Sự nghiệp cuối đời
hay cụ Tổng đang múa võ sơn đông?
Bình luận của blogger Nguyễn Nhơn
2024.05.04
Năm
lãnh tụ của chính thể Việt Nam “được” cho thôi chức ngang xương, trong đó hai vị
chủ tịch nước buộc phải rời ghế khi nhiệm kỳ chưa trọn 700 ngày. Một chủ tịch
quốc hội với những phát biểu đầy trăn trở về chống tham nhũng vặt khi còn là
Phó thủ tướng, rồi với tuyên ngôn hùng hồn“Tuyệt đối không để xảy ra tham nhũng
chính sách” khi chuyển lên ghế Phó Chủ tịch quốc hội. Hai phó thủ tướng, một từng
là gương mặt sáng của ngoại giao, già dặn kinh nghiệm quan hệ với quốc tế, một
từng một thời là thần tượng lãnh tụ của giới trẻ; cả hai đều đang được xem là
niềm hy vọng của chính trường Việt Nam.
Còn
nếu tính đến thứ, cục, vụ, bí thư, chủ tịch, phó bí, phó chủ… các cấp đã trước
sau theo nhau vào lò thì có lẽ phải chẻ hết trúc núi Nam làm lạt mới đủ xỏ xâu
hết được.
Diễn
biến mới nhất của cuộc đốt lò kinh hồn mang tên Nguyễn Phú Trọng khiến cả trong
nội bộ Đảng lẫn dư luận bề nổi của (có lẽ là) đại đa số người dân đều kính phục
và tôn sùng ông Trọng như vị anh hùng chống tham nhũng quyết liệt nhất từ trước
đến nay.
Thế
nhưng, về cơ cấu trong Đảng, tất cả năm vị lãnh đạo thuộc loại cao cấp nhất nói
trên đều là đảng viên thuộc quyền quản lý cao nhất và trực tiếp của Ban chấp
hành Trung ương Đảng, mà đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Vậy
để cho công bằng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng phải chịu trách nhiệm người
đứng đầu khi năm vị ấy sai phạm chứ?
À
không, không thấy ai nói gì đến việc này cả.
Anh
hùng không chịu trách nhiệm!
Ông
Trọng là anh hùng chống tham nhũng? Thế tại sao trong ba nhiệm kỳ của ông, có
nhiều lãnh đạo cao cấp dính vào tham nhũng, hối lộ, bảo kê doanh nghiệp một
cách bền vững và năm sau cao hơn năm trước đến vậy? Uy tín của Đảng giảm sút
nghiêm trọng đến vậy?
Ông
Trọng không làm tròn trách nhiệm người đứng đầu đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo
trọn vẹn đất nước Việt Nam? Thế tại sao ông lại làm được cái việc trước ông
chưa từng vị tổng bí thư nào làm nổi, là nhốt đến chật nhà tù hàng đống quan chức
cao cấp nhất cùng những gương mặt đen lẫy lừng nhất trong giới tài phiệt?
Ông
Trọng cũng là người thành công nhất trong việc khiến người dân Việt Nam mặc
nhiên xem ông là người không thể bị nghi ngờ tham nhũng. Ai cũng có thể, riêng
cụ thì không. Một người chống tham nhũng quyết liệt đến thế là người đã quyết
chí đặt cược toàn bộ cuộc đời của mình cho sự nghiệp của Đảng của dân rồi. Nghi
ngờ một tấm gương như thế có khác gì bôi bùn vào lửa?
Nói
tóm lại là anh hùng. Nhưng anh hùng không phải chịu trách nhiệm người đứng đầu.
Đấy
là mâu thuẫn lồ lộ, một nghịch lý mồn một nhưng được mặc nhiên chấp nhận.
Nhưng
có lẽ cái tính chất lập lờ hai mặt, nửa nạc nửa mỡ, thấy dzậy mà hổng phải dzậy
mới chính là đặc điểm của nền chính trị Việt Nam.
Bắt
đầu cuộc chiến chống quan chức tham nhũng của mình, ông Trọng (cho thấy) quyết
tâm triệt tận nọc tham nhũng. Phương pháp của ông Trọng là trừng trị quan chức
tham nhũng, đồng thời kêu gọi và hô hào các quan chức của Đảng và Chính phủ làm
gương, nêu cao đạo đức, danh dự, thanh liêm, trong sạch…Nhưng chính phương pháp
này lại là một sự vô lý khác.
Ở
mặt phải, nó chứng tỏ quyết tâm trừng trị lũ tham quan và cảnh cáo mối quan hệ
đen truyền thống quan chức-thương gia. Nhưng ở mặt trái, nó phản ánh sự bất lực
của chính chủ trương chống tham nhũng, đồng thời bộc lộ nguyên nhân bản chất của
nạn tham nhũng. Vì nếu các quan chức bị vào lò đều là “những người được đào tạo
và thử thách ở cơ sở, trải qua rèn luyện trong nhiều vị trí” như thông báo của
Ban chấp hành Trung ương, mà vẫn có thể tham nhũng và bao che sai phạm đến thế
thì hiệu quả của bộ máy Đảng cộng sản thật sự phải xem xét lại.
Nguyên
nhân của tham nhũng ở Việt Nam thì ai cũng thấy: nó là mâu thuẫn giữa quy định
về trách nhiệm/nghĩa vụ của cán bộ đảng viên với phúc lợi chính thức họ nhận được.
Một bí thư, chủ tịch cấp tỉnh muốn phát triển kinh tế địa phương nhiều khi phải
mạo hiểm với những chính sách và ý kiến chỉ đạo của nhiều nhân vật không liên
quan và không chịu trách nhiệm. Chức vụ càng cao, hay ý thức muốn cống hiến
càng cao thì sự mạo hiểm này càng thường xuyên và tăng độ nguy hiểm. Thế nhưng
một cán bộ lãnh đạo bằng quyết định (mạo hiểm) và trí tuệ của mình có thể đem lại
lợi ích chung cho địa phương, hoặc giúp doanh nghiệp thu lãi đến hàng ngàn tỷ đồng,
còn bản thân họ chỉ được phép nhận đồng lương khoảng 20 triệu đồng/tháng. Là những
chức vụ cao nhất như Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội đấy. Chứ hầu hết
cán bộ cấp dưới á, năm bảy triệu là hết nước chấm.
Điều
đó có công bằng không?
Dĩ
nhiên không công bằng. Ít nhất trong thâm tâm tuyệt đại đa số cán bộ đều nghĩ
như thế. Còn những doanh nghiệp được hưởng lợi thì không cần nghĩ nữa, họ bù đắp
sự bất công ngay bằng phong bì, hoặc bỏ vào thùng xốp…
Còn
người dân (nói chung) thì thiết thực và sòng phẳng. Dân sẵn sàng chi tiền cho
cán bộ để được giải quyết công việc ổn thỏa trong quy định của pháp luật. Với
điều kiện là (cán bộ) ăn đúng mực thôi, nói suồng sã là ăn cơm rồi thì để cho
người khác húp cháo với, và nhận tiền rồi thì làm việc theo đúng thỏa thuận. Đừng
vì kiếm bánh mì mà vẽ rắn thêm chân, nhũng nhiễu hạch sách, nó mệt người và mất
thì giờ lắm.
Thực
tế xã hội Việt Nam đã vận hành như thế suốt mấy chục năm nay, bất kể các cuộc
hô hào, các cao điểm chống tham nhũng hết nhiệm kỳ này tới nhiệm kỳ khác.
Thế
nhưng Đảng dứt khoát không chấp nhận thực tế ấy.
Thế
cho nên nó là điểm chết của toàn bộ các chủ trương chính sách chống tham nhũng
từ xưa đến nay và từ nay đến mãi mãi về sau nữa.
Bọn
phản động chúng bảo…
Bản
chất của tham nhũng là lợi ích vật chất, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ
nêu cao ý thức đạo đức, danh dự, trách nhiệm với Đảng với tổ quốc với nhân dân…
À cũng tăng lương cho công chức viên chức đầy, nhưng lương tăng chẳng bù với
giá tăng.
Mà
đói thì đầu gối phải bò. Vô số cán bộ đảng viên cấp dưới của đồng chí Tổng bí
thư bò suốt ngày. Ngồi ở công sở vừa làm việc vừa bán hàng online. Có người bịt
kín khẩu trang tránh bị đồng nghiệp nhận ra, rồi tan sở là chạy xe ôm công nghệ
đến khuya. Có người bưng bê, rửa chén ở quán phụ người thân. Có người nhiều chữ
hơn thì nhận làm dự án, viết luận án thuê, tham gia bất cứ công trình dự án chó
chạy gà bay nào miễn có thù lao.
Những người khôn nhất thì đương nhiên bán chữ ký lấy tiền rồi.
Đấy
là cái động cơ khổng lồ chi phối toàn bộ hành động của bộ máy nhà nước. Đem
danh dự đảng viên hay sự gương mẫu để buộc nó quay ngược lại thì khác nào thổi
hoa giấy ngược gió mà đòi nó phải trúng hồng tâm của tấm bia di động cơ.
Bắt,
bắt, bắt… Cứ cho rằng người anh hùng Nguyễn Phú Trọng sẽ thực hiện được chí lớn
cuối đời của ông là bắt sạch hết quan chức bẩn. Nhưng nỗ lực ấy cũng chỉ có thể
khiến cỗ máy tham nhũng quay chậm lại một chút, rồi sau đó nó sẽ phục hồi quán
tính, thậm chí còn quay nhanh hơn để bù lại những gì đã mất.
Tránh
né mấu chốt này, vai trò và cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng không thể
đạt hiệu quả thực sự như bộ máy truyền thông Nhà nước tung hô.
Còn
cái bọn phản động thì ác mồm lắm. Chúng bảo: Cụ Tổng chỉ đang múa võ sơn đông
thôi.
---------------------------------------------------------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
*
Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn
quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã
hội trong nước.
--------------------
Tin,
bài liên quan
BLOG
“Thế
tập” và các “Sứ quân” trước Đại hội 14 của Đảng
Đảng
“chia quả thực” đầu năm chưa hẳn là lần cuối
Khoảng
trống quyền lực trong Đảng còn kéo dài bao lâu?
Uy
tín Nguyễn Phú Trọng đã rớt như thế nào ở Hội nghị trung ương 8?
No comments:
Post a Comment