Ông
Nguyễn Phú Trọng và ‘Trách nhiệm chính trị’
Lê Quốc Quân
(Blog VOA)
02/05/2024
https://www.voatiengviet.com/a/ong-nguyen-phu-trong-va-trach-nhiem-chinh-tri-/7594048.html
Ngày
26/4 Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương
Đình Huệ “thôi giữ các chức vụ” với lý do ông Huệ đã vi phạm“Những điều
đảng viên không được làm… và chịu trách nhiệm người đứng đầu”, sau
khi có vụ bắt giữ ông Phạm Thái Hà và những quan chức tập đoàn Thuận An.
Cũng
tương tự như vậy, ngày 20/3/2024, ông Võ Văn Thưởng đã thôi
giữ các chức vụ vì những lùm xùm liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn và
các quan chức địa phương ở tỉnh Vĩnh Phúc. Trong tháng 1/2024, trưởng ban kinh
tế Trung ương Trần Tuấn Anh buộc phải rời nhiệm sở.
Hơn
1 năm trước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và 2 phó thủ tướng là Vũ Đức Đam và
Phạm Bình Minh cũng ngậm ngùi ra đi vì “chịu trách nhiệm chính trị”. Bộ
chính trị của Đảng Cộng sản từ đầu nhiệm kỳ có 18 người nay chỉ còn lại 13.
“Trách
nhiệm pháp lý” và “Trách nhiệm chính trị”
Trách
nhiệm pháp lý, năng lực chịu trách nhiệm pháp lý và cơ sở truy cứu trách nhiệm
pháp lý là những thuật ngữ pháp luật phức tạp. Nhưng tóm lại thì: Trách
nhiệm pháp lý là hậu quả mà công dân phải gánh chịu khi vi phạm hoặc không thực
hiện các hành vi mà pháp luật quy định.
Tuy
vậy, không phải ai cũng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý vì nó còn thể hiện ở “năng
lực chịu trách nhiệm pháp lý”. Một người được coi là không chịu trách nhiệm
pháp lý khi: “Mắc bệnh tâm thần và không nhận thức được ý nghĩa xã hội
của hành vi”.
Một
trong những nguyên tắc quan trọng trong pháp lý là cá biệt hoá trách nhiệm,
nghĩa là ai làm người đó chịu, nhưng xã hội còn có nhiều loại trách nhiệm khác
như: Trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm chính trị… thể
hiện sự liên đới giữa các chủ thể với nhau.
Trách
nhiệm chính trị là
một khái niệm không rõ ràng và chưa có một văn bản nào quy định cụ thể nhưng gần
đây nó được bàn thảo sôi nổi trên khắp các diễn đàn. Các cuộc bàn thảo kéo dài
từ trung ương đến địa phương, từ đảng bộ tỉnh xuống chi bộ thôn. Nó còn xuất hiện
trong mọi ngành nghề, lĩnh vực mà có nhân tố “đảng” lãnh đạo.
Trong
một bài báo đăng trên báo Nhân dân, tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng “Trách
nhiệm chính trị là chế độ trách nhiệm đòi hỏi các quan chức chính trị phải có
được sự tín nhiệm của nhân dân hoặc của những người đại diện cho nhân dân. Còn
tín nhiệm thì còn chức quyền, hết tín nhiệm thì hết chức quyền”.
Luật
pháp và Đảng quy không có điều khoản nào phản bác cũng như ủng hộ quan điểm này
của tiến sỹ Dũng, nhưng Đảng CSVN có Quy định số 08/QĐ-TW để về “Trách nhiệm
nêu gương” và tại Điều 1 ghi rõ là “Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao
thì càng phải gương mẫu nêu gương”, mà muốn nêu gương được thì phải có tín
nhiệm. Vậy ai đo mức độ tín nhiệm?
“Lấy
phiếu tín nhiệm” và “Bỏ phiếu tín nhiệm”
Để
đo mức độ tín nhiệm, Quốc hội dựa vào Nghị
Quyết số 85/2014/QH13 ban hành vào năm 2014 về việc “Lấy phiếu
tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu
hoặc phê chuẩn”.
Điều
thú vị là Việt Nam luôn có cách làm “khác” với thế giới bằng những ngôn từ rất
lạ mà đến các nhà ngôn ngữ học cũng phải đau đầu khó hiểu. Nghị Quyết này của
Quốc hội đưa ra 2 khái niệm: “Lấy phiếu tín nhiệm’ và “Bỏ
phiếu tín nhiệm”.
Trong
“lấy phiếu” thì có 3 mức là: “tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp”.
Còn “bỏ phiếu” thì chỉ có 2 mức là: “tín nhiệm hoặc không tín nhiệm”.
Cùng một người, một sự việc có khi là “lấy phiếu” có lúc phải “bỏ phiếu”.
Việc
đo lường mức độ tín nhiệm thì luôn phải có 3 chủ thể tham gia: Nhân
dân, Người thay mặt nhân dân (Quốc hội) và Đảng cộng sản.
Trong
mối quan hệ tay ba này, Đảng đã đặt nhân dân ra ngoài cuộc chơi. Đảng thao túng
toàn bộ Người đại diện của dân bằng việc cài cắm hơn
97% đảng viên làm Đại biểu quốc hội, rồi qua đó, Đảng giành lấy quyền
quyết định vào những thời điểm nhất định, ai là người có tín nhiệm, ai là người
không.
Đảng
chưa bao giờ có một cuộc trưng cầu dân ý để xác định sự tín nhiệm của Đảng và sự
đồng nhất giữa mong muốn của người dân và ý chí của Đảng. Sự tín nhiệm của nhân
dân chưa chắc đã là sự tín nhiệm của Đảng; ngược lại, sự bất tín nhiệm của nhân
dân cũng có thể không nhất thiết là sự bất tín nhiệm của Đảng.
Độ
tín nhiệm “mong manh”
Ví
dụ như ông Võ Văn Thưởng đã được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước với số phiếu
tín nhiệm rất cao (487/488 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành).
Ông Vương Đình Huệ thì 100% đại biểu tham gia tán thành bầu làm chủ tịch quốc hội.
Chúng
ta còn nhớ hình ảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi giữa 2 bên là Võ Văn Thưởng
và Vương Đình Huệ. Ông nắm chặt tay Võ Văn Thưởng và nhân dân được dịp đồn đoán
về một người kế vị cùng nghiên cứu “triết học Mác Lê Nin”.
Sau
khi ông Thưởng về vườn, nhân dân lại xôn xao về ông Vương Đình Huệ như là người
có khả năng thay thế Tổng bí thư vì đã “cơ cấu từ lâu” và chủ tịch Quốc hội thường
là bước đệm để tiến lên chức Tổng bí thư, giống như ông Nông Đức Mạnh và ông
Nguyễn Phú Trọng.
Cả
hai ông đã đạt được phiếu tín nhiệm cao nhất để chọn làm chủ tịch nước và Chủ tịch
quốc hội. Nhưng đây là sự tín nhiệm vô cùng mong manh vì không phản ánh đúng ý
chí và nguyện vọng thực sự của dân hoặc người đại diện của dân.
Bởi
thế cho nên, chỉ một thời gian sau, Đảng lại công
bố họ “Vi phạm quy định và làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng,
Nhà nước”. Mọi sự là do đảng, thậm chí một số rất ít người trong đảng.
Có
rất nhiều lời đồn đoán phía sau nhưng xét về mặt hình thức thì không có một bằng
chứng rõ ràng minh bạch nào được đưa ra. Nhân dân không có quyền và không có
cách nào để xác định mức độ tín nhiệm thật đã có và quá trình mất tín nhiệm của
các ông như thế nào.
Nhân
dân chỉ biết một cách chắc chắn rằng chỉ đảng viên mới được làm quan chức, và
chỉ có quan chức mới có quyền lực để tham nhũng và hiện nay càng
chống càng tăng, càng phơi bày một thực tế suy đồi nghiêm trọng. Niềm tin về
mức độ tín nhiệm như đang vữa ra từng mảng.
Pandora
Box và Hy vọng cuối cùng
Tổng
bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng xác
định tham nhũng là giặc nội xâm và quyết tâm đánh nó để tạo ra được sự
“trong sạch” và vững mạnh cho đảng và chế độ. Sau hơn 13 năm cầm quyền, thực tiễn
phơi bày ra trước mắt người dân rằng nỗ lực chống tham nhũng của ông là không
khả thi.
Ông đã tự
mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của Nhà nước
do Đảng cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng
hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định
chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái
bình đó là môi trường sinh ra chuột.
Một
mặt, ta thấy “sự dữ” từ chiếc hộp Pandora do chính ông Trọng mở ra đang “bay là
là” và phủ kín cả bầu trời vô minh, giống như bầu khí khuyển Hà Nội đang ô nhiễm
nặng, đem đến viễn cảnh tồi tệ của tương lai dân tộc Việt Nam.
Nhưng
mặt khác, thực tiễn cũng cho chúng ta những hy vọng giống như truyền thuyết về
niềm hy vọng còn sót lại trong hộp Pandora. Chúng ta biết rằng tham nhũng luôn
gắn liền “khuyết
tật” của quyền lực và nếu giải quyết được thì có thể giúp quốc gia cất
cánh.
Tham
nhũng quan hệ hữu cơ với việc tạo dựng, tổ chức và sử dụng quyền lực. Vì vậy, nếu
vì tương lai đất nước, Ông Nguyễn Phú Trọng nên tự nhận “Trách nhiệm chính trị”,
rồi cho phép tự do báo chí, mở rộng không gian dân sự, xây dựng nhà nước pháp
quyền, nâng cao trách nhiệm giải trình, minh bạch hoá chính sách, từng bước “nhốt
quyền lực lại” trong một cơ chế “Check & Balance” (Kiềm chế và đối trọng)
thì tự nó theo thời gian sẽ sửa chữa được khuyết tật của hệ thống.
Nếu
được vậy, dân tộc Việt Nam sẽ tìm thấy niềm hy vọng để bình an đi tiếp vào
tương lai.
No comments:
Post a Comment