm Hiến chương ASEAN, đặc biệt là trong điều khoảng 2(i) đề cập đến việc tôn trọng những quyền tự do cơ bản, việc phát triển và bảo vệ nhân quyền, và việc phát triển công lý xã hội, và nên đưa những vi phạm Hiến chương này đến Hội nghị Cao cấp ASEAN.
Đến Chính phủ Hoàng gia Campuchia
Thực hiện một cuộc điều tra thấu đáo về trường hợp của nhà hoạt động công đoàn người Việt là Lê Trí Tuệ, đã bị mất tích vào tháng 5 2007 sau khi xin tị nạn chính trị tại Campuchia, và ra tay ngăn chặn những trường hợp tương tự đối với những người tị nạn chính trị trong tương lai. Công bố tất cả các thông tin mà chính phủ có được về tung tích của Lê Trí Tuệ.
Hết
-------------------------------------
Nguồn :
Huam Rights Watch
IV. Recommendations
http://www.hrw.org/en/node/82844/section/6
-----------------------------------------------
Việt Nam: Chưa hẳn là thiên đường của người lao động (Phần I)
I. Giới thiệu: Đàn áp những nhà hoạt động Công đoàn
http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2009/05/viet-nam-chua-han-la-thien-uong-cua.html
VIỆT NAM CHƯA HẲN LÀ THIÊN ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (Phần II)
II. Những hạn chế về quyền lao động tại Việt Nam
http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2009/05/viet-nam-chua-han-la-thien-uong-cua_17.html
Việt Nam: Chưa hẳn là thiên đường của người lao động (phần III)
III. Những Nhà Hoạt Động Công Đoàn Bị Bắt Giữ, Câu Lưu Hoặc Bỏ Tù Từ Năm 2006
http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2009/05/viet-nam-chua-han-la-thien-uong-cua_5489.html
No comments:
Post a Comment