Thursday, May 28, 2009

TẤT CẢ ĐỀU CẠN KIỆT, TRỪ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Tất cả đều cạn kiệt. Trừ chủ nghĩa cộng sản!
Maciej Stasiński
Lê Diễn Đức dịch
Tháng Năm 27, 2009
http://ledienduc.wordpress.com/2009/05/27/t%E1%BA%A5t-c%E1%BA%A3-d%E1%BB%81u-c%E1%BA%A1n-ki%E1%BB%87t-tr%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A7-nghia-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n/

Tiết kiệm hay là chết! – đây là khẩu hiệu mới của chủ nghĩa cộng sản Cuba. Khủng hoảng thế giới đánh mạnh vào nền kinh tế đang chơi vơi của hòn đảo, còn chế độ thì dáng thêm đòn vào dân chúng.
Từ nửa thế kỷ nay nhà độc tài Fidel Castro lâu lâu lại bắt dân chúng phải chết vì một cái gì đó. Thông thường nhất là vì lý tưởng: chết vì cách mạng, chết vì xã hội chủ nghĩa, vì Tổ quốc đang bị đế quốc Mỹ đe doạ nghiêm trọng.
Lần này, thay thế cho nhà độc tài tóc đã lơ phơ, ốm yếu, không còn xuất hiện bình thường trước công chúng, là ông tổng tuyên giáo, sếp cơ quan ngôn luận của đảng “Granma”, Lazaro Berreto.

Nhà độc tài thực chất Fidel và vị chủ tịch hình thức Raul - Ảnh: AP
http://ledienduc.files.wordpress.com/2009/05/apfidelraul.jpg?w=455&h=327

Sau một số khuyến cáo đối với các bộ trưởng trong chính phủ rằng, một giai đoạn nặng nề đang tới, khó khăn hơn cả những điều mà dân Cuba vốn đã quen chịu đựng, trong số báo hôm thứ 7, ngày 23/05/2009, Berreto viết: “Tính nghiêm trọng của tình hình cao đến mức mà nếu về chính trị chúng ta nói: Tổ quốc hay là chết, thì giờ đây về kinh tế, không một chút ngoa ngữ nào, chúng ta phải nói: Tiết kiệm hay là chết!”.
Barreto nhắc nhở người Cuba cầu nguyện với những câu thần chú thường lệ: “Chính quyền đòi hỏi hợp lý hoá nhất trong sử dụng năng lượng. Đất nước đang cần hạn chế chi phí sản xuất. Phải có được các phương tiện cần thiết để nâng cao sản xuất và chấm dứt lãng phí tiềm lực, tận dụng triệt để ngày công lao động, phải vắt kiệt nước từ các cỗ máy và cơ sở đầu tư. Chúng ta không thể mất cân đối mãi trong cán cân thương mại với 78 phần trăm nhập khẩu và chỉ 22 xuất khẩu”.

Trên đất nước Cuba đang treo lơ lửng mối hiếm nguy nhất kể từ cuộc khủng hoảng năm 1991, mức sống lúc bấy giờ bị tuột dốc thảm hại sau khi Liên Xô ngưng viện trợ mỗi năm hàng tỷ đôla.
Chính quyền đã phát tín hiệu từ nhiều tuần nay về một thảm kịch năng lượng. Các bộ trưởng cho biết từ đầu tháng 6 này sẽ cúp điện nhiều giờ đối với các gia đình. Từ khi Liên Xô sụp đổ, chuyện cúp điện trở thành bình thường, nhưng trong hai năm trở lại đây tình hình khá hơn chút ít do Cuba nhận được dầu mỏ giá rẻ từ Venezuela.
Trong bối cảnh khủng hoảng, bộ kinh tế và kế hoạch hạ mức dự đoán kinh tế trong năm 2009. Mới đây người ta nói tới 6 phần trăm tăng trưởng, nhưng ngày hôm thứ 7 giảm xuống 2 phần trăm. Thế nhưng, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Cuba tại hải ngoại cho ra con số tệ hơn: kinh tế Cuba sẽ bị giảm ít nhất 0,5%.
Lý do thì đã rõ, khủng hoảng kinh tế thế giới tác động quá mạnh lên nền kinh tế Cuba yếu kém.
Hòn đảo Cuba sản xuất cho xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa ngày mỗi ít đi. Giá nguyên liệu xuất khẩu như nikiel hoặc dầu mỏ bán lại từ nguồn cung cấp rẻ của Venezuela, bị sụt giảm. Nguồn ngoại tệ thu từ du lịch cũng hẹp lại.
Trong khi đó Cuba nhập khẩu ngày mỗi nhiều và đắt đỏ hơn hàng hoá nước ngoài, trong đó có tới 80% số thực phẩm cần thiết cho nhu cầu, chủ yếu từ Mỹ, mặc dù nửa diện tích canh tác coi như bỏ ngỏ. Hệ thống phân phối bằng tem phiếu vẫn giữ từ 50 năm nay, còn kinh tế nông nghiệp cá thể còi cọt không bù đắp nổi thiếu hụt kinh niên về thực phẩm cơ yếu.
Trong các cửa hàng bán thu ngoại tệ cũng bắt đầu thiếu hàng hoá vốn không có ngoài thị trường, nhưng người Cuba có thể mua bằng đôla. Nhà nước ngưng trả cho các hãng nước ngoài liên doanh đầu tư với Cuba và cũng ngưng cho rút tiền từ các tài khoản nước ngoài trong các ngân hàng. Tiền gửi về nước của 2 triệu người Cuba sống ở hải ngoại cũng không trợ giúp được cơn khủng hoảng, vì thu nhập của chính bản thân họ cũng bị giảm đi.

Chiếc "chuồng gà di động" Fiat 126p do Ba Lan thời cộng sản sản xuất đã nằm ở bảo tàng từ lâu, vẫn còn sử dụng ở Cuba - Habana 2009 - Ảnh: AP
http://ledienduc.files.wordpress.com/2009/05/ap042009.jpg?w=455&h=286

Để cứu vãn tình thế, nhà cầm quyền Cuba đành phải tìm cách vực dậy nền nông nghiệp bị tàn phá. “Một nghịch lý là chúng ta đã phát triển khoa học ở tầm thế giới thứ nhất, nhưng năng suất của nền nông nghiệp chúng ta lại ở vị trí của thế giới thứ tư” – Tổng biên tập “Granma” viết.
Không biết rồi người Cuba sẽ làm gì với điều này. Từ mấy tháng nay, chính quyền thử trả lại đất công “nhàn rỗi” cho nông dân cá thể bằng cách cho thuê dài hạn, nhưng vì thiếu hạt giống, phân bón, phương tiện và tiền bạc, chưa nhìn thấy kết quả gì của cuộc “cải cách nông nghiệp”. Chưa kể là chính quyền thì lại rình rập săn lùng “những kẻ đầu cơ” và mọi thứ “chợ đen” đang đua nhau mọc lên, đặc biệt sau sự tàn phá của cơn bão vào năm ngoái làm thiệt hại khoảng 20 tỷ đôla.
Mức sống của người Cuba đi xuống liên tục – trong năm rồi lương cơ bản được tăng 1,5% (vào khoảng 20 đôla), trong khi lạm phát hơn 5%.

Nhà cầm quyền Cuba cho rằng, cấm vận kinh tế của Mỹ là nguyên nhân chính làm suy sụp nền kinh tế Cuba và đòi phía Mỹ phải huỷ bỏ không điều kiện. Trong tháng 4 vừa qua, tổng thống Barack Obama đã hứa cải thiện quan hệ, thậm chí bỏ cấm vận với điều kiện nhà cầm quyền phải trả tự do cho các tù nhân chính trị và tiến hành cải cách dân chủ. Sau những lưỡng lự của người em và là chủ tịch hình thức Raul, nhà độc tài thực chất Fidel Castro trong đầu tháng 5 nói rằng, đừng bao giờ nói gì đến những thiện chí dân chủ của Cuba.

Bản tiếng Việt ©
http://ledienduc.wordpress.com
Nguồn: Bài được đăng trên nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcz ngày 25/05/2009.

No comments: