Sunday, May 17, 2009

VIỆT NAM CHƯA HẲN LÀ THIÊN ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (Phần III)

Việt Nam: Chưa hẳn là thiên đường của người lao động (phần III)
Báo cáo của tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Quốc Tế
Diên Vỹ, X-cafe chuyển ngữ

http://www.x-cafevn.org/node/1745

III. Những Nhà Hoạt Động Công Đoàn Bị Bắt Giữ, Câu Lưu Hoặc Bỏ Tù Từ Năm 2006

Có ít nhất là tám nhà hoạt động công đoàn bị bắt giữ từ năm 2006 và bị kết án tù về tội danh vi phạm an ninh quốc gia. Trong số đó ba người vẫn còn bị giam giữ trong tù và hai người đang bị quản lý hành chánh hoặc quản thúc tại gia như những tù chính trị sau khi ra tù. Ba người khác, sau khi đã được thả tự do, vẫn bị cảnh sát câu lưu và thẩm vấn thường xuyên, bị theo dõi trắng trợn và bị dân phòng quấy nhiễu. Bên cạnh đó, những nhà đấu tranh có tiếng về cải cách dân chủ, quyền người lao động và tự do tôn giáo - như nhà chống đối kỳ cựu Thích Quảng Độ, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, một tổ chức bị cấm đoán - đã bị quản chế tại gia trong nhiều năm. Chính quyền không nên bắt giữ, câu lưu hoặc bỏ tù những nhà hoạt động này.
Họ đã bị bắt giữ theo những điều luật mà bản thân chúng đã vi phạm những quyền tự do cơ bản; những người bị kết án đã không có được những quyền lợi của bị cáo được quốc tế công nhận. Một số bị bắt giữ là những người ủng hộ việc thành lập công đoàn độc lập lẫn cải cách dân chủ nói chung, một số đóng vai trò chủ chốt trong việc thành lập những đảng phái đối lập. Nhà cầm quyền đã kết án họ theo tội danh "phá hoại an ninh quốc gia" trong bộ luật hình sự, cụ thể là: "tuyên truyền chống phá nhà nước" (điều luật 88), "lợi dụng quyền tự do dân chủ gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước" (điều luật 258), "gây rối trật tự công cộng" (điều luật 245), và "phá hoại" (điều luật 80).
Trong một trường hợp có thể công an chìm Việt Nam đã bắt cóc một nhà hoạt động công đoàn khi người này bỏ trốn sang Campuchia để tránh bị Việt Nam trừng phạt. Dưới đây chúng tôi sẽ tường thuật những trường hợp vi phạm luật quốc tế về việc các nhà hoạt động có thể đã bị bắt giữ, câu lưu, quản thúc tại gia, bỏ tù, hoặc mất tích từ 2006.

Huỳnh Việt Lang
http://www.hrw.org/sites/default/files/media/images/photographs/tmp_M5PA9a
Huỳnh Việt Lang (còn có tên là Huỳnh Nguyên Đạo), 41 tuổi, là thành viên của Đảng Dân chủ Nhân dân (DCND), từng viết bài chỉ trích mạnh mẽ việc vi phạm quyền lao động tại Việt Nam vào tháng 2 2006 với tựa đề "Đứng lên vì Việt Nam dân chủ." Ông bị bắt giữ vào tháng 2 2006 tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng với các thành viên Đảng DCND là Đỗ Thành Công, Lê Nguyên Sang và Nguyễn Bắc Truyển vì đã phân phát và đăng tải lên mạng những tài liệu chính trị. Vào tháng 5 2007, ông bị kết án ba năm tù về tội danh "tuyên truyền chống phá nhà nước." Bản án được giảm xuống còn 30 tháng tù. Ông được trả tự do vào tháng 2 2009.

Đoàn Huy Chương (Nguyễn Tấn Hoành)
http://www.hrw.org/sites/default/files/media/images/photographs/tmp_tFamKB
Là một trong những người sáng lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông (HHĐKCN), Đoàn Huy Chương, 24 tuổi, làm việc tại một công ty hải sản ở Quảng Nam trước khi chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh, nơi ông lãnh đạo một số cuộc đình công. Ông bị bắt giữ ngay trước cuộc họp của HHĐKCN ở Hà Nội vào ngày 14 tháng 11 2006 cùng với hai người em trai, những người này sau đó đã được thả. Chương bị buộc tội "bóp méo sự thật" khi trả lời phỏng vấn của phóng viên quốc tế, trong đó có Đài Tự do Á châu, khi ông tố cáo rằng chính quyền Việt Nam đã vi phạm quyền lao động và đã bắt giữ những người biểu tình ôn hoà. Vào tháng 12 2007 ông bị Toà án Nhân dân Đồng Nai kết án 18 tháng tù giam vì tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ." Tháng 2 2008 ông bị toà tuyên y án sau khi kháng cáo. Ông được trả tự do vào ngày 13 tháng 5 2008 sau khi thực hiện án tù.
Chương được cho là đã bị đối xử tồi tệ về thể xác và tinh thần, bao gồm cả việc biệt giam cấm cố trong 48 ngày. Sau khi được trả tự do, Chương vẫn tiếp tục mang các chứng bệnh về tê liệt, đau đầu và hô hấp. Cha của ông là Đoàn Văn Diên đã bị bắt vào tháng 11 2006, hiện vẫn còn đang bị giam giữ. (xem ở dưới).

Trần Thị Lệ Hồng (Trần Thị Lệ Hằng; Nguyễn Thị Lệ Hồng)
http://www.hrw.org/sites/default/files/media/images/photographs/tmp_fzmhK7
Là một trong những người sáng lập và đại diện của HHĐKCN, Trần Thị Lệ Hồng, 49 tuổi, đã bị bắt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11 2006 sau khi công bố một lời kêu gọi vào ngày 14 tháng 11 phản đối việc bắt giữ người đồng sáng lập HHĐKCN là Đoàn Huy Chương và hai người em của ông. Là một công nhân và nông dân, Hồng đã tham gia vào một số cuộc đình công tại Đồng Nai. Bà cũng là thành viên của Đảng DCND, được thành lập vào tháng 1 2005 nhằm cổ xuý dân chủ và hệ thống chính trị đa đảng.
Vào tháng 12 2007, Hồng bị Toà án Nhân dân Đồng Nai tuyên án ba năm tù giam vì tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ." Vào tháng 2 2008, toà tuyên y án sau khi bà kháng cáo. Bà được cho là đã được trả tự do vào tháng 2 2009 từ trại giạm B-5 ở Đồng Nai.

Đoàn Văn Diên
http://www.hrw.org/sites/default/files/media/images/photographs/tmp_1QDs8I
Là một thành viên của HHĐKCN ở Đồng Nai, Đoàn Văn Diên, 54 tuổi, bị bắt giữ vào ngày 15 tháng 11 2006 sau khi lên tiếng quan ngại về việc bắt giữ những người con của ông một ngày trước đó. Diên bị kết tội phân phát truyền đơn chống phá nhà nước, thu thập những khiếu kiện của nông dân về việc chính quyền tịch thu đất đai của họ, cung cấp thông tin cho các hãng truyền thông quốc tế trước kỳ hội nghị APEC ở Hà Nội vào tháng 11 2006. Vào tháng 12 2007, Diên bị Toà án Nhân dân Đồng Nai kết án bốn năm rưỡi tù giam về tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ." Vào tháng 2 2008 toà án đã giữ nguyên mức án sau khi ông kháng cáo. Là thành viên của giáo phái Tin Lành Mennoite, Diên cũng đã bị bắt giữ vào năm 2006 vì những hoạt động tôn giáo. Hiện ông đang bị giam giữ tại trại giam B-5 ở Đồng Nai.

Nguyễn Thị Tuyết
http://www.hrw.org/sites/default/files/media/images/photographs/tmp_SYoa1q
Là một công nhân và thành viên của HHĐKCN, Nguyễn Thị Tuyết bị bắt giữ vào ngày 15 tháng 11 2006 sau khi tham gia vào một số cuộc đình công ở Đồng Nai. Cô bị tuyên án 18 tháng tù giam vào tháng 12 2007, toà tuyên y án sau khi kháng cáo vào tháng 2 2008.

Lý Văn Sỹ
Là một nông dân và thành viên của HHĐKCN, Lý Văn Sỹ bị bắt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11 2006. Không có chi tiết về việc ông bị xét xử về tội danh gì. Ông được cho là đã được ra tù vào tháng 3 2007, không ai biết tình trạng hiện nay của ông.

Nguyễn Tuấn
Là một thành viên của HHĐKCN tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuấn bị bắt vào ngày 18 tháng 11 2006 và bị giam giữ tại số 4 Phan Đăng Lưu, Thành phố Hồ Chí Minh. Không có chi tiết về vụ xét xử và bản án dành cho ông. Cho đến tháng 4 2009, vẫn không có tin tức về tình trạng của ông.

Lê Bá Triết
Là một thành viên của HHĐKCN tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Bá Triết bị bắt vào ngày 18 tháng 11 2006 và bị giam giữ tại số 4 Phan Đăng Lưu, Thành phố Hồ Chí Minh. Không có chi tiết về vụ xét xử và bản án dành cho ông. Cho đến tháng 4 2009, vẫn không có tin tức về tình trạng của ông.

Trần Quốc Hiền
http://www.hrw.org/sites/default/files/media/images/photographs/tmp_Y87Opf
Là một luật sư ở Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Quốc Hiền, 44 tuổi đã bị bắt vào ngày 12 tháng 1 2007, hai ngày sau khi ông công khai là phát ngôn viên của HHĐKCN. Là giám đốc một văn phòng luật tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiền được biết đến vì đã bảo vệ những nông dân bị chính quyền trưng thu đất và vì đã đăng tải các bài viết trên mạng, ví dụ như bài "Cái Đuôi", trong đó ông kể lại cuộc sống của mình dưới sự theo dõi của chính quyền. Vào ngày 15 tháng 5 2007 Trần Quốc Hiền bị Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án năm năm tù giam và hai năm quản lý tại gia sau khi được thả vì tội "tuyên truyền chống phá nhà nước" và "gây nguy hại đến nền an ninh quốc gia." Nhà cầm quyền tố cáo ông về tội "tham gia các tổ chức phản động" bao gồm Khối 8406, xúi dục biểu tình và đăng tải các bài viết "bóp méo sự thật" trên mạng. Hiện ông đang bị giam tại trại giam Z-30A ở huyện Xuân Lộc, Đồng Nai, một trong những nhà tù chính chuyên giam giữ tù nhân chính trị ở Việt Nam. Vào tháng 2 2009, ông tham gia vào một cuộc tuyệt thực dài ba ngày cùng với những tù nhân chính trị khác để phản đối chế độ khắc nghiệt của trại giam.

Lê Thị Công Nhân
http://www.hrw.org/sites/default/files/media/images/photographs/tmp_IyLah9
Là một luật sư nhân quyền và nhà hoạt động dân chủ, Lê Thị Công Nhân, 31 tuổi, bị bắt tại Hà Nội vào ngày 6 tháng 3 2007. Cô là người thành lập Uỷ ban Nhân Quyền tại Việt Nam và là phát ngôn viên của Đảng Thăng Tiến Việt Nam, một trong những đảng phái đối lập nổi lên trong năm 2006. Cô là người lên tiếng ủng hộ việc thành lập những công đoàn độc lập tại Việt Nam và đã soạn thảo một bài viết chi tiết vào năm 2006 về việc cần phải bảo vệ quyền lao động với tiêu đề "Khía Cạnh Pháp Lý về Đình Công & Yêu Cầu Cần Có Hệ Thống Công Đoàn Độc Lập Tại Việt Nam." Vào tháng 10 2006, cô đã bị từ chối hộ chiếu để đến tham dự một hội nghị về quyền lao động ở Việt Nam tại Warsaw, Ba Lan. Những tội danh liệt kê trong bản cáo trạng về cô bao gồm "diễn giải sai lệch chính sách của nhà nước về công đoàn lao động và công nhân ở Việt Nam", tham gia phong trào dân chủ Khối 8406 và Đảng Thăng Tiến Việt Nam, tổ chức các khoá học về nhân quyền, lưu trữ và phân phát tài liệu cổ động nhân quyền và dân chủ. Vào ngày 11 tháng 5 2007, Toà án Nhân dân Hà Nội tuyên án cô bốn năm tù giam, sau khi kháng cáo vào tháng 11 2007 giảm xuống còn ba năm, về tội danh "tuyên truyền chống phá nhà nước."

Trần Khải Thanh Thuỷ
http://www.hrw.org/sites/default/files/media/images/photographs/tmp_QCorF8
Một nhà văn, nhà thơ và nhà báo có tiếng, Trần Khải Thanh Thuỷ là một trong những người sáng lập Công Đoàn Độc Lập Việt Nam vào tháng 10 2006. Vào tháng 12 2006, bà thành lập một tổ chức cho những người bị chính quyền trưng thu đất ở Việt Nam (Hội Dân Oan Việt Nam) và nằm trong ban biên tập của tờ báo Tổ Quốc, một bản tin ủng hộ dân chủ được xuất bản bí mật tại Việt Nam và đăng tải trên mạng. Trước khi bị bắt vào tháng 4 2007, bà thường xuyên bị chính quyền câu lưu, thẩm vấn và sách nhiễu. Vào tháng 11 2006 bà bị khai trừ khỏi công việc phóng viên. Trong thời gian hội nghị APEC trong cùng tháng ấy, bà bị nhà cầm quyền giữ tại nhà và sau đấy bị quản thúc tại gia. Vào ngày 10 tháng 3 2007, công an lục soát tư gia của bà và đã thu giữ máy vi tính, điện thoại di động và hàng trăm đơn khiếu kiện đất đai của nông dân. Bà bị bắt tại một trạm xe buýt sHà Nội vào tháng 4 2007 và bị truy tố với tội danh "tuyên truyền chống phá nhà nước" và "gây rối trật tự xã hội". Trong hơn chín tháng giam giữ tại Trung tâm Giam giữ Thanh Liệt (còn có tên là Trại B14) tại Hà Nội, chính quyền đã cấm gia đình bà được thăm viếng hoặc gửi thư. Vào tháng 1 2008, bà chỉ bị truy tố về tội "gây rối trật tự xã hội" khi toà tuyên án phạt chín tháng mười ngày tù hoặc thời gian đã bị giam và được trả tự do. Sau khi được thả, công an đã báo cho bà biết rằng bà phải trải qua hai năm theo dõi quản lý mặc dù điều này không nằm trong bản án và giấy ra tù của bà. Cho đến tháng 4 2009, bà tiếp tục bị sách nhiễu thường xuyên, công an không chịu can thiệp trong khi những côn đồ địa phương nhiều lần ném phân và rác vào nhà bà.

Nguyễn Khắc Toàn
http://www.hrw.org/sites/default/files/media/images/photographs/tmp_hxu0Jd
Một trong những người sáng lập HHĐKCN, Nguyễn Khắc Toàn, 53 tuổi, là một nhà hoạt động dân chủ và cựu tù nhân chính trị. Là một cựu chiến binh trong quân đội Việt Nam, Toàn đã làm nhà cầm quyền khó chịu từ năm 2000 vì đã tổ chức những tài liệu bí mật ủng hộ dân chủ, ông viết về những cuộc biểu tình của nông dân chống lại việc trưng thu đất đai và tham nhũng, ông đã tìm cách thành lập một hội chống tham nhũng. Ông bị bắt vào năm 2002 tại một tiệm Internet và bị tuyên án 12 năm tù vì tội phá hoại. Vào tháng 1 2006, ông được trả tự do sau bốn năm bị giam giữ nhưng vẫn bị quản thúc tại gia hai năm. Ngay sau khi được trả tự do, ông đã công khai kêu gọi nới rộng quyền tự do ngôn luận, chế độ dân chủ đa đảng và thả tự do cho các tù nhân chính trị.
Vào tháng 4 2006 ông cùng 118 người khác trong Khối 8406 ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi dân chủ. Vào tháng 8 2006 khi ông đang chuẩn bị phát hành tờ báo Tự Do Dân Chủ cùng với những nhà hoạt động khác, công an đã lục soát tư gia của ông, tịch thu máy vi tính, sách vở tài liệu. Vào tháng 10 2006, cùng với 13 nhà hoạt động khác, ông tuyên bố việc thành lập HHĐKCN trong một bức thư gửi Chủ tịch nhà nước Việt Nam và Liên đoàn Lao động Việt Nam được đăng trên mạng.
Trong thời gian hội nghị APEC diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 2006, công an đã cấm Nguyễn Khắc Toàn rời khỏi tư gia hoặc tiếp khách, họ đặt một bảng thông báo bằng tiếng Anh trước cửa nhà ông "Khu vực an ninh. Không cho phép khách nước ngoài." Vào tháng 2 2008 công an đã cấm ông rời khỏi nhà để tham dự lễ tang của một nhà chống đối có tiếng. Ông vẫn bị theo dõi, và công an thường xuyên mời ông lên thẩm vấn và hơn một lần đã khám xét tư gia, tịch thu máy vi tính, giấy tờ cá nhân.
Lê Trí Tuệ
http://www.hrw.org/sites/default/files/media/images/photographs/tmp_WcrRxo
http://www.hrw.org/sites/default/files/media/images/photographs/tmp_xz6YVE
Một trong những người sáng lập HHĐKCN, Lê Trí Tuệ, 30 tuổi, bị mất tích sau khi trốn sang Campuchia để xin tị nạn chính trị. Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền vô cùng lo ngại rằng ông có thể đã bị công an chìm của chính quyền Việt Nam bắt cóc - trước đây họ đã từng bắt cóc bất hợp pháp những người Việt tại Campuchia mang về Việt Nam giam giữ hoặc thủ tiêu. Vào tháng 3 2008, bản báo cáo về nhân quyền của Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lưu ý thẳng rằng "Lê Trí Tuệ vẫn còn mất tích... với lời đồn là nhân viên an ninh của chính quyền Việt Nam đã thủ tiêu ông."
Sau năm năm phục vụ trong binh chủng Hải quân, Lê Trí Tuệ trở thành một doanh gia. Lê Trí Tuệ bỏ công việc thương mại của mình vào năm 2004 để tham gia các hoạt động xã hội, đại diện cho những người bị chính quyền trưng thu đất đai và tài sản. Vào tháng 10 2006, cùng với những nhà hoạt động khác, ông thành lập HHĐKCN, trở thành một trong hội đồng điều hành lâm thời gồm ba người. Lê Trí Tuệ cũng là một trong 118 thành viên sáng lập Khối 8406. Công an Việt Nam đã bắt giữ và tra vấn Tuệ nhiều lần trong năm 2006 và 2007 và đã đặt ông vào diện được theo dõi.
Lê Trí Tuệ đã bị công an và cảnh sát chìm chận đánh trên đường phố ít nhất là hai lần trong năm 2006 và 2007. Vào tháng 3 2007, công an đã thẩm vấn Tuệ hai lần. Họ doạ sẽ bỏ tù ông nếu ông không tiết lộ tên tuổi của các nhà hoạt động trong Khối 8406, lên án phong trào dân chủ, công khai tuyên bố và cam kết trên giấy tờ là ông sẽ rút tên ra khỏi Khối 8406 và HHĐKCN.
Ngày 11 tháng 4 2007, Tuệ trốn sang Campuchia và thỉnh nguyện với Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc về Người Tị Nạn ở Phnom Penh với tư cách tị nạn chính trị. Ngày 6 tháng 5, Lê Trí Tuệ biến mất khỏi nhà trọ ở Phnom Penh mà ông đang cư ngụ và không ai biết tin tức của ông từ đấy.

Trình tự những sự việc xảy ra trước khi Lê Trí Tuệ "biến mất":
Ngày 19 tháng 6, 2006: Công an bắt giữ và câu lưu Lê Trí Tuệ tại đồn công an Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh trong hai ngày một đêm. Ông bị cáo buộc là đã cầm đầu cuộc biểu tình khiếu kiện đất đai của nông dân và kết tội vi phạm an ninh nhà nước.
Ngày 29 tháng 6, 2006:Công an bắt giữ và tra vấn Lê Trí Tuệ.
Ngày 7 tháng 9, 2006: Công an bắt giữ Lê Trí Tuệ tại Thái Bình.
Ngày 8 tháng 10, 2006: Lê Trí Tuệ ký thư chung phản đối việc thu giữ sách vở, máy vi tính và tài liệu về các hoạt động dân chủ.
Ngày 20 tháng 10, 2006: Lê Trí Tuệ cùng 13 nhà hoạt động khác công bố việc thành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông trong một bức thư gửi chủ tịch nhà nước Việt Nam và Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, thư được đăng trên mạng. Tuệ được biết là một trong ba thành viên của hội đồng điều hành lâm thời của HHĐKCN.
Ngày 11 tháng 11, 2006: Đài Phát thanh Radio Chân Trời Mới phỏng vấn Lê Trí Tuệ. Ông nói rằng mình bị công an sách nhiễu vì những liên quan đến Công Đoàn Độc Lập Việt Nam.
Ngày 13 tháng 11, 2006: Công an bắt ép Lê Trí Tuệ vào đồn công an Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh để phỏng vấn.
Ngày 18-19, 2006: Công an bắt ép Lê Trí Tuệ vào đồn công an Quận 4 trong thời gian xảy ra Hội nghị APEC.
Ngày 30 tháng 11, 2006: Công an Thành phố Hồ Chí Minh triệu tập và thẩm vấn Lê Trí Tuệ tại đồn công an Quận 4.
Ngày 12 tháng 12, 2006: Công an lục soát căn hộ của Lê Trí Tuệ mà không có lệnh toà, liệt kê những máy móc, vật dụng cá nhân và hồ sơ trong máy vi tính trong khi ông đang bị lưu giữ tại đồn công an Quận 4.
Ngày 1 tháng 1, 2007:Lê Trí Tuệ bị bắt giữ và câu lưu tại đồn công an Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh từ 8:45 sáng đến 4:00 chiều.
Ngày 24 tháng 1, 2007:Công an thẩm vấn Lê Trí Tuệ từ 1:30 đến 4:00 chiều về những quan hệ của ông với Khối 8406, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam cũng như quan hệ của ông với nhà hoạt động Đỗ Nam Hải.
Ngày 2 tháng 2, 2007: Lê Trí Tuệ bị buộc phải trình diện tại đồn công an Quận 4 để thẩm vấn.
Ngày 15 tháng 3, 2007: Lê Trí Tuệ bị công an chận đánh trên đường phố ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 29-30, 2007: Công an bắt giữ Lê Trí Tuệ và yêu cầu ông phải công khai tuyên bố và cam kết trên giấy tờ rằng cho đến ngày 12 tháng 4, 2007 ông sẽ rút tên ra khỏi Khối 8406 và Công Đoàn Độc Lập Việt Nam; tiết lộ tên tuổi của những nhà hoạt động ủng hộ Khối 8406; lên án những người đứng đầu Khối 8406, nếu không ông sẽ bị tống giam tức khắc.
Ngày 11 tháng 4, 2007: Lê Trí Tuệ trốn khỏi Việt Nam đến Phnom Penh, Campuchia, ở đây ông trình diện Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc với tư cách tị nạn.
Ngày 13 tháng 4, 2007: Đài Á châu Tự do phỏng vấn Lê Trí Tuệ tại Phnom Penh về tình cảnh của ông.
Ngày 2 tháng 5, 2007: Cao Uỷ Tị Nan Liên Hợp Quốc phỏng vấn Lê Trí Tuệ và cấp cho ông giấy chứng nhận Người cần Quan Tâm như là một biện pháp bảo vệ trong khi họ xét duyệt tình trạng của ông.
Ngày 2 tháng 5, 2007: Công an Hải Phòng ra lệnh truy nã Lê Trí Tuệ.
Ngày 6 tháng 5, 2007: Lê Trí Tuệ biến mất khỏi căn nhà trọ tại Phnom Penh, Campuchia.

----------------------------------------------------

Nguồn :

Huam Rights Watch
III. Trade Unionists Arbitrarily Arrested, Detained, or Imprisoned Since 2006

http://www.hrw.org/en/node/82844/section/5

--------------------------------

Việt Nam: Chưa hẳn là thiên đường của người lao động (Phần I)
I. Giới thiệu: Đàn áp những nhà hoạt động Công đoàn

http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2009/05/viet-nam-chua-han-la-thien-uong-cua.html

VIỆT NAM CHƯA HẲN LÀ THIÊN ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (Phần II)
II. Những hạn chế về quyền lao động tại Việt Nam
http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2009/05/viet-nam-chua-han-la-thien-uong-cua_17.html

No comments: