Việt Nam dịch chuyển
sang hệ vũ khí NATO để giảm phụ thuộc Nga?
Thương Lê
BBC
News Tiếng Việt
25
tháng 5 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2xx7j38z0xo
Sau
khi Nga mở cuộc chiến tại Ukraine, Việt Nam dường như đang tăng tốc đa dạng hóa
kho vũ khí của mình, thông qua mua vũ khí từ Mỹ, Israel, châu Âu và gần đây là
Hàn Quốc.
Dù
vẫn tích cực đàm phán với “người bạn lâu năm” Nga về một thỏa thuận cung ứng vũ
khí mới, động thái mới của Hà Nội là lên kế hoạch mua pháo tự hành Hanwha K9 của
Hàn Quốc để trang bị cho quân đội.
Tạp
chí quốc phòng toàn cầu Janes cho biết Việt Nam được cho là sẽ mua 108 khẩu
pháo K9 Thunder (Sấm sét) với cỡ nòng 155mm theo tiêu chuẩn NATO, thay cho các
loại pháo có tuổi đời hàng chục năm dùng đạn 152mm từ thời Liên Xô.
Trước
đó, vào tháng 9/2023, có thông tin Việt Nam và Mỹ đang đàm phán về một thỏa thuận
vũ khí lớn nhất trong lịch sử giữa hai cựu thù, với chiến đấu cơ F-16 là loại vũ khí
chính được chuyển giao.
Các
chuyên gia về quốc phòng - an ninh nhận định với BBC News Tiếng Việt việc Việt
Nam "chuyển hệ" sang mua vũ khí, khí tài của phương Tây, giảm phụ thuộc
vào Nga đã bắt đầu từ hơn một thập niên trước và là một xu hướng dài hạn.
Từ
Seoul, Tiến sĩ Yang Uk ở Viện nghiên cứu chính sách Asan nói với BBC News Tiếng
Việt việc Hà Nội tìm kiếm những nguồn cung cấp vũ khí ngoài Moscow “không thể
là tạm thời”.
“Vì
khả năng sản xuất của Nga có hạn và họ phải sử dụng cho cuộc chiến ở
Ukraine. Nga hiện tại thậm chí
còn phải nhập khẩu vũ khí từ Bắc Hàn, nên Việt Nam không thể chỉ dựa vào Nga,”
ông giải thích.
Mặt
khác, theo ông, Việt Nam cũng có mâu thuẫn với Trung Quốc nên việc có những nguồn
cung khác ngoài Nga cũng là một ý tưởng rất tốt.
“Chúng
ta biết Nga là bạn của Trung Quốc,” ông Yang Uk nhấn mạnh.
Trong
bối cảnh căng thẳng leo thang
giữa Trung Quốc và Đài Loan, cũng như những xung đột thường xuyên xảy ra
trên Biển Đông giữa tàu Trung Quốc và tàu của các quốc gia khác trong khu vực,
các chuyên gia cho rằng việc đa dạng và hiện đại hóa kho vũ khí giúp Việt Nam
tránh "bỏ hết trứng vào một rổ" và cũng là một phần trong "chiến
lược phòng ngừa rủi ro".
Giáo
sư Alexander L Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương
Daniel K. Inouye (Mỹ), cho rằng trong 10-20 năm tới, Việt Nam sẽ phải có được
những vũ khí tương đối hiện đại, và nhiều loại trong số đó sẽ phải là từ các nước
phương Tây chứ không thể đơn thuần là từ Nga được.
No comments:
Post a Comment