Tại
sao Việt Nam không nhập vũ khí lớn năm 2023 ?
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 06/05/2024 - 07:46
Việt
Nam tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần thứ 2 tại Hà Nội từ ngày
10-22/12/2024. Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam mở rộng tiếp xúc, tìm đối tác mới
trong bối cảnh Nga - nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Hà Nội - vẫn bị trừng phạt
do gây chiến ở Ukraina. Dù có ngân sách mua sắm vũ khí hàng năm khoảng 1 tỉ đô
la, Việt Nam đã không ký bất kỳ hợp đồng nào năm 2023.
https://s.rfi.fr/media/display/96637aa8-0af1-11ef-aed7-005056a97e36/w:980/p:16x9/AP661311993514.webp
Ảnh
tư liêu : Bộ đội Việt Nam tham gia diễu binh Ngày Quốc Khánh 02/09/2015 tại quảng
trường Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam. AP - HAU DINH
Trong
báo cáo ngày 11/03/2024, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) cho
biết Hà Nội chỉ nhận một tầu hộ tống loại biên do Ấn Độ tặng. Giáo sư Carl
Thayer cho rằng « Trung Quốc sẽ gia tăng lợi thế về sức mạnh quân
sự quy ước nếu Việt Nam tiếp tục giậm chân tại chỗ ».
Tại
sao Việt Nam không nhập khẩu vũ khí năm 2023 ? Năng lực quốc
phòng của Việt Nam sẽ bị tác động như nào ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với
nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải
quân, Đại học New South Wales, tại Canberra, Úc.
RFI : Viện SIPRI
cho biết Việt Nam gần như không mua vũ khí trong năm 2023. Cần hiểu sự kiện này
như thế nào ?
Nguyễn
Thế Phương : Có
nhiều lý giải cho sự kiện lần này. Thứ nhất, phải đặt trong bối cảnh là cuộc
chiến Nga-Ukraina đang diễn ra hết sức khốc liệt. Có thể nói Nga là đối tác
cung cấp vũ khí hàng đầu của Việt Nam. Việc Nga bị vướng vào cuộc chiến, bị
phương Tây cấm vận và khả năng các quốc gia mua vũ khí của Nga sẽ bị cấm vận, đặt
Việt Nam trong một tình thế khá là khó khi mà Việt Nam, ở thời điểm hiện tại, hầu
như là không thể mua sắm các loại vũ khí mới.
Nhưng
nếu nhìn lại trong báo cáo, ngân sách quốc phòng của Việt Nam vẫn tăng. Vậy có
thể hiểu như thế nào ? Ngân sách dành cho mua sắm vũ khí nước ngoài giảm
xuống, chủ yếu vẫn là do cuộc chiến Nga và Ukraina và những vấn đề phức tạp địa-chính
trị. Nhưng các chi tiêu khác cho quân đội vẫn gia tăng : Chi tiêu cho
lương bổng, hỗ trợ, hành chính ; Chi tiêu liên quan đến vấn đề bảo trì-bảo
dưỡng vũ khí ; Chi tiêu cho nghiên cứu khoa học. Đặt nghiên cứu này trong
bối cảnh Việt Nam đã hướng tới ưu tiên phát triển một tổ hợp công nghiệp quốc
phòng trong tương lai nên việc Việt Nam đầu tư, chi nhiều tiền vào nghiên cứu
và phát triển cũng là việc hiển nhiên. Chưa kể đến việc sắp tới quy mô quân đội
sẽ diễn ra nhiều thay đổi, ví dụ lục quân tái cấu trúc, chuẩn bị đầu tư một số
dự án phát triển mới, do đó ngân sách quốc phòng sẽ tiếp tục tăng lên.
·
Đọc thêm : Chính sách quốc phòng "Bốn Không" của Việt Nam và thực
tế ở Biển Đông
Thứ
ba, hiện nay, tỉ lệ ngân sách quốc phòng trên tổng GDP của Việt Nam là dưới 3%.
Trong tương lai, khi GDP tăng lên, rõ ràng số tuyệt đối về ngân sách quốc phòng
sẽ phải tăng theo. Tỉ trọng chi tiêu quốc phòng so với GDP sẽ tăng. Và hai cái
tăng này sẽ làm cho chỉ số tuyệt đối tiếp tục tăng mạnh hơn trong tương lai.
Như báo cáo của SIPRI, tới năm 2030, tổng chi tiêu quốc phòng của Việt Nam sẽ
là từ 10 đến 12 tỉ, chưa kể những chi tiêu mà Việt Nam không đưa vào ngân sách
quốc phòng chính thức nhưng có liên quan đến quân đội, đặc biệt là những vấn đề
liên quan đến kinh tế của quân đội, ví dụ những tập đoàn kinh tế quân đội. Con
số đó sẽ nhiều hơn 12 tỉ. Đó là lý do giải thích cho việc ngân sách quốc phòng
của Việt Nam sắp tới sẽ vẫn tiếp tục tăng, nhưng chi tiêu cho mua sắm vũ khí nước
ngoài sẽ giảm. Và hiện tượng đó bắt đầu từ cuộc chiến Nga và Ukraina năm 2022.
RFI : Sự sụt giảm
này có thể tác động như thế nào đến khả năng phòng thủ của Việt Nam, đặc biệt
trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột trong vùng, theo như đánh động của
một số chuyên gia ?
Nguyễn
Thế Phương : Việc
này sẽ tác động tương đối lớn tới khả năng Việt Nam có thể tiến hành hoặc tham
gia vào một cuộc xung đột cường độ cao, bởi vì quân đội là một mắt xích rất
quan trọng trong toàn bộ hệ thống quốc phòng, cũng như các lực lượng vũ trang
và họ sẽ là lực lượng gánh vác sứ mệnh cao nhất khi có xung đột cường độ cao xảy
ra.
Theo
nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13, các lực lượng như hải quân, không quân, một
số lực lượng tác chiến điện tử, lực lượng đặc biệt… sẽ được hiện đại hóa ngay lập
tức. Mục tiêu này cho đến năm 2030 chắc chắn sẽ bị tác động tương đối lớn bởi
cuộc chiến Nga-Ukraina, vì Nga là đối tác quốc phòng và an ninh quan trọng nhất
của Việt Nam trong mua bán vũ khí, đặc biệt là những vũ khí lớn, ví dụ xe tăng,
máy bay, tàu chiến.
·
Đọc thêm : Tác động của chiến tranh Ukraina đến chương trình hiện đại hóa
quân sự của Việt Nam
Quá
trình đa dạng hóa nguồn cung vũ khí từ nước ngoài đã diễn ra trước cuộc chiến
Nga-Ukraina, nhưng còn chậm. Tuy nhiên, sau khi xảy ra chiến tranh Nga-Ukraina,
quá trình này bắt đầu được đẩy nhanh hơn, với việc Việt Nam tiếp xúc với rất
nhiều đối tác quốc phòng khác ngoài Nga, mà không phải là truyền thống. Đối tác
truyền thống có có Israel, Ấn Độ. Bây giờ, Việt Nam bắt đầu mở rộng ra, có Nhật
Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia khác ở Đông Âu, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có tiếp
xúc.
Sự
kiện này cho thấy rằng Việt Nam đang cố gắng đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa
nguồn cung nhưng không tiến triển nhanh được, cũng sẽ phải có một khoảng thời
gian để Việt Nam có thể làm quen, tiếp xúc, để thay đổi một số cấu trúc bên
trong quân đội để có thể thích ứng quá trình mới. Nhưng hiện nay, Việt Nam đầu
tư cho các lực lượng, đặc biệt là các lực lượng hàng hải, ví dụ hải cảnh, dân
quân biển, kiểm ngư, bởi vì trong nhãn quan của quân đội Việt Nam, ở thời điểm
hiện tại, mối nguy hại cao nhất vẫn là những điểm nóng xung đột cường độ thấp.
Cường
độ thấp ở đây là gì ? Có thể hiểu một cách nôm na là chiến lược hoặc
là chiến thuật « vùng xám » của Trung Quốc, có thể nhìn thấy rõ nhất
thông qua những gì Trung Quốc đang làm với Philippines ở Bãi Cỏ Mây. Đó chính
là xung đột cường độ thấp. Trung Quốc không sử dụng hải quân, không đe dọa tiến
hành chiến tranh xâm lược vào lãnh thổ của một nước khác. Ít nhất là ở thời điểm
hiện tại, họ chỉ sử dụng các lực lượng hải cảnh, dân quân biển để tăng cường sức
ép lên quốc gia nhỏ hơn liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Quân đội Việt Nam
hiện nay ưu tiên kiểu này nhiều hơn, bằng chứng là họ đầu tư rất nhiều cho lực
lượng hải cảnh, dân quân biển, kiểm ngư.
·
Đọc thêm :Hợp tác an ninh hàng hải giữa Úc với Việt Nam sẽ “không phô
trương” như với Philippines
Trước
mắt, quá trình hiện đại hóa không quân và hải quân, tức là những lực lượng
chuyên biệt đối phó với các xung đột cường độ cao sẽ bị chững lại. Nhưng với ưu
tiên quốc phòng của Việt Nam hiện nay, sự chững lại đó là chấp nhận được khi mà
khả năng xảy ra xung đột cường độ cao không có nhiều. Hiện nay, mối đe dọa chủ
quyền và an ninh lớn nhất đối với Việt Nam là các xung đột cường độ thấp do
Trung Quốc gây ra. Vì thế hiện nay, song song với việc vẫn tiếp tục những yếu tố
như quan hệ với các quốc gia, mở rộng và đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, đầu tư
vào công nghiệp quốc phòng nội địa, thì một phần nguồn lực quốc phòng sẽ đầu tư
ngược lại cho các lực lượng chuyên đối phó với các xung đột cường độ thấp.
RFI : Việt Nam chú
trọng phát triển ngành công nghiệp quốc phòng trong nước. Lĩnh vực này hiện đáp
ứng được đến mức nào nhu cầu của quốc phòng Việt Nam ?
Nguyễn
Thế Phương : Tổng
Cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã liệt kê ra một số mũi nhọn mà ngành công
nghiệp quốc phòng và các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Việt Nam sẽ cố gắng đáp ứng
trong tương lai. Danh mục đó khá là dài, nhưng tóm tắt lại thì có thể nói hiện
nay, Việt Nam có khả năng làm chủ công nghệ sản xuất một số loại vũ khí liên
quan đến bộ binh, như súng đạn, lựu đạn, pháo hoặc một số yếu tố liên quan đến
công nghệ cao, tác chiến điện tử, thiết bị không người lái thì Việt Nam cũng dần
dần tiếp cận được. Hoặc trong lĩnh vực đóng tàu, các loại tàu của cảnh sát biển,
kiểm ngư, dân quân biển, thì ngành công nghiệp đóng tàu nội địa Việt Nam, cả
dân sự lẫn quân sự, đều đã có khả năng đóng những lớp tàu đó.
·
Đọc thêm :Việt Nam gia tăng hợp tác quân sự với Israel nhằm làm chủ công
nghệ quốc phòng
Nhưng
vấn đề ở đây là những loại thiết bị công nghệ cao thì hiện giờ Việt Nam vẫn
hoàn toàn phải nhập khẩu, đặc biệt là các loại công nghệ nền và công nghệ lõi để
vũ khí đó có thể vận hành được. Do đó, năng lực của công nghiệp quốc phòng Việt
Nam, mặc dù đã phát triển hơn trước rất nhiều, rất là tốt so với trước đây,
không những phục vụ cho nhu cầu của quân đội Việt Nam mà một số sản phẩm hoặc
bán thành phẩm của công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã được xuất khẩu ra nước
ngoài, nhưng đó chỉ là những sản phẩm có nền công nghệ ở tầm thấp đến tầm
trung. Những sản phẩm đó chỉ đáp ứng một phần khả năng, cũng như nhu cầu của
quân đội.
Đặc
biệt ngay cả trong tương lai tầm trung từ 10-15 năm, Việt Nam vẫn chưa có khả
năng tạo ra được một loại vũ khí lớn, ví dụ máy bay, tầu chiến. Do đó, hiện tại
vẫn cần có thời gian rất dài để có thể có đủ nguồn lực để đầu tư tập trung phát
triển công nghệ, tiếp theo là tập trung công nghệ. Muốn làm được việc đó, hiện
nay phải đi tìm và chi nguồn lực cho vấn đề đó. Đây cũng là một phần lý do giải
thích tại sao ngân sách quốc phòng sẽ vẫn tiếp tục tăng trong tương lai.
RFI : Nhật Bản sửa đổi
chính sách, bật đèn xanh cho xuất khẩu chiến đấu cơ hợp tác chung với Ý và Anh.
Việt Nam được nêu trong danh sách các thị trường tiềm năng. Về lâu dài, liệu Nhật
Bản sẽ trở thành đối tác bền vững của Việt Nam ?
Nguyễn
Thế Phương : Nhật
Bản là một trong những đối tác đang nổi của quốc phòng và an ninh Việt Nam,
cũng như là của ngành công nghiệp quốc phòng. Ngoài Nhật Bản, còn có Hàn Quốc
và nhiều quốc gia khác, một số quốc gia phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Ấn Độ.
Vấn
đề ở đây là từ « tiềm năng » đến « thực
tế » là một khoảng cách tương đối xa và cần nỗ lực rất lớn của cả
Việt Nam và Nhật Bản trong việc định hình chính sách cụ thể để biến « tiềm
năng » thành thực tế. Việc này thực sự không đơn giản và cần thời
gian. Ví dụ sẽ phải xác định xem lĩnh vực nào, loại khí tài cụ thể nào cả hai
bên mong muốn phát triển hoặc trao đổi mua bán với nhau, số lượng như nào. Đặc
biệt Việt Nam sẽ mong muốn rằng nếu có khả năng, Nhật Bản sẽ chuyển giao một số
loại công nghệ quốc phòng cho Việt Nam. Và Việt Nam cũng phải xác định cụ thể
Nhật Bản có thế mạnh gì. Sự sẵn sàng của Nhật cũng rất quan trọng, bởi vì toàn
bộ hệ thống công nghệ quốc phòng của Nhật Bản liên quan mật thiết đến công nghệ
quốc phòng của Mỹ. Mối quan hệ quốc phòng Việt-Nhật có thể phát triển tốt cũng
dựa vào mối quan hệ Việt - Mỹ tốt đẹp.
·
Đọc thêm : Nhật Bản, Việt Nam ký thỏa thuận chuyển giao thiết bị, công
nghệ quốc phòng
Cho
nên, tiềm năng là có và tương đối lớn. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây vẫn là các
chính sách tư duy cụ thể để biến tiềm năng thành thực tế. Trong trường hợp của
Việt Nam, những điểm này không nhanh được, cần thời gian và trong nhiều trường
hợp là cần khá nhiều thời gian để biến thành hiện thực. Cho nên, hãy đặt kỳ vọng
đó trong giai đoạn 10 năm. Sau năm 2030 mới kỳ vọng thấy được điều gì đó cụ thể.
Còn từ đây đến 2030 chỉ là quá trình đặt nền tảng cho quan hệ quốc phòng Việt-Nhật
chứ chưa có gì nổi trội. Cùng lắm là Việt Nam có thể mua một số khí tài đã qua
sử dụng của Nhật Bản, cũng không phải là những khí tài lớn, không phải máy bay,
xe tăng hay tầu chiến, mà là chuyển giao công nghệ, hoặc những khí tài như tên
lửa nhưng đã qua sử dụng.
Thứ
hai, tiềm năng giữa Việt Nam và Nhật Bản về hợp tác an ninh quốc phòng cũng phải
đặt trong bối cảnh Việt Nam quan tâm nhất hiện nay đến việc gì. Đó chính là
xung đột cường độ thấp và sẽ tập trung nhiều hơn vào những "phần mềm"
của hợp tác quốc phòng : huấn luyện, trao đổi đoàn, hỗ trợ ODA, một số tàu
tuần tra… Những điểm này sẽ được tiếp tục đẩy mạnh. Còn về xung đột cường độ
cao liên quan đến những vũ khí lớn thì phải cần rất nhiều thời gian.
RFI
Tiếng Việt
xin chân thành cảm ơn nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, Đại học New South
Wales, tại Canberra, Úc.
No comments:
Post a Comment