Việt
Nam : Đối tác mới cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Pháp ?
Minh Anh - RFI
Đăng
ngày: 07/05/2024 - 11:43
Từ ngày 03 đến ngày 07/05/2024, bộ trưởng Quân Lực Pháp
Sébastien Lecornu cùng quốc vụ khanh phụ trách Cựu Chiến binh và Ký ức Patricia
Mirallès đến thăm chính thức Việt Nam và dự lễ kỷ niệm 70 năm trận Điện Biên Phủ.
Nhân chuyến thăm này, Paris mong muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt
Nam, để theo đuổi chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, tiếp tục củng cố những mối
quan hệ với các quốc gia trong vùng.
Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Sebastien Lecornu ngày 06/05/2024 đến
thăm một boong-ke của quân đội Pháp còn lại từ thời chiến tranh, tại Điện Biên
Phủ, Việt Nam? nhân chuyến đi dự lễ kỷ niệm 70 năm trận Điện Biên Phủ. AP - Hau
Dinh
Bảy
mươi năm sau ngày đánh dấu thất bại của Pháp ở Đông Dương, đây là lần đầu tiên
một quan chức cao cấp chính phủ Pháp đến dự lễ kỷ niệm do Việt Nam tổ
chức. Sự kiện đánh dấu một sự sang trang trong lịch sử chung của hai nước,
bởi vì, « cùng với năm tháng, Pháp và Việt Nam đã học được cách nhìn thẳng
lịch sử, không tô vẽ và không thù hận » theo như tuyên bố của bộ trưởng
Quân Lực Pháp và quốc vụ khanh bên cạnh bộ Quân Lực trong bài diễn đàn đăng
trên tuần báo Valeurs Actuelles.
Lãnh
thổ bao la, phòng thủ hạn chế
Nhưng
chuyến thăm chính thức Việt Nam của lãnh đạo bộ Quốc Phòng Pháp còn minh họa
cho tầm mức quan trọng của vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương trong chính sách quốc
phòng của Pháp. Đây cũng là lần thứ ba ông Lecornu đến khu vực này kể từ khi
ông đảm nhiệm chức bộ trưởng năm 2022. Indonesia có thể sẽ là mục tiêu tiếp
theo cho chuyến công du thứ tư của ông Lecornu đến vùng Ấn Độ - Thái Bình
Dương.
Khu
vực rộng lớn, trải dài từ bờ đông của châu Phi đến vùng nam Thái Bình Dương, đi
qua 52 quốc gia, chiếm đến hơn 35% nền ngoại thương của Pháp (không bao gồm
Liên Hiệp Châu Âu). Hơn nữa, 7 trong số 16 tỉnh, vùng và địa phương hải ngoại
thuộc Pháp nằm tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Những vùng lãnh thổ này chiếm
đến hơn 90% vùng đặc quyền kinh tế của Pháp.
Một
mỏ vàng thực sự nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức an ninh - quốc phòng cho
Pháp trên một vùng diện tích lãnh thổ trải rộng đến hàng nghìn km. Paris
« khó có thể đơn độc hành động cả về mặt chính trị lẫn kỹ thuật. Pháp
không có đủ các phương tiện để tự mình bao quát toàn bộ khu vực »,
theo như giải thích từ nhà nghiên cứu Jean-Vincent Brisset, Viện Quan hệ Quốc tế
và Chiến lược (IRIS) với báo Pháp Journal Du Dimanche ( JDD ).
Do
vậy, để bảo đảm an ninh cho khoảng 1,6 triệu người dân Pháp tại những vùng lãnh
thổ đó và khoảng 200 ngàn kiều dân sinh sống tại các nước trong khu vực, cũng
như để bảo bệ chủ quyền lãnh thổ, Paris đã liên kết với nhiều đối tác chiến lược
như Ấn Độ, Úc hay Nhật Bản.
Việt
Nam : Đối tác mới trong nỗi lo mối đe dọa từ Trung Quốc
Đối
với Paris, việc hợp tác với các nước trong khu vực là điều quan trọng, đặc biệt
trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động gây rối trong khu vực
khi thực hiện một chính sách « sự đã rồi », đồng thời muốn khẳng
định vị thế của mình qua việc sử dụng kinh tế như là một công cụ gây ảnh hưởng.
Chiến
lược này đang được Bắc Kinh áp dụng tại những nước Nam Thái Bình Dương cận kề với
những vùng lãnh thổ của Pháp như Quần đảo Salomon, Papouasia-New Guinea hay Quần
đảo Vanuatu… khi tìm cách tiếp cận giới tinh hoa, và đề nghị các thỏa thuận
xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa cầu cảng.
Trong
khuôn khổ tầm nhìn « chiến lược phòng thủ của Pháp tại vùng Ấn Độ -
Thái Bình Dương » được công bố hồi năm 2019, bộ trưởng Quân Lực Pháp,
nhân chuyến thăm Việt Nam, mong muốn tiếp thêm sinh lực và tăng cường hơn nữa mối
quan hệ « đối tác chiến lược » với Việt Nam, được thiết
lập từ năm 2013.
Điều
này sẽ cho phép Hải quân Pháp có thể thực hiện nhiều hơn nữa các « chuyến
dừng tại các cảng Việt Nam và phát triển các mối quan hệ với hải quân Việt Nam,
nhất là trong việc thiết lập các thủ tục chung », theo như giải thích
từ một nguồn thân cận của bộ trưởng Quân Lực với tờ JDD. Nguồn tin này cũng lưu
ý thêm rằng mối quan hệ đối tác Pháp-Việt, tuy được củng cố, nhưng ở cấp độ hiện
nay « mục tiêu chưa phải là ký kết những hợp đồng vũ khí » mà
là « phát triển quan hệ đối tác trong khu vực ».
Trong
bài diễn đàn đăng trên Valeurs Actuelles, lãnh đạo Quốc Phòng Pháp bày tỏ «
mong muốn thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng, đặc biệt là gia tăng
trao đổi về những vấn đề chiến lược giữa hai nước. Trong một thế giới bất ổn và
nguy hiểm, một số tác nhân không ngần ngại dẫm đạp các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế, Pháp muốn hợp tác nhiều hơn với Việt Nam để củng cố sự ổn định tại
vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, nơi sinh sống của 1,6 triệu công dân ở hải ngoại,
và tại vùng Đông Nam Á, cụ thể trong mối quan hệ với Đông Nam Á và các nước
thành viên của vùng ».
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
KỶ
NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
Việt
Nam sẽ tổ chức diễu binh lớn kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
No comments:
Post a Comment