Sunday, May 17, 2009

VIỆT NAM CHƯA HẲN LÀ THIÊN ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (Phần II)

Việt Nam chưa hẳn là thiên đường của người lao động
Báo cáo của tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Quốc Tế (phần II)
Vô Thường, X-cafe chuyển ngữ

http://www.x-cafevn.org/node/1740

II. Những hạn chế về quyền lao động tại Việt Nam


Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Công đoàn đại diện cho công nhân Việt Nam, là một phận của hệ thống chính trị Việt Nam, mang lại những lợi ích của chủ nghĩa xã hội cho công nhân. Điều 1, Luật Công Đoàn Việt Nam.
Chính sách phát triển của chính phủ Việt Nam dựa một phần vào việc sử dụng nguồn lực lao động rẻ và chăm chỉ như là một điểm đặc biệt nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tại Việt Nam, mức lương tháng tối thiểu từ 650.000 đồng (36 đô la Mỹ) đối với người lao động trong các công ty Việt Nam và từ 800.000 đến 1.000.000 đồng (khoảng 50 đến 60 đô la Mỹ) tại những công ty nước ngoài. [17] Theo như trang web của Phòng Thương Mại Việt Nam tại Hoa Kỳ khẳng định, những nhà đầu tư nước ngoài bị cuốn hút vào Việt Nam vì "truyền thống tiếp thu kiến thức ấn tượng và tôn trọng thẩm quyền cũng như chi phí nhân công thấp".[18] Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã xác nhận tầm quan trọng của lao động rẻ đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam: "hơn 20 năm qua", ông nói với cơ quan báo chí Nhà nước vào năm 2008, "Việt Nam đã thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vì lực lượng lao động giá rẻ" [19]
Với tư cách là thành viên của ILO, chính phủ Việt Nam phải tôn trọng và thúc đẩy thực hiện những quyền cơ bản đã qui định tại tuyên bố của ILO về các Quyền và Nguyên Tắc Cơ Bản trong Lao Động. [20] Các quyền và nguyên tắc cơ bản này bao gồm nguyên tắc "tự do lập hội và thực thi việc công nhận quyền thương lượng tập thể". Tuy nhiên, Việt Nam đã không thông qua hai hiệp định của ILO về nguyên tắc cơ bản này: Hiệp định số 87 về quyền tự do lập hội và bảo vệ quyền tổ chức nghiệp đoàn; và Hiệp định số 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Tuy vậy, là thành viên của ILO, Việt Nam phải thúc đẩy tự do lập hội, bất kể Việt Nam có thông qua những hiệp định có liên quan hay không. [21]

Những hạn chế tự do lập hội

Với ý kiến đóng góp từ ILO, Việt Nam ban hành một Bộ Luật Lao Động toàn diện vào năm 1994. Bộ luật qui định mức lương tối thiểu, thiết lập các điều kiện an toàn và vệ sinh, và công nhận quyền biểu tình của người lao động theo một số điều kiện. [22] Tuy nhiên, bộ luật cấm đoán người lao động được tự do thành lập các tổ chức công đoàn của riêng mình hoặc tự lựa chọn tham gia vào các tổ chức công đoàn.
Đảng Cộng Sản kiểm soát tổ chức công đoàn duy nhất tại Việt Nam là Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN). Đứng đầu là một ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tổng liên đoàn là một tổ chức bao quát giám sát và quản lý những tổ chức công đoàn phụ thuộc thành lập tại các khu vực và lĩnh vực khác nhau khắp Việt Nam.
Bất kỳ doanh nghiệp nào có hơn 10 nhân công phải thành lập một tổ chức công đoàn được chấp thuận bởi, cùng với và hoạt động dưới quyền của Tổng liên đoàn.[23] Luật Công Đoàn năm 1990 qui định công đoàn là một tổ chức của gia cấp công nhân "tự nguyện thành lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam". Tất cả các công đoàn phải thông báo đến những tổ chức chính phủ có liên quan tại thời điểm thành lập, "để xây dựng quan hệ công tác". [24] Trên thực tế, nhiều liên doanh và công ty nước ngoài từng trải qua những cuộc đình công bất ngờ mà không hề có công đoàn chính thức, [25] với chỉ khoảng 40% trong số 16 triệu người làm công ăn lương của Việt Nam thuộc Liên đoàn và các công đoàn phụ thuộc. [26]
Trang web của Tổng liên đoàn đưa ra những mô tả sau đây về các nhiệm vụ của mình:
Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị-xã hội bao quát do giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và người lao động tự nguyện thành lập nhằm huy động, thống nhất các lực lượng và xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh về mọi mặt, đại diện và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động, phấn đấu xây dựng một Việt Nam thống nhất và độc lập tiến lên chủ nghĩa xã hội. [27]
Tất cả các hoạt động và mục tiêu của các liên đoàn phải được Tổng liên đoàn cho phép với điều kiện là Tổng liên đoàn có quyền phủ quyết các quan quan hệ và sáp nhập quốc tế của các công đoàn. Đôi khi, Tổng liên đoàn ủng hộ cải cách lao động, kêu gọi tiêu chuẩn sức khỏe, an tòan lao động và mức lương tối thiểu cao hơn.[29] Ví dụ, những sửa đổi của Bộ Luật Lao Động thông quan vào năm 2001, cho phép người lao động trong các doanh nghiệp như , tài xế taxi và nấu ăn, được thành lập các “tổ chức công đoàn” không chính thức. Tuy nhiên, những tổ chức công đoàn này thiếu thẩm quyền để đàm phán với người sử dụng lao động hay tiến hành đình công. Năm 2006, công nhận rằng một số công nhân không phải là thành viên của Tổng liên đoàn, Bộ Luật Lao Động một lần nữa sửa đổi cho phép “các chủ thể có liên quan” thỏa thuận về tranh chấp lao động. [31]
Sự thiếu độc lập cũa những đại diện của Tổng liên đoàn đối với Đảng Cộng Sản và những doanh nghiệp thuê mướn họ cũng như không có sự bảo vệ đối với những người muốn thành lập công đoàn, làm cản trở bất kỳ nhiệm vụ nào mà Tổng liên đoàn phải thực hiện để bảo vệ quyền của công nhân. Không chắc chắn việc làm thế nào để giải quyết việc leo thang biến động lao động, chính phủ không chỉ khoan dung những cuộc đình công lớn mà còn thẳng thắng đánh giá những thiếu sót cũa Tổng liên đoàn bằng chính sự lạnh đạo của mình. Vào năm 2008, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Mai Đức Chính phát biểu trong một bài báo tại Việt Nam rằng:
Không có bất kỳ chính sách nào để bảo vệ nhân viên công đoàn [Tổng liên đoàn] và hầu hết người lao động không hợp tác với các công đoàn…Nhân viên công đoàn tại các doanh nghiệp tư nhân không đủ khả năng thực hiện những nhiệm vụ của mình. Hầu hết không giành nhiều thời gian cho hoạt động công đoàn, vài người thiếu dũng cảm và động cơ thúc đầy việc đấu tranh cho các quyền lao động. [32]
Cựu chủ tịch Tổng liên đoàn Cù Thị Hậu phát biểu rằng dù có nhiều hạn chế trong Bộ Luật Lao Động, trong giai đoạn 2005-2006 có hơn 1.000 vụ đình công bất hợp pháp diễn ra. “Vì thế rỏ ràng là Bộ Luật Lao Động không thực tế và cần phải được sửa đổi ngay lặp tức”, bà nói. [33]
Thậm chí khi đại diện của Tổng liên đoàn nêu ra những vi phạm về pháp luật lao động, các giới chức hiếm khi tuân theo bằng hành động. [34] Một phần của vấn đề là khi tòa án giải quyết các khiếu kiện lao động, bao gồm những tranh chấp liên quan đến hàng ngàn công nhân đình công, họ chỉ giải quyết trên cơ sở từng vụ việc cụ thể. [35]

Những hạn chế về đình công

Pháp luật Việt Nam không định nghĩa đình công là gì nhưng lại qui định thế nào là một cuộc đình công bất hợp pháp! - Nhà hoạt động xã hội Lê Thị Công Nhân năm 2006, hiện đang thụ án tù 3 năm[36].
Bộ Luật Lao Động của Việt Nam cho phép các công đoàn do đảng kiểm soát được đình công nhưng qui định những điều kiện nghiêm ngặt và khó khăn cần phải đáp ứng trước tiên mà thực tế làm vô hiệu quyền này. Để được phép tiến hành đình công, trước hết người lao động phải nộp đơn để hoà giải bởi hội đồng hòa giải cơ sở bao gồm số lượng đại diện ngang nhau giữa người lao động và người sử dụng lao động. [37] Nếu hoà giải không thành, một bên có thể nộp đơn đến hội đồng trọng tài lao động cấp huyện được thành lập bởi Uỷ Ban Nhân Dân cấp tỉnh, hoặc Uỷ Ban Nhân Dân cấp huyện. Nếu tranh chấp vẫn không thể giải quyết được, tranh chấp có thể đưa đến hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh [để giải quyết].
Tất cả những bước này cần phải được thực hiện trước khi tổ chức một cuộc đình công hợp pháp. [38] Công đoàn-hoặc nhóm người lao động không có công đoàn đại diện-có thể khiếu kiện quyết định của hội đồng trọng tài lao động tỉnh bằng cách nộp đơn kháng cáo đến tòa lao động của Tòa Án Nhân Dân Tỉnh, nếu cần thiết sẽ đem tranh chấp đến Tòa Phúc Thẩm và Tòa Tối Cao để đưa ra quyết định cuối cùng. [39] Nếu không đồng ý với kết quả, về lý thuyết người lao động sau đó có thể tiến hành đình công hợp pháp.
Do Đảng Cộng Sản không chỉ kiểm soát Tổng liên đoàn mà còn cả hội đồng trọng tài và hội đồng hoà giải, Uỷ Ban Nhân Dân và Tòa Án Nhân Dân, những cuộc đình công hiếm khi-chắc chắn-được cho phép hợp pháp.
Các sửa đổi của Bộ Luật Lao Động có hiệu lực vào tháng 7 năm 2007 tạo thêm những hạn chế cho các cuộc đình công “bất hợp pháp”, qui định xử phạt hành chính và án phạt hình sự đối với người “xúi giục, lôi kéo hoặc ép buộc” công nhân đình công. [40] Bộ luật sửa đổi qui định hai dạng tranh chấp là: tranh chấp về tuân thủ luật và hợp đồng (“tranh chấp về quyền”) và tranh chấp về lợi ích và yêu cầu ngoài phạm vi luật định (“tranh chấp về lợi ích”). Bộ luật sửa đổi thiết lập các thủ tục khác nhau về hòa giải cho hai dạng tranh chấp. Đình công chỉ được thực hiện đối với tranh chấp về lợi ích. Đối với tranh chấp về quyền, nếu hoà giải không thành, một bên có thể mang vụ việc đến tòa án giải quyết, theo đó là các quyền ngoài luật liên quan đến đình công. [41]
Những sửa đổi mới cũng qui định mức cao để người lao động được chấp thuận đình công, yêu cầu 75% công nhân tại doanh nghiệp có hơn 300 người lao động phải bỏ phiếu đồng ý đình công (hoặc 50% đối với doanh nghiệp có ít hơn 300 người lao động). [42] Một vài qui định trong bộ luật sửa đổi bảo vệ công nhân trong các cuộc đình công “hợp pháp” khỏi sự trả thù như chấm dứt hợp đồng lao động của công nhân hoặc đơn phương tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhằm cản trở đình công. [43]

Ban quản lý nói chuyện với công nhân trong cuộc đình công tại một công ty nước ngoài tại tỉnh phía nam Bình Dương vào tháng 1 năm 2006. Các công ty nước ngoài kéo vào Việt Nam, thu hút một phần bởi tiền lương ngày thấp. Làn sóng đình công trong những năm gần đây đã gây ra báo động trong cộng đồng doanh nghiệp và chính phủ. © Ảnh AFP/Getty 2006
http://www.hrw.org/sites/default/files/media/images/photographs/tmp_XNjclA

Đình công bị cấm trong 54 lĩnh vực được xem là cung cấp các dịch vụ công cộng thiết yếu hoặc quan trọng đối với an ninh quốc gia hoặc kinh tế quốc gia, bao gồm vận tải, ngân hàng và các lĩnh vực bưu chính; các doanh nghiệp dầu khí và lâm nghiệp; và những nhà máy điện. [44] Thủ tướng có thể chấm dứt bất kỳ cuộc đình công nào xét thấy có thể đe doạ đến an toàn công cộng hoặc kinh tế quốc gia. [45] Ngoài ra, các qui định của chính phủ áp đặt mức phạt đến 3 tháng lương đối với công nhân tham gia vào các cuộc đình công bị Tòa Án Nhân Dân tuyên bố là bất hợp pháp, hậu quả là phải bồi thường cho người sử dụng lao động các tổn thất phải đã gánh chịu. [46]
Dù có những hạn chế này, những cuộc đình công và việc biểu lộ công khai không hài lòng khác về tiền lương và điều kiện làm việc tiếp tục tăng cao tại Việt Nam với ít nhất 650 cuộc đình công trái phép đã xảy ra vào năm 2008. Con số này tăng hơn 20% so với cả năm 2007, theo những thống kê chính thức. [47]Như đã đề cập ở trên, tất cả các cuộc đình công này tiến hành hoàn toàn ngoài hành lang pháp lý của Việt Nam. Trong khi các cuộc đình công bất ngờ thường được các giới chức địa phương bỏ qua, trong thực tế gần như tất đều vi phạm pháp luật Việt Nam. [48]

Lương và điều kiện làm việc

Thay vì tập trung vào sự nổi trội về hệ thống pháp luật và ngân hàng và đưa ra một cơ sở hạ tầng hiệu quả nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, chính phủ Việt Nam mù quáng bấu víu vào lao động rẻ như là chứng cứ duy nhất trong hoạch định chiến lược của họ để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. –Nhà hoạt động xã hội Huỳnh Việt Lang vào tháng 2 năm 2006, trong khi bị bắt và bỏ tù vào tháng 8 năm 2006[49]
Lạm phát tại Việt Nam, đạt mức 27% vào nửa cuối năm 2008, và giá cả tăng vụt của thực phẩm, xăng và những hàng hóa tiêu dùng khác và một đồng tiền mất giá, đã đe dọa đẩy thêm những công nhân thu nhập thấp và gia đình của họ vào nghèo đói. [50]
Sau khi các cuộc đình công trái phép bắt đầu leo thang từ năm 2006, chính phủ đã tăng mức lương tháng tối thiểu cho công nhân tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hầu khắp Việt Nam lên 710.000 đồng (44 đô la Mỹ) một tháng. Lương của công nhân tại những công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm công nghiệp khác tăng lên 870.000 (54 đô la Mỹ)-tăng 40% và đây là lần tăng đầu tiên từ năm 1999. Mức lương tối thiểu tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng lên 450.000 đồng (28 đô la Mỹ) một tháng. [51]
Mức lương tăng đã không ngăn chặn được sự bất mãn lao động vì số lượng chưa từng thấy công nhân-hầu hết tại những công ty nước ngoài điều hành bởi các công ty Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore-tiếp tục đình công đòi mức trả lương và điều kiện làm việc tốt hơn. [52].
Vào tháng 11 năm 2007, chính phủ công bố mức tăng lương khác. [53] Theo văn bản pháp luật có hiệu vào tháng 1 năm 2008, lương tối thiểu của viên chức chính phủ và thành viên của các lực lượng vũ trang được tăng lên 540.000 đồng (33 đô la Mỹ). Lương của công nhân tại công ty trong nước và công ty có vốn đầu tư nước ngoài được tăng trên cơ sở địa bàn của nhà máy và nhà đầu tư là Việt Nam hay nước ngoài. Lương tháng tối thiểu tăng lên 540.000 đồng (33 đô la Mỹ) đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong hầu khắp nước và cao hơn một ít tại những công ty ở các thành phố chính và ngoại thành. Lương của công nhân tại doanh nghiệp nước ngoài từ 800.000 đồng (50 đô la Mỹ) đến 1 triệu đồng (62 đô la Mỹ)tại các nhà máy nước ngoài ở các trung tâm công nhiệp như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. [54] Nhưng mức tăng lương khác đến 650.000 (36 đô la Mỹ) đã có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 2009. [55]
Những chỉ trích, kể cả từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, lưu ý rằng mức lương mới đã không mang đến một mức sống hợp lý cho công nhân, nhất là khi lạm phát tăng cao. [56]
Trong số lượng các vụ đình công tăng lên, công nhân không quan tâm đến mức lương cao hơn mà đơn giản là muốn được trả lương cho công việc đã hoàn tất. Trong năm 2008, hàng ngàn công nhân tại thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận đã mất việc khi các công ty của họ tuyên bố phá sản hoặc sa thải công nhân để giảm chi phí. Tại một số nhà máy, các giám sát/giám đốc nước ngoài trốn chạy khỏi Việt Nam và không trả 2 hoặc 3 tháng lương còn nợ của công nhân. [57]

Một công nhân tại một công ty giầy Hàn Quốc tại tỉnh phía nam Đồng Nai nơi có gần 14.000 công nhân đình công vào tháng 7 năm 2008 đòi trả lương cao hơn. Ảnh ©2008 AFP
http://www.hrw.org/sites/default/files/media/images/photographs/tmp_Hp9eZP

Công nhân cũng muốn bày tỏ những bất bình về điều kiện làm việc kém, và trong vài trường hợp bị quản lý nước ngoài ngược đãi bao gồm nhục mạ về thể xác và lời nói và quấy rối tình dục. [58]
Những chi nhánh tại địa phương của Tổng liên đoàn tường trình là đã cố gắng can thiệp một số vụ trong các trường hợp này, kêu gọi chính phủ Việt Nam tịch thu tài sản của các công ty nước ngoài để trả lương cho công nhân. Ngoài ra, Tổng liên đoàn cũng ủng một hộ thủ tục hợp lý hơn tại cấp huyện để công nhân khiếu kiện các công ty. Ít ai tin rằng những biện pháp này sẽ mang lại một sự bồi thường kịp thời và đầy đủ, tại một số nhà máy công nhân đã tiến hành đình công ngồi nhằm ngăn chặn giới chủ trốn chạy tháo dở tài sản như máy may. [59] Ví dụ vào tháng 11 năm 2008 khi việc đàm phán giữa giới chức chính phủ và công nhân tại công ty may Quang Sung Vina bất thành, những công nhân đình công đã nói rằng nếu chính phủ không tìm ra một giải pháp hợp lý, họ sẽ bán các máy móc và thiết bị văn phòng của nhà máy để lấy tiền lương thu từ việc bán những vật dụng này.[60]

------------------------------------------


Chú thích:

[17] “Việt Nam tăng lương tối thiểu thêm 20%—Chính phủ” Reuters, ngày 7 tháng 4 năm 2009; “Chính phủ tăng lương tối thiểu” Vietnam Economy, ngày 22 tháng 11 năm 2007,
http://www.vneconomy.com.vn/eng/?par...71c3e6724e1220 (truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2007).
[18] “Lao động tại Việt Nam” trang web Thương Vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ,
http://www.vietnam-ustrade.org/index...5&lang=english (truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2009).
[19] “Việt Nam nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động,” Vietnam New Service, ngày 15 tháng 1 năm 2008.
[20]Việt Nam thông qua các hiệp định của ILO về chống lao động cưỡng bức, trả lương bình đẳng, chống phân biệt đối xử nơi làm việc, lao động trẻ em, an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
[21] Xem “Bản tuyên ngôn” Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO),
http://www.ilo.org/declaration/thede...-en/index.htm; “Bốn nguyên tắc cơ bản và quyền khi làm việc”, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), http://www.ilo.org/declaration/princ...-en/index.htm; Danh sách các Phê chuẩn của “Việt Nam: Các Hiệp định Lao động Quốc tế”, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ngày 10 tháng 11 năm 2008 http://webfusion.ilo.org/public/db/s...ex.cfm?lang=EN (cập nhật ngày 22 tháng 4 năm 2009).
[22]Bộ Luật Lao Động của Việt Nam thông qua vào tháng 6 năm 1994, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995.
[23]. Bộ Luật Lao Động qui định rằng người sử dụng lao động phải công nhận công đoàn được thành lập theo qui định của luật công đoàn Việt Nam, chỉ công nhận Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam chính thức và yêu cầu tất cảc công đoàn phải gia nhập Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, điều 153 Bộ Luật Lao Động Việt Nam; “Việt Nam: Khảo sát thường niên về vi phạm các quyền công đoàn” Liên đoàn Công đoàn Tự do Quốc tế, năm 2007.
[24] Điều 1 và Điều 2, Luật Công Đoàn, ngày 30 tháng 6 năm 1990,
http://www.osh.netnam.vn/html/luatphap/ENG_cd.htm (truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009).
[25] Theo TLĐLĐVN, 85% doanh nghiệp tư nhân và 65% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không có công đoàn. “Việt Nam: Khảo sát thường niên về vi phạm các quyền công đoàn” Liên Đoàn Công Đoàn Tự Do Quốc Tế, năm 2007.
[26] Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Phòng Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, “Việt Nam: Báo Cáo Nhân Quyền năm 2008”, ngày 25 tháng 2 năm 2009.
[27] Trang web Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam
http://www.congdoanvn.org.vn/english...226&c2=240&l=1 (truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2009).
[28] “Việt Nam: Khảo sát thường niên về vi phạm các quyền công đoàn” Liên Đoàn Công Đoàn Tự Do Quốc Tế, năm 2007
[29] Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Phòng Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, “Việt Nam: Báo Cáo Nhân Quyền năm 2007”, ngày 11 tháng 3 năm 2008
[30] Mark Manyin, “Đánh giá: Chệ độ quyền lao động của Việt Nam” Congressional Research Service, ngày 14 tháng 3 năm 2002
[31] Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Phòng Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, “Việt Nam: Báo Cáo Nhân Quyền năm 2006”, ngày 6 tháng 3 năm 2007.
[32] “Đình công bất hợp pháp tăng lên sau khi có bộ luật lao động mới” Vietnam News Agency, ngày 19 tháng 6 năm 2008
[33] Đinh Từ Thức, “Công đoàn trong hệ thống Cộng sản Việt Nam” Trần Nhật Kim, bản Việt Nam: Quyền của Công nhân trong Cách mạng Dân chủ (Warsaw: Hội nghi Quốc tế về Quyền của Công nhân tại Việt Nam, 2006), trang 16
[34] Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Phòng Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, “Việt Nam: Báo Cáo Nhân Quyền năm 2007”, ngày 11 tháng 3 năm 2008.
[35] Trần Nhật Kim, bản Việt Nam: Quyền của Công nhân trong Cách mạng Dân chủ, trang 8
[36] Lê Thị Công Nhân, “Khía cạnh Pháp lý về Đình công và Yêu cầu cần có hệ thống công đoàn độc lập tại Việt Nam” tháng 10 năm 2006. Bản tiếng Việt đầy đủ có tại
http://www.vitudoweb.com/read.asp?Fl...50.txt&lang=vn (truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2009; bản tóm tắt bằng tiếng Anh có tại http://www.peaceworkmagazine.org/vie...union-advocacy (truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2009)
[37] Đều 162 Luật Sửa đổi Chương 14 cũa Bộ Luật Lao Động
[38] “Việt Nam: Khảo sát thường niên về vi phạm các quyền công đoàn” Liên Đoàn Công Đoàn Tự Do Quốc Tế, năm 2007
[39] Đều 177 Luật Sửa đổi Chương 14 cũa Bộ Luật Lao Động
[40] Được Quốc Hội thông qua vào tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2007, Luật Sửa đổi và Bổ sung một số Điều của Bộ Luật Lao Động (“Luật Sửa đổi Chương 14 của Bộ Luật Lao Động”) tập trung vào việc xem xét và sửa đổi những qui định về đình công và các thủ tục khác về giải quyết tranh chấp lao động qui định tại Chương 14 của Bộ Luật Lao Động. Nghị định số 12, có hiệu lực vào tháng 2 năm 2008, qui định hướng dẫn thi hành điều 176 Bộ Luật Lao Động, sửa đổi bởi Luật tháng 11 năm 2006. Điều 6, Nghị định số 12/2008/NĐ-CP “Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều 176 của Bộ Luật Lao Động về hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động,” ngày 30 tháng 1 năm 2008;
http://vbqppl.moj.gov.vn/law/en/2001...00801300002_en (truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009); “Ban hành bốn luật mới” Nhân Dân (Báo Nhân Dân) ngày 20 tháng 12 năm 2006.
[41] Điều 157 Luật Sửa đổi Chương 14 của Bộ Luật Lao Động; “Qui định mù mờ có thể ngăn cản khả năng đình công của công nhân”, Báo Thanh Niên, ngày 27 tháng 9 năm 2006; “Việt Nam: Khảo sát thường niên về vi phạm các quyền công đoàn” Liên Đoàn Công Đoàn Tự Do Quốc Tế, năm 2007
[42] Điều 14 a và b Luật Sửa đổi Chương 14 của Bộ Luật Lao Động; “Bộ Luật Lao Động làm cho công ty và người lao động làm việc hướng đến cùng mục tiêu” Vietnam Economy, ngày 7 tháng 12 năm 2006; “Việt Nam: Khảo sát thường niên về vi phạm các quyền công đoàn” Liên Đoàn Công Đoàn Tự Do Quốc Tế, năm 2007
[43] Điều 174 Luật Sửa đổi Chương 14 của Bộ Luật Lao Động;
[44] “Việt Nam cấm đình công trong những lĩnh vực kinh tế trong điểm” Agence France-Presse, ngày 1 tháng 8 năm 2007; Điều 175 d, Luật Sửa đổi Chương 14 của Bộ Luật Lao Động
[45]Nghị định số 12/2008/NĐ-CP “Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều 176 của Bộ Luật Lao Động về hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động” ngày 30 tháng 1 năm 2008
http://vbqppl.moj.gov.vn/law/en/2001...00801300002_en (truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009); Điều 176 Luật Sửa đổi Chương 14 của Bộ Luật Lao Động
[46]Nghị định số 12/2008/NĐ-CP “Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều 176 của Bộ Luật Lao Động về hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động” ngày 30 tháng 1 năm 2008,
http://vbqppl4.moj.gov.vn/law/en/200...300001_en/view (truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009); “Người đình công bất hợp pháp phải trả tiền bồi thường,” Vietnam News, ngày 1 tháng 2 năm 2008, http://vietnamnews.vnagency.com.vn/s...um=04SOC010208 (accessed January 26, 2009); Điều 179 Luật Sửa đổi Chương 14 của Bộ Luật Lao Động
[47] “Bản tóm tắt Tin tức về Lao động Việt Nam trong tháng 12 năm 2008”, Ủy ban Bảo vệ Người lao động Việt Nam, ngày 25 tháng 1 năm 2009
http://www.vitudoweb.com/read.asp?Fl...17.txt&lang=en (cập nhật ngày 12 tháng 3 năm 2009).
[48] Nhà hoạt động xã hội Lê Thị Công Nhân ước tính dưới 10% các cuộc đình công tại Việt Nam có thể xem là hợp pháp. Lê Thị Công Nhân, “Khía cạnh Pháp lý về Đình công và Yêu cầu cần có hệ thống công đoàn độc lập tại Việt Nam” tháng 10 năm 2006
[49] Huỳnh Việt Lang, “Đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam”ngày 14 tháng 2 năm 2006.
[50] “Liên Hiệp Quốc cho rằng khủng hoảng toàn cầu và giá cả cao đe dọa người nghèo Việt Nam” Agence France-Presse, ngày 26 tháng 10 năm 2008.
[51] Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Phòng Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, “Việt Nam: Báo Cáo Nhân Quyền năm 2006”, ngày 6 tháng 3 năm 2007.
[52] “Việt Nam và Hoa Kỳ: Đánh giá quan hệ song phương”, Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Quốc Tế làm chứng trước Tiểu ban đối ngoại Thượng viện về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, ngày 11 tháng 3 năm 2008
http://www.hrw.org/en/news/2008/03/1...l-relationship
[53] Cùng đoạn trích
[54] ““Chính phủ tăng lương tối thiểu” Vietnam Economy, ngày 22 tháng 11 năm 2007
http://www.vneconomy.com.vn/eng/?par...71c3e6724e1220 (truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2007).
[55] “Việt Nam tăng 20% lương tối thiểu—Chính phủ,” Reuters, ngày 7 tháng 4 năm 2009.
[56] Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Phòng Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, “Việt Nam: Báo Cáo Nhân Quyền năm 2008”, ngày 25 tháng 2 năm 2009.
[57]“Hàng trăm người xếp hàng chờ thanh toán nợ lương” Vietnam News Service, ngày 27 tháng 11 năm 2008; “Giới chủ Hàn Quốc trốn chạy, Công nhân lao đao” Nhật báo Sài gòn Giải phóng tháng 11 năm 2008,
http://www.saigon-gpdaily.com.vn/Nat...2008/11/66532/ (truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2009).
[58] “5.400 công nhân tại nhà máy của Nam Hàn tại Việt Nam đình công”, Associated Press, ngày 2 tháng 1 năm 2007; Margie Mason “Thỏa thuận đã đạt được sau khi công nhân tại nhà máy sản xuất đồ chơi của McDonald đình công” Associated Press, ngày 12 tháng 5 năm 2005.
[59]“Công nhân đình công sau khi giới chủ Hàn Quốc bỏ trốn ” báo Sài Gòn Giải Phóng (Saigon Liberation), ngày 4 tháng 9 năm 2008,
http://www.saigon-gpdaily.com.vn/Nat.../2008/9/65054/ (truy cập 31 tháng 3 năm 2009). “Thêm công ty của Hàn Quốc vi phạm pháp luật lao động, tấn công công nhân” Báo Sài Gòn Giải Phóng (Saigon Liberation) ngày 12 tháng 11 năm 2008, http://www.saigon-gpdaily.com.vn/Hoc...2008/11/66450/ (truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2009)
[60]“Thêm công ty của Hàn Quốc vi phạm pháp luật lao động, tấn công công nhân” Báo Sài Gòn Giải Phóng (Saigon Liberation) ngày 12 tháng 11 năm 2008,
http://www.saigon-gpdaily.com.vn/Hoc...2008/11/66450/ (truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2009)

(còn tiếp)

Nguồn :

Human Rights Watch
II. Restrictions on Labor Rights in Vietnam

http://www.hrw.org/en/node/82844/section/4

-----------------------------------------------------

Việt Nam: Chưa hẳn là thiên đường của người lao động (Phần I)
I. Giới thiệu: Đàn áp những nhà hoạt động Công đoàn

http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2009/05/viet-nam-chua-han-la-thien-uong-cua.html

No comments: