Việt Nam ‘xuống nước’
trước Cambodia vụ kênh đào Funan Techo
Người Việt
May
5, 2024
HÀ
NỘI, Việt Nam (NV) – Bộ
Ngoại Giao CSVN vừa lên tiếng rằng mong muốn Cambodia tiếp tục phối hợp chặt chẽ
để chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh Funan Techo (dự
án thủy lộ Phù Nam) đối với nguồn nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu
vùng sông Mekong.
Tờ
Thanh Niên hôm 5 Tháng Năm dẫn lời bà Phạm Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại
Giao, cho biết thông tin nêu trên.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/VN-Danh-gia-Funan-Techo-2.jpeg
Funan
Techo là dự án có chi phí ước tính $1.7 tỷ. (Hình: VNExpress)
Bà
Hằng nhấn mạnh rằng Việt Nam “luôn coi trọng, dành ưu tiên hàng đầu cho mối
quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững,
lâu dài với Cambodia trong chính sách đối ngoại.”
Đề
cập về dự án kênh đào Funan Techo , bà Hằng nói thêm: “Việt Nam rất quan tâm và
tôn trọng lợi ích chính đáng của Cambodia theo tinh thần của Hiệp Định Mekong
1995.”
Theo
báo VNExpress hồi giữa tháng trước, Cambodia lên kế hoạch hợp tác với công ty
Trung Quốc xây kênh đào Funan Techo, được kỳ vọng giúp tận dụng tiềm năng vận tải
đường thủy và phát triển kinh tế.
Chính
phủ Cambodia kỳ vọng dự án sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng vận tải đường thủy
bằng cách kết nối sông Mekong ra vịnh Thái Lan, từ đó tăng cường các hoạt động
kinh tế-xã hội của nước này.
Cũng
hồi Tháng Tư, Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam tổ chức cuộc họp tham vấn về dự án
kênh đào Funan Techo với sự tham dự của nhiều chuyên gia.
Tại
cuộc họp, Tiến Sĩ Lê Anh Tuấn, giảng viên Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, Đại Học
Cần Thơ, khẳng định kênh đào Funan Techo khi hình thành chắc chắn tác động tiêu
cực đến Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Ông
Tuấn cho hay: “Trong cơ cấu lượng nước sông Mekong, sông Tiền chiếm 90%, sông Hậu
10%. Vì thế lượng nước từ sông Hậu không đủ nên dự án mới có đoạn kênh đào nối
thông với sông Tiền.”
“Điều
này sẽ dẫn đến việc chia lại nguồn nước giữa hai dòng sông nói trên trước khi
chảy vào lãnh thổ Việt Nam. Tùy lượng nước đổ về sông Hậu nhiều hay ít khi vào
tỉnh An Giang, sẽ có những tác động gây nên sạt lở từ địa phận Châu Đốc đến huyện
Châu Phú (ngã ba với sông Vàm Nao) vì đoạn sông này nhỏ, bề ngang chỉ vài trăm
mét. Từ đó vai trò điều tiết nước của sông Vàm Nao (nối sông Tiền và sông Hậu)
bị ảnh hưởng, kéo theo nhiều vấn đề liên quan…”
“Kênh
Funan Techo khi vận hành, miền Tây Việt Nam sẽ gia tăng tình trạng thiếu nước
ngọt trong sinh hoạt, canh tác, sản xuất; mặn xâm nhập sâu và nhiều hơn; các hệ
sinh thái sẽ bị đảo lộn,” ông Tuấn nhận định.
Theo
báo Khmer Times, kênh đào Funan Techo dự trù dài 180 km, nối từ Prek Takeo trên
sông Mekong đến Prek Ta Ek và Prek Ta Hing trên sông Bassac, sau đó đổ ra vịnh
Thái Lan ở Tây Nam Cambodia. Kênh đào đi qua bốn tỉnh gồm Kandal, Takeo, Kampot
và Kep, hai bên bờ kênh có khoảng 1.6 triệu người sinh sống.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/VN-Danh-gia-Funan-Techo-1.jpeg
Ông
Phạm Minh Chính (trái), thủ tướng Việt Nam ôm người đồng cấp Cambodia Hun Manet.
(Hình: Chính Phủ)
Funan
Techo dự trù có chiều ngang 100 mét ở thượng nguồn, 80 mét ở hạ nguồn, sâu 5.4
mét, cho phép tàu hàng tải trọng toàn phần lên đến 3,000 tấn đi qua vào mùa khô
và tàu 5,000 tấn vào mùa mưa. Kênh có hai làn, các phương tiện có thể ra vào và
tránh nhau an toàn.
Dự
án có chi phí ước tính $1.7 tỷ, gồm ba đập đường thủy, 11 cầu và 208 cây số đường
hai bên, dự trù do công ty Trung Quốc CRBC thực hiện theo hình thức xây dựng-vận
hành-chuyển giao. (N.H.K) [kn]
No comments:
Post a Comment