Công cuộc đốt lò của
ông Trọng ra sao sau khi hai ông Thưởng & Huệ từ chức?
RFA
2024.05.01
Với
những xáo trộn về nhân sự ở thượng tầng chính trường Việt Nam, đặc biệt khi hai
ông Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ từ chức, một số nhà quan sát chính trị, xã
hội nhận định rằng công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng hiện đang “vượt tầm
kiểm soát” và người tiếp quản có thể là ông Tô Lâm –Bộ trưởng Bộ Công an.
Tổng
bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (Reuters)
Nguyễn
Phú Trọng “mất kiểm soát” việc “đốt lò”?
Nhà
báo Lê Trung Khoa, chủ bút Thoibao.de nhận định rằng qua vụ hai lãnh đạo tối
cao của Việt Nam lần lượt mất chức chỉ trong vòng khoảng một tháng cho thấy cuộc
chiến chống tham nhũng hiện nay dường như không còn nằm trong tầm kiểm soát của
ông Nguyễn Phú Trọng nữa. Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ “về
hưu sớm” cũng không phải là chủ ý của ông Trọng, mà là do Bộ trưởng Công an Tô
Lâm đứng sau điều khiển.
Có
hai chỉ dấu khiến ông Khoa nhận định như vậy. Thứ nhất là vì sức khỏe ông Nguyễn
Phú Trọng quá yếu, không thể điều hành công việc một cách bình thường. Thứ hai,
cả hai ông Thưởng và Huệ đều được ông Trọng ủng hộ, cất nhắc lên vị trí lãnh đạo
trong tứ trụ. Việc hai ông này dính bê bối tham nhũng, tiêu cực thì uy tín ông
Trọng cũng bị ảnh hưởng xấu. Ông Khoa nói:
“Tôi cũng
có thông tin được biết là ông Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam hiện nay sức khỏe rất yếu, thường xuyên phải vào bệnh viện để khám chữa bệnh.
Thời gian còn lại thì ông ấy cũng không đủ sức để giữ tất cả các cuộc họp quan
trọng.
Chính
vì vậy mà các cán bộ cấp cao khác trong tứ trụ hoặc Bộ Chính Trị thường đưa ra
những quyết định. Mà bây giờ với quyền lực rất lớn của Bộ Công an Việt Nam thì
những quyết định đó dường như nó đến từ bộ công an Việt Nam là chủ yếu.
Ngoài
ra, cũng còn nhiều thông tin cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng là người phải chịu
trách nhiệm về việc đề bạt những cán bộ cấp cao vì ông là Trưởng ban nhân sự của
Đại hội Đảng khóa 13 và trong khóa 14 thì ông ta cũng muốn đảm trách phần nhiệm
vụ này.”
Có
thể thấy từ khi tin đồn sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng nguy kịch xuất hiện rầm rộ
trên mạng xã hội hồi tháng 1/2024, tới nay, ông Trọng rất ít khi trực tiếp xuất
hiện trên truyền thông hô hào chống tham nhũng, tiêu cực như trước đây.
Ông
Tô Lâm sẽ tiếp quản chống tham nhũng?
Bộ
trưởng công an Tô Lâm. Ảnh: courtesy Chinhphu.vn
Nếu
ông Trọng không còn kiểm soát được cuộc chiến chống tham nhũng do chính mình khởi
xưởng từ năm 2016, thì câu hỏi đặt ra là vậy ai là người chỉ đạo xử lý các vụ
án tham nhũng liên quan đến cấp dưới của hai ông Huệ và Thưởng, khiến hai ông
này đột ngột mất chức. Trả lời câu hỏi này, nhà báo Lê Trung Khoa cho rằng
không ai khác ngoài ông Tô Lâm - người được cho là đang nắm thực quyền cao nhất
tại Việt Nam hiện nay.
Theo
ông Khoa, ban đầu, Bộ công an được ông Trọng sử dụng như một công cụ cho chiến
dịch đốt lò, thanh trừng các quan chức tham nhũng. Bộ công an trực tiếp làm việc,
điều tra xét hỏi cũng như bắt các quan chức của Đảng Cộng sản Việt Nam bị cho
là có dính líu tới tiêu cực, tham nhũng. Tuy nhiên, dần dần, ông Nguyễn Phú Trọng
không còn kiểm soát được lực lượng công an và ông Tô Lâm vẫn lợi dụng danh
nghĩa “chống tham nhũng” để loại bỏ các đối thủ chính trị của mình. Ông Khoa
nói tiếp:
“Bộ
Công an hiện nay dường như đã tụt khỏi tay của Nguyễn Phú Trọng. Nó sẽ làm cho
tình hình nội bộ của Việt Nam tới đây thêm rối ren.
Tiếp
tục sẽ còn những con người khác của Đảng, đặc biệt là cán bộ cấp cao sẽ bị đưa
ra xét xử trong thời gian tới. Vì vậy, mà chúng ta có thể thấy được sự hoạt động
rất nhiệt tình, năng động, mạnh mẽ của Bộ Công an Việt Nam, mà đứng đầu là bộ
trưởng công an Tô Lâm hiện nay đang thực hiện việc đó.”
Luật
sư Nguyễn Văn Đài từ nước Đức nhận định rằng có thể việc Chủ tịch nước Võ Văn
Thưởng cùng với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ buộc phải nghỉ hưu là chủ đích
của ông Tô Lâm. Tuy nhiên, theo Luật sư Đài, vẫn còn quá sớm để kết luận ông
Nguyễn Phú Trọng không còn kiểm soát được cuộc chiến chống tham nhũng. Ông nói:
“Nói
tới quyền lực và khả năng của ông Trọng, theo quan điểm của tôi thì ông ấy
không mất kiểm soát đâu. Bởi vì ông ấy vẫn đang nắm Bộ Quốc phòng, vẫn là Bí
thư Quân ủy Trung ương; và những người như hai nhân vật trong Bộ chính trị như
Phan Văn Giang và Lương Cường là những người ủng hộ mạnh mẽ ông Trọng.”
-----------------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
Việt
Nam bất ổn cả về kinh tế lẫn chính trị - Hệ quả cuộc chiến chống tham nhũng?
Thêm
một ông phải về: Vương Đình Huệ!
Quy
định chịu trách nhiệm về sai phạm của cấp dưới có áp dụng cho ông Vương Đình Huệ?
Ngoại
trưởng Việt Nam trấn an bên ngoài về bất ổn nội bộ
No comments:
Post a Comment