Vụ
trưởng Nguyễn Văn Bình là ai mà bị bắt trước phiên điều trần của Mỹ với Việt
Nam?
BBC News Tiếng Việt
9 tháng 5 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cw590x62170o
Ông
Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ pháp chế thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
(MOLISA), đã bị bắt với cáo buộc làm lộ bí mật nhà nước.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/a15c/live/00e99e50-0d06-11ef-bee9-6125e244a4cd.png
Ông
Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
(MOLISA), vừa bị chính quyền Việt Nam bắt với cáo buộc vi phạm điều 337 Bộ luật
Hình sự về tiết lộ tài liệu mật.
Ngày
9/5, Công an TP Hà Nội cho biết Cơ quan an ninh điều tra đã ra quyết định khởi
tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Bình.
Ông
Bình bị khởi tố theo Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về
“Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc
tài liệu bí mật nhà nước”. Tội danh này có khung hình phạt từ 2 tới 15 năm tù.
Trước
khi bị bắt, ông Bình, 51 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, là vụ trưởng Vụ Pháp chế
thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Số
điện thoại ông Bình đã không thể liên lạc được từ nhiều ngày qua.
BBC
đã liên lạc theo số điện thoại được cho là của ông Bình hôm 7/5, nhưng không có
tín hiệu.
Theo
tin từ Dự án 88 – một tổ chức phi chính phủ vận động nhân quyền cho Việt Nam -
số điện thoại của ông Bình không còn hoạt động kể từ ngày 15/4/2024.
Vào
ngày 6/5, BBC truy cập vào website MOLISA thì thấy trong trang của Vụ Pháp chế,
ở mục Lãnh đạo đơn vị, chỉ còn hình ảnh và thông tin của ba vụ phó.
Trên
một số website của các tổ chức quốc tế mà ông Bình từng hợp tác, BBC Tiếng Việt
ghi nhận vẫn còn thông tin và hình ảnh của ông Nguyễn Văn Bình trên cương vị Vụ
trưởng Vụ Pháp chế của MOLISA.
Chẳng
hạn trên website của Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong phần tiểu sử cho hay
ông Bình có “lịch sử và kinh nghiệm làm việc lâu dài và phong phú trong lĩnh vực
luật lao động”.
Tổ
chức này viết rằng trong thời gian làm việc cho MOLISA, ông là người chủ trì đề
xuất ban hành Bộ luật Lao động 2019 của Việt Nam, phê chuẩn một số công ước cốt
lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó có Công ước số 98 về Quyền Tổ
chức và Thương lượng tập thể, Công ước số 105 về Bãi bỏ Lao động Cưỡng bức.
Trong
cương vị Vụ trưởng Vụ Pháp chế, ông Bình cũng được ghi nhận là đã nỗ lực thúc đẩy
quyền của người lao động Việt Nam.
·
Đảng Cộng sản Việt
Nam: công tác nhân sự thất bại?7 tháng 5 năm 2024
·
Địa chấn chính
trị Việt Nam: Dồn dập đến bao giờ?3 tháng 5 năm 2024
·
Việt Nam thuộc
nhóm 3 nước giam giữ nhiều người viết nhất thế giới3 tháng 5 năm 2024
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/279c/live/2e6ff9f0-0d06-11ef-bee9-6125e244a4cd.jpg
Ông
Nguyễn Văn Bình trong một hội thảo về nhân quyền
Nỗ
lực thành lập công đoàn độc lập và Chỉ thị mật 24
Theo
Dự án 88, vụ bắt giữ ông Nguyễn Văn Bình có liên quan đến Chỉ thị 24,
chỉ thị mật về bảo đảm an ninh quốc gia của Bộ Chính trị vừa bị rò rỉ.
Theo
chỉ thị này, các lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam đã ra lệnh cho chính phủ thắt
chặt kiểm soát xã hội dân sự, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phi chính phủ và
thậm chí cả công dân đi du lịch nước ngoài.
Chỉ
thị 24 yêu cầu chính phủ thí điểm thành lập một số công đoàn độc lập nhưng lại
bảo đảm rằng mọi tổ chức công đoàn đều do nhà nước kiểm soát.
Dự
án 88 cho hay thời điểm bị bắt, ông Bình đang dẫn đầu nỗ lực phê chuẩn Công ước
87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) để trình Quốc hội.
Công
ước này nếu được thông qua sẽ đảm bảo cho người lao động Việt Nam quyền thành lập
công đoàn độc lập mà không cần sự cho phép trước.
Theo
Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, Việt Nam đã đồng ý phê chuẩn công ước
vào năm 2023, nhưng chính phủ Việt Nam sau đó đã ít nhất hai lần trì hoãn.
Hiện
Việt Nam chỉ có một tổ chức công đoàn là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nằm
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dự
án 88 nhận định rằng chính phủ Việt Nam muốn “trông ra vẻ tuân thủ Công ước ILO
87, nhưng trên thực tế Chỉ thị 24 cho thấy họ coi các công đoàn lao động độc lập
là mối đe dọa an ninh quốc gia, và việc bắt giữ Bình rõ ràng là một nỗ lực nhằm
vô hiệu hóa mối đe dọa được cho là đó".
Sự
tham gia sâu rộng của ông Bình với các chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc
tế về cải cách lao động trái ngược với quan điểm cứng rắn của giới lãnh đạo
trong nước, vốn rất dè chừng ảnh hưởng của nước ngoài trong các hoạt động cải
cách lập pháp và hoạch định chính sách, theo nội dung của Chỉ thị 24 do Dự án
88 công bố.
Dự
án 88 cho hay một nguồn tin tiết lộ rằng ông Bình ngày càng bị cô lập tại
MOLISA sau khi các đồng minh quyền lực và các nhà cải cách từ chức trong những
năm gần đây.
No comments:
Post a Comment