Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có coi
CTN Tô Lâm là đối thủ?
Thứ Sáu, 05/24/2024 - 05:12 — nguyenvandai
https://www.rfavietnam.com/node/8051
Trong
các nền chính trị tự do, dân chủ đa đảng, đối thủ chính trị là những người đang
cạnh tranh với nhau một cách công khai, công bằng để giành quyền lực chính trị.
Các
đối thủ chính trị trong đảng cạnh tranh để giành vị trí chủ tịch đảng hay được
đảng cử ra cạnh tranh với đảng khác trong cuộc bầu cử quốc hội hay Tổng thống,…
Các
đối thủ chính trị đều cạnh tranh công khai, công bằng, bình đẳng bằng các cương
lĩnh tranh cử của mình. Người chiến thắng là người tốt nhất được đa số cử tri đảng
viên hay đa số người dân ủng hộ.
Các
đảng viên hay người dân đều biết rõ về đạo đức, tài năng, điểm mạnh, điểm yếu của
từng ứng cử viên.
Trong
chế độ độc đảng CSVN, về mặt công khai thì các quan chức không coi nhau là đối
thủ.
Những
quan chức muốn giành quyền lực thì họ ngấm ngầm tìm cách hạ bệ lẫn nhau bằng âm
ưu, thủ đoạn đê tiện nhất có thể. Họ sẵn sàng dùng thủ đoạn đẩy nhau vào tù, thậm
chí tước đoạt mạng sống của nhau.
Các
đảng viên và người dân không thể nào biết được những quan chức nào là đối thủ
chính trị của nhau nếu không có truyền thông MXH. Ngay cả khi một bên đối thủ
đã ngã ngựa, các đảng viên và người dân chỉ nghĩ người bị ngã ngựa là do vi phạm
pháp luật hay những điều đảng viên bị cấm.
Ví
dụ như Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã sử dụng quyền lực và chức năng của Bộ Công
an để điều tra về những vi phạm pháp luật của các tập đoàn kinh tế như Phúc
Sơn, Thuận An. Những tập đoàn này sân sau của các quan chức như Chủ tịch nước
Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Sau đó, Tô Lâm và Bộ Công an
đã ép buộc những quan chức này phải từ chức, còn cấp dưới của họ thì phải vào
tù.
Trở
lại với mối quan hệ giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm.
Ở
nhiệm kỳ đại hội 11 từ năm 2011 tới tháng 1 năm 2016, lúc đó ông Tô Lâm là thứ
trưởng Bộ Công an thuộc phe của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thứ
trưởng Tô Lâm đã là kẻ thù của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi cản trở Hội nghị
trung ương 6 khoá 11 kỷ luật cách chức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cựu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải nghỉ hưu ở Đại hội 12 vào tháng 1 năm 2016.
Ông
Tô Lâm lên Bộ trưởng Công an.
Để
bảo vệ được ghế Bộ trưởng và sinh mệnh chính trị, Bộ trưởng Tô Lâm đã chấp nhận
làm tay sai cho Tổng BT Nguyễn Phú Trọng. Bộ trưởng Tô Lâm đã vi phạm pháp luật
Việt Nam và pháp luật CHLB Đức. Ông Tô Lâm đã trực tiếp tới CH Slovakia để chỉ
huy các thuộc hạ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh từ Berlin, CHLB Đức vào tháng 7
năm 2017.
Sau
đó, trong suốt nhiệm kỳ 12 và nửa đầu nhiệm kỳ 13, ông Tô Lâm đã trở thành tay
sai đắc lực của TBT Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc gọi là “đốt lò” để loại bỏ
các đối thủ của ông Trọng.
Cho
tới đầu năm 2024, ông Tô Lâm đã lợi dụng vào tình trạng sức khoẻ suy yếu của
ông Trọng. Ông Tô Lâm đã lợi dụng việc chống tham nhũng để loại bỏ chính các đối
thủ của mình trên con đường giành quyền lực cao nhất. Trong đó có cựu Chủ tịch
nước Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí
thư kiêm Trưởng Ban Tổ chức TƯ Trương Thị Mai.
Mặc
dù sức khoẻ không tốt, ông Trọng vẫn khống chế được cục diện. Những người mà
ông Tô Lâm coi là đối thủ phải loại bỏ như ông Thưởng, ông Huệ, bà Mai cũng
chính là những người ông Trọng cũng muốn loại bỏ.
Như
vậy, ông Trọng lợi dụng, đổ hết tiếng ác cho ông Tô Lâm bằng cách mượn tay
chính ông Tô Lâm để loại bỏ những người mà ông Trọng thấy không còn phù hợp.
Đồng
thời để khống chế và sẵn sàng loại bỏ ông Tô Lâm khi cần thiết, ông Trọng đã củng
cố lại quyền lực của mình trong Bộ chính trị và Ban chấp hành TƯ bằng cách yêu
cầu Ban CHTW đưa 4 người của ông Trọng và Bộ chính trị.
Đó
là ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo; ông Lê Minh Hưng, trưởng Ban
Tổ chức; bà Bừi Thị Minh Hoài, trưởng Ban dân vận; ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch
MTTQ.
Ông
Tô Lâm nhậm chức Chủ tịch nước vào ngày 22 tháng 5 năm 2024.
Khoản
5 điều 88 Hiến pháp quyền hạn của Chủ tịch nước:
“5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ
chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.”
Như
vậy thì CTN Tô Lâm có thể sử dụng quyền lực trong Hiến pháp để trở thành đối thủ
của Tổng Trọng?
Hội đồng
Quốc phòng và An ninh Việt Nam, được lập ra theo điều 89 Hiến pháp Việt Nam
năm 2013, có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch nước trong việc điều hành nhà nước,
hoạch định các chính sách đối nội, đối ngoại, quân sự trong lĩnh vực an ninh,
duy trì ổn định trật tự chính trị-xã hội, bảo vệ quyền lợi và tự do của nhân
dân; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc. Hội đồng
gồm một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, và 4 ủy viên.
Chủ
tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh là Chủ tịch nước Tô Lâm. Phó Chủ tịch của Hội
đồng là Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Ngoài
ra còn có 4 uỷ viên của Hội đồng gồm: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bộ trưởng
Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Công an(khuyết), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi
Thanh Sơn.
Chủ
tịch của Hội đồng quốc phòng và an ninh là vị trí lãnh đạo cao nhất của Hội
đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam, theo Hiến pháp 2013 là lãnh đạo quân sự
tối cao .
Chủ
tịch đề nghị danh sách thành viên của hội đồng để Quốc hội Việt Nam phê chuẩn. Thành viên
của Hội đồng quốc phòng và an ninh không nhất thiết là đại biểu Quốc hội của Việt Nam.
Trong
trường hợp có chiến
tranh, Quốc hội có thể giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm
vụ và quyền hạn đặc biệt, quyết định những vấn đề sống còn của một quốc gia như
tuyên bố các tình trạng khẩn cấp, ra quyết định hành động cho Chính phủ, quân đội,
công an, ngoại giao để bảo vệ tổ quốc. Lúc đó Chủ tịch Hội đồng quốc
phòng và an ninh kiêm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.
Vấn đề
mấu chốt ở đây là: Hội
đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Vì
là chế độ làm việc tập thể và quyết định theo đa số nên CTN Tô Lâm không thể ra
lệnh cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và các thành viên khác ra các quyết định có
lợi cho mình; nhất là các thành viên là người của Tổng Trọng.
Như
vậy, Chủ tịch nước Tô Lâm không thể lợi dụng vào chức Chủ tịch Hội đồng quốc
phòng và an ninh kiêm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang để tăng vị thế của
mình.
Những
người tiền nhiệm của CTN Tô Lâm là các ông Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng chấp
nhận bại trận.
Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng được mệnh danh là nhà vô địch, không có đối thủ trong đảng
và chế độ hiện nay.
No comments:
Post a Comment