49 năm sau ngày 30/4/1975, những gì cần nói với nhau ?
2/05/24
https://thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/32773-49-nam-sau-ngay-30-4-1975-nh-ng-gi-c-n-noi-v-i-nhau
Phải
nhất quyết không để lặp lại kịch bản tồi tệ 1945 trong đó một vận hội lịch sử đầy
hứa hẹn đã nhường chỗ cho một đại họa dài chỉ vì các trí thức Việt Nam lúc đó
đã không chuẩn bị để chờ đón nó trong khi đặc tính của mọi cuộc cách mạng dân
chủ là chúng phải được lãnh đạo bởi các trí thức. Mối nguy lớn nhất là sự ngớ
ngẩn lúng túng không biết phải làm gì.
https://live.staticflickr.com/65535/53693007429_5451f2596f.jpg
Nhân
loại vừa tạo ra một sinh vật mới với khả năng vượt hẳn mình. Tương lai đầy những
hứa hẹn tuyệt vời và những đe dọa khủng khiếp.
Xin
phép mở đầu bài này bằng một cảnh báo lạc đề. Cách đây không đầy 60 năm, khi
tôi mới tốt nghiệp và bắt đầu công việc của một kỹ sư điện toán, cụm từ
"trí khôn nhân tạo" nghe rất lạ tai. Ngày nay trí khôn nhân tạo đã trở
thành gần như một sinh vật hiện diện ở mọi nơi mọi lúc đồng hành với mọi người.
Nó đã có thể lái xe, điều hành các mạng lưới điện, giải đáp nhiều câu hỏi, đánh
cờ, vẽ tranh, làm thơ, thông dịch nhiều ngôn ngữ, chẩn đoán bệnh, v.v. Nó cũng
bắt đầu biết suy nghĩ và lấy quyết định, tạo ra được cả những tế bào mới mà tác
dụng và ảnh hưởng trên trái đất này chưa thể dự đoán. Tất cả với một khả năng
và một vận tốc kinh hoàng. Thí dụ nó có thể đọc trong nửa giờ những gì mà một
người thông minh nhất có thể đọc trong cả cuộc đời, có thể phối hợp trong lý luận
để đi đến kết luận hàng triệu thông số thay vì dựa trên một vài yếu tố để rồi kết
luận vội vã như thói quen của khá nhiều người. Nó đang thay đổi thế giới một
cách cực kỳ nhanh chóng, chẳng bao lâu nữa thế kỷ 20 sẽ được nhìn như một thời
tiền sử. Nó chắc chắn cũng sẽ được các chế độ côn đồ sử dụng đề phá hoại, kiểm
soát và đàn áp. Nhân loại vừa tạo ra một sinh vật mới với khả năng vượt hẳn
mình. Tương lai đầy những hứa hẹn tuyệt vời và những đe dọa khủng khiếp.
Bây
giờ trở lại với chủ đề kỷ niệm 49 năm ngày 30/4/1975. 49 không phải là một con
số tròn cho một ngày kỷ niệm đặc biệt nhưng lúc này lại chính là thời điểm rất
quan trọng để chúng ta cùng nhau nhận định những gì cần biết nhất để chuẩn bị
cho một khúc quanh lịch sử quan trọng bậc nhất trong lịch sử nước ta. Đất nước
sắp thay đổi lớn.
Thành
tích của Đảng Cộng Sản
Trước
hết hãy nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản. Trước Thế Chiến II, dù còn bị
ngoại thuộc, nước ta là nước có triển vọng nhất vùng Đông Nam Á. Sài Gòn là
viên ngọc của Viễn Đông, Hà Nội là thủ đô văn hóa của Đông Dương. Chúng ta phát
triển hơn Hàn Quốc và Đài Loan về kinh tế cũng như kết cấu hạ tầng. Chúng ta
sau đó cũng là nước tương đối ít bị tàn phá trong Thế Chiến II. Ngày nay chúng
ta tụt hậu so với họ ít nhất 50 năm, thua Thái Lan và Malaysia khoảng 20 năm.
Thử hỏi nếu không có Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam thì bây giờ chúng ta
sẽ như thế nào ? Nếu không hơn hay bằng được Hàn Quốc và Đài Loan thì chúng ta
cũng không thua kém họ bao nhiêu, ít nhất cũng phát triển gấp mười lần hiện
nay.
Để
có được tình trạng hiện nay chúng ta đã phải trải qua một cuộc nội chiến 30 năm
làm sáu triệu người chết và đất nước tan hoang. Thiệt hại lớn nhất là về trí tuệ
và tinh thần dân tộc. Đợt tàn sát những người quốc gia –những người yêu nước và
có kiến thức nhưng không tán thành chủ nghĩa cộng sản- ngay sau Cách Mạng Tháng
8-1945, rồi đợt Cải Cách Ruộng Đất sau khi đất nước chia đôi, đã hủy hoại một
phần lớn những tinh thần và trí tuệ mà đất nước đã có được. Sau chiến thắng cộng
sản ngày 30/4/1975 các chính sách "tập trung cải tạo" và "đánh
tư sản", rồi làn sóng vượt biên đã tàn phá tiềm năng còn lại của trí
tuệ dân tộc tại miền Nam. Làn sống vượt biên này phần lớn là vượt biên bán
chính thức do Đảng Cộng Sản tổ chức để lấy tiền chuộc mạng của những người muốn
bỏ nước ra đi để thoát nanh vuốt của nó, hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng vì
sóng gió và hải tặc.
Và
bây giờ chúng ta là một trong những dân tộc vẫn còn bị từ chối những quyền con
người cơ bản nhất.
Một
thành công lớn khác của Đảng Cộng Sản là đã hủy diệt gần hết lòng yêu nước và
tinh thần dân tộc. Người Việt tìm đủ mọi cách trả đủ mọi giá để được bỏ nước ra
đi. 39 thanh niên chết lạnh trong một xe thùng tại Anh sau khi đã phải trả giá
cao cho cuộc phiêu lưu này để chỉ mong được làm những "người
rơm" (theo cách nói của chính họ), nghĩa là thân phận của những
người không có một chỗ đứng nào trong một xã hội khác kể cả sự hiện hữu chính
thức. Việt Nam hiện đứng hàng thứ nhì trên thế giới về "xuất khẩu lao động",
nghĩa là buôn dân. Tuyệt đại đa số sinh viên du học không muốn trở về nước.
Dù
vậy ông tổng bí thư Đảng Cộng Sản vẫn hãnh diện khoe rằng "đất nước
chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay". Cơ đồ nào ?
Đảng
Cộng Sản khoe khoang là đã khiến đất nước phát triển mạnh từ thời "đổi mới"
mà không hề xấu hổ về giai đoạn trước đó. Vậy hãy nhìn lại thời gian 49 năm kể
từ ngày 30/04/1975. Thời gian này có thể chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đập
phá trong 11 năm đầu và giai đoạn "đổi mới" từ năm 1986 đến nay.
Giai
đoạn "đổi mới" chỉ giản dị là giai đoạn phục tùng và rập khuôn theo
Trung Quốc dù là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa",
hay kích thích tăng trưởng bằng đầu tư, xây dựng và xuất khẩu, hay "nhất
thể hóa" nghĩa là đồng nhất Đảng và Nhà Nước, hay giới hạn chức vụ tổng bí
thư trong hai nhiệm kỳ rồi lại bỏ, hay "kiên định chủ nghĩa Mác –
Lênin" hay chống tham nhũng. Trung Quốc làm gì thì Việt Nam lập tức làm
theo. Có gì là sáng tạo ? Những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam hình như
có một sự ngưỡng mộ vô biên đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc và tin rằng cứ làm
theo Trung Quốc là xong. Chính niềm tin đó đã khiến họ nghĩ rằng mình không cần
giỏi và cũng không cần người giỏi, cứ việc đàn áp thẳng tay những phần tử cứng
đầu.
Đúng
là trong giai đoạn "đổi mới" nước ta đã tăng trưởng đang kể nhưng
cũng cần hiểu đúng lý do. Đó là vì nước ta có một tiềm năng địa lý cũng như
nhân sự rất lớn. Nếu có dân chủ để được giải tỏa hoàn toàn chúng ta còn tăng
trưởng mạnh hơn nhiều, rất nhiều.
Để
trả giá cho ân huệ được phục tùng Trung Quốc Đảng Cộng Sản đã chịu mất hơn 700
km2 lãnh thổ ở vùng biên giới phía Bắc, tại ải Nam Quan, núi Lão Sơn và thác Bản
Giốc, đã phải nhường cho Trung Quốc hơn 10.000 km2 hải phận, đã dàn cảnh cho
Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Cần lưu ý là chính quyền cộng sản
Việt Nam chỉ mong "giữ nguyên trạng" chứ không hề đòi lại những gì đã
mất.
Hiện
nay với một địa lý thuận lợi và 100 triệu dân cần mẫn Việt Nam có gì ? GDP trên
mỗi đầu người chỉ bằng 1/4 mức trung bình thế giới, không một công ty tầm vóc
quốc tế, không một sản phẩm công nghiệp hay một tác phẩm văn học nghệ thuật được
thế giới biết đến, công nghiệp chỉ ở mức 11% GDP và chủ yếu là gia công và lắp
ráp. Đã thế còn lệ thuộc nặng nề vào bối cảnh bên ngoài vì xuất nhập khẩu vượt
quá 200% GDP, lớn gấp bốn lần mức báo động.
Thành
tích về mọi mặt của Đảng Cộng Sản không chỉ dở mà còn bi thảm. Đảng Cộng Sản là
một đại họa cho đất nước ta.
Nhưng
tại sao đã có ngày 30/4/1975 ?
Điều
đầu tiên cần được hiểu là chiến thắng ngày 30/4/1975, mà nhiều người có lý do để
gọi là ngày quốc hận, đã là sự tiếp nối tự nhiên của cuộc Cách Mạng Tháng
8-1945 (CMT8).
Cuộc
CMT8 đã đem lại cho Đảng Cộng Sản dưới mắt một số đông người Việt Nam một uy
tín và một chính nghĩa giúp họ, với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, chiến
thắng trên miền Bắc năm 1954 và năm 1975 trên cả nước. Chính nghĩa đó chủ yếu
nhờ sức quyến rũ của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Vào
thời điểm CMT8, khi chủ nghĩa cộng sản công khai xuất hiện tại Việt Nam, Đảng Cộng
Sản chỉ có khoảng 1.000 đảng viên, tuyệt đại đa số chỉ có trình độ tiểu học. Họ
đã giành được vai trò lãnh đạo CMT8 vì là chính đảng đúng nghĩa duy nhất vào
lúc đó, có hoạt động tổ chức và có phương tiện tài chính do Liên Xô cung cấp.
Việt Nam Quốc Dân Đảng tuy đảng viên rất đông nhưng tổ chức đã tan rã. Nhưng sức
mạnh thực sự của Đảng Cộng Sản vẫn là sức thu hút của chủ nghĩa cộng sản. Trong
một bài trước đây (1) tôi đã giải thích vào thời điểm đó chủ nghĩa cộng sản vẫn
còn có sức thu hút rất mãnh liệt trên khắp thế giới bởi vì nó ra đời, giữa thế
kỷ 19, như một giải đáp cho khát vọng công bằng xã hội mà nhân loại đã chờ đợi
từ hàng ngàn năm và càng mạnh lên với lòng tin vào thắng lợi tất yếu sau Cách Mạng
Tháng 10 Nga và Thế Chiến II, dù đã bị phản bác ngay tại chính quê hương của
nó. Chủ nghĩa cộng sản, từ sau Cách Mạng tháng 10 Nga còn mang tên chủ nghĩa
Mác – Lênin, cũng đã cho phép các đảng cộng sản lấy khủng bố làm phương tiện để
cướp và giữ chính quyền vì dưới mắt nhiều người nó được nhìn như một lý tưởng đẹp
đến độ có thể biện minh cho mọi phương tiện.
Các
trí thức danh tiếng nhất Việt Nam vào lúc đó -như Tạ Quang Bửu, Nguyễn Mạnh Tường,
Phạm Huy Thông, Trần Đức Thảo, Cù Huy Cận, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, v.v.-
đã vội vã nồng nhiệt ủng hộ Đảng Cộng Sản và lôi kéo theo những người ngưỡng mộ
họ, rồi những người này tiếp tay vận động quần chúng ủng hộ Đảng Cộng Sản. (Ít
lâu sau tất cả đều thất vọng nhưng vẫn phải ngoan ngoãn phục tùng vì sợ). Trong
khi đó gần như không có tiếng nói phản bác có trọng lượng nào cả, ngoài thiểu số
Công Giáo lên án chủ nghĩa cộng sản là vô thần.
Sự
kiện Đảng Cộng Sản và chủ nghĩa cộng sản độc chiếm được dư luận quần chúng là hậu
quả của một giai đoạn rất khó hiểu trong lịch sử Việt Nam. Một cách kỳ lạ cuộc
khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng và sự hy sinh anh dũng trên đoạn đầu đài
tại Yên Bái của 13 liệt sĩ năm 1930, rồi cuộc nổi dậy đẫm máu của phong trào Xô
Viết Nghệ Tĩnh ngay năm sau hình như đã hoàn toàn không lay động trí thức Việt
Nam, kể cả những vị sau này nhiệt tình ủng hộ Đảng Cộng Sản trong CMT8. Thập
niên 1930 đã là thập niên của thể dục thể thao, tiểu thuyết lãng mạn, thơ mới,
nhạc trữ tình, tranh ấn tượng, chiếc áo dài, các cậu công tử và các cô tân thời.
Các thanh niên xuất sắc nhất, trong đó có các vị đã nêu tên, chỉ lo học để có bằng
cấp và địa vị thật cao trong xã hội. Hầu như không ai quan tâm tới chính trị cả
dù lúc đó tình hình thế giới và khu vực đang rất sôi động. Các lực lượng Quốc
Xã Đức, Phát-xít Ý, Quân Phiệt Nhật đang bùng lên mạnh mẽ và đe dọa đốt cháy thế
giới. Chính quyền quân phiệt Nhật đang xâm lấn Trung Quốc và đàn áp dã man
kháng chiến Cao Ly. Thật đáng ngạc nhiên.
Hai
thanh niên xuất chúng và có ý chí nhất lúc đó là Lý Đông A, tên thật Nguyễn Hữu
Thanh, và Trương Tử Anh, tên thật Trương Kháng. Họ cũng chỉ hiểu biết rất sơ
sài về chính trị. Lý Đông A viết ra "chủ nghĩa Duy Dân" với nội dung
mơ hồ và đầy ngộ nhận để thành lập Đại Việt Duy Dân Cách Mạng Đảng năm 1943.
Trương Tử Anh viết ra "chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn" với cảm hứng Quốc
Xã để thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng năm 1938. Cả hai đều chỉ là những tài liệu
được viết ra một cách vội vã trong niềm tin rằng muốn thành lập đảng phải có một
chủ nghĩa và trong mục tiêu chứng tỏ mình cũng có một chủ nghĩa. Chúng hoàn
toàn không có tầm vóc của một chủ thuyết hay một dư án chính trị.
Cần
biết rằng vào năm 1945, khi chủ nghĩa cộng sản được đưa vào Việt Nam, nó đã bị
chính thức bác bỏ từ 75 năm rồi trên chính quê hương của nó, tại Đại Hội Gotha,
Đức, năm 1875. Vài năm sau, trước khi qua đời, chính Karl Marx cũng từ bỏ nó
qua câu tuyên bố "chắc chắn là tôi không theo chủ nghĩa
Marx". Vậy mà các trí thức lỗi lạc bậc nhất của nước ta đã cuồng
nhiệt ủng hộ nó. Không ai, kể cả Lý Đông A và Trương Tử Anh, có được một lập luận
xác đáng nào để phản bác nó cả. Ông Trần Trọng Kim, nhà học giả khả kính và thủ
tướng triều đình Huế lúc đó, trong hồi ký Một Cơn Gió Bụi cũng
chứng tỏ rằng ông chẳng biết gì về chủ nghĩa cộng sản cả. Trí thức Việt Nam
hoàn toàn không biết tới cuộc tranh luận sôi nổi trên thế giới để bênh vực hay
phản bác chủ chủ nghĩa cộng sản đã kéo dài từ một thế kỷ và đối với những người
hiểu biết đã có kết luận. Những người đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam là vì
không hiểu nó và những người ủng hộ nó hay chống nó cũng không hiểu nó. Phải
chua xót mà nhìn nhận sự thực đau lòng là vào thời điểm 1945 chúng ta là một
dân tộc vô giáo dục về mặt chính trị.
Sau
đó với sự đỡ đầu của Pháp và Mỹ một chính quyền quốc gia đã được thành lập vói
tên gọi Quốc Gia Việt Nam từ 1948 đến 1955 và Việt Nam Cộng Hòa từ 1955 đến
1975. Chính quyền này có những phương tiện dồi dào hơn hẳn phe cộng sản, trừ
hai năm cuối khi Mỹ đã quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa. Nó đã có thể thắng
phe cộng sản nhưng đã thất bại. Những người kế tiếp nhau cầm trong tuyệt đại đa
số đều thiếu cả kiến thức chính trị lẫn tinh thần dân tộc. Hơn thế nữa họ còn sống
xa quần chúng và không muốn hòa nhập với quần chúng. Một bằng chứng là chỉ có một
bộ trưởng giáo dục duy nhất, tại chức trong một thời gian ngắn, cho con học trường
Việt Nam ; tất cả các bộ trưởng giáo dục khác đều cho con học chương trình Pháp
và đều thấy đó là bình thường. Những người tham gia lãnh đạo phe quốc gia phần
lớn đều có bằng cấp cao, bằng thật chứ không phải bằng hữu nghị hay bằng mua,
và đều lương thiện nhưng họ thiếu hẳn văn hóa Việt Nam và tinh thần dân tộc.
Không ai nói và viết thông thạo tiếng Việt. Và dĩ nhiên họ cũng thiếu hẳn kiến
thức và tư tưởng chính trị. Họ hành xử như những công chức có trách nhiệm hoàn
thành những công việc được giao phó. Nhiều người còn nói một cách tư hào là
không làm chính trị. Các chính quyền quốc gia nói chung chỉ là sự tiếp nối của
bộ máy thuộc địa cũ. Một bằng chứng về sự thiếu kiến thức chính trị của phe quốc
gia là không có một cơ quan nào để nghiên cứu về Mỹ và vận động sự ủng hộ của Mỹ
mặc dù viện trợ Mỹ là yếu tố sống còn của chế độ. Cũng không hề có một cơ quan
nào để nghiên cứu về thực trạng, chủ trương, đường lối và phương pháp của phe cộng
sản dù đó là kẻ thù đang cố tiêu diệt mình.
Phe
quốc gia từ sau 1954 thực ra không thiếu những người yêu nước, có tài và dũng cảm,
đã học hỏi được nhiều sau một thòi gian đụng chạm với cộng sản, đã suy nghĩ và
rút kinh nghiệm, nhưng họ không có tiếng nói. Quyền hành vẫn ở trong tay những
cựu viên chức và sĩ quan của bộ máy thuộc địa.
Cuộc
nội chiến đã hoàn toàn do phe cộng sản chủ động với mục tiêu thiết lập chế độ cộng
sản tại Việt Nam và giành thắng lợi cho phong trào cộng sản thế giới. Lê Duẩn
đã từng nói "ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc và Liên Xô".
Nó đã diễn ra giữa một bên mê cuồng chủ nghĩa cộng sản vì thiếu văn hóa nhưng đầy
quyết tâm và một bên được lãnh đạo bởi những con người tuy có kiến thức học đường
nhưng thiếu cả kiến thức chính trị, quyết tâm chính trị và tinh thần dân tộc.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Đảng Cộng Sản với ý chí đấu tranh của một lực
lượng khủng bố đã thắng.
Dân
tộc Việt Nam đã ngỡ ngàng trước cơ hội giành lại được chủ quyền sau Thế Chiến
II bởi vì văn hóa Khổng Giáo, tâm lý đi học và làm quan cho chế độ có sẵn, đã
in sâu vào tâm não trí thức Việt Nam trong hàng ngàn năm khiến họ không chuẩn bị
cho một tình huống hoàn toàn mới. Kết quả là cơ may lớn đã biến thành đại nạn,
và nước ta đã phải chịu tai họa cộng sản sau một cuộc nội chiến dài và khốc liệt.
Bây
giờ, vào lúc mà chế độ cộng sản sắp cáo chung chúng ta phải cảnh giác để đừng lỡ
cơ hội một lần nữa.
https://live.staticflickr.com/65535/53693025424_d71fb75216.jpg
Hòa
giải và hòa hợp dân tộc phải là tinh thần chỉ đạo của cuộc cách mạng dân chủ.
Chuẩn
bị cho một biến cố lịch sử trọng đại
Mới
cách đây vài tháng ít người tin rằng chế độ cộng sản sắp phải cáo chung. Số người
đó bây giờ, dù vẫn còn ít, đang gia tăng nhanh chóng sau những đấu đá khốc liệt
trong nội bộ đảng và nhà nước cộng sản.
Trong
15 tháng qua Đảng Cộng Sản đã thanh trừng hai chủ tịch nước và hai phó thủ tướng,
5 trong số 18 ủy viên bộ chính trị, hơn 20 ủy viên trung ương và hàng tá bộ trưởng,
thứ trưởng, bí thư tỉnh ủy. Tất cả vì tham nhũng.
Trước
đó, từ 2016 đến 2020, họ cho biết đã khai trừ hoặc kỷ luật hơn 25.000 đảng viên
vì có dấu hiệu "tự diễn biến tự chuyển hóa" nghĩa là
muốn dân chủ hóa đất nước, hơn 15.000 đảng viên vì cờ bạc, rượu chè và mê tín dị
đoan. Những con số này chắc chắn đã tăng lên ít nhất gấp đôi từ năm 2020.
Một
công bố khác của Đảng Cộng Sản cho thấy trong thời gian mười năm từ 2012 đến
2022 đã có gần 3.000 tổ chức đảng bị kỷ luật, 7.390 đảng viên cao cấp bị buộc tội
tham nhũng và 50 sĩ quan cấp tưởng bi khai trừ.
Những
dữ kiện này cho thấy Đảng Cộng Sản đang khủng hoảng rất nặng, gần như hết thuốc
chữa.
Tuy
vậy chúng ta có thể khẳng định sự cáo chung rất gần của chế độ cộng sản không
vì dựa trên các sự kiện, chúng ta kết luận sau một suy luận thuần lý về lẽ
(logic) sống còn của các chế độ cộng sản. Các sự kiện chỉ xác nhận kết luận
này. Cũng trong cùng bài viết trước đây (1) tôi đã giải thích tiến trình đào thải
của các chế độ cộng sản và trường hợp của chế độ cộng sản Việt Nam. Xin tóm lược
lại ở đây tiến trình đào thải đó.
Trước
hết tất cả lẽ sống, sức sống và sự sống của các đảng và chế độ cộng sản chỉ dựa
vào sự cuốn hút của cộng sản (hay chủ nghĩa Mác – Lênin) và chính sách khủng bố
mà nó cho phép. Hệ luận tư nhiên là khi chủ nghĩa Mác – Lênin đã mất hết sức
thu hút và hơn thế nữa còn bị thế giới nhận diện như một sai lầm và một tội ác
thì sự cáo chung của các chế độ cộng sản là chắc chắn. Tất cả chỉ còn là vấn đề
thời gian và tiến trình.
Tiến
trình cáo chung của các chế độ cộng sản gồm bốn giai đoạn :
1. Sự mất lý tưởng
chung, nghĩa là lòng tin vào chủ nghĩa Mác – Lênin, khiến chế độ bị ruỗng nát nội
bộ vì tham nhũng. Sư băng hoại này không tránh khỏi bởi vì khi đã mất lý tưởng
thì lý do duy nhất để gia nhập hoặc ở lại Đảng Cộng Sản chỉ còn là quyền lợi cá
nhân. Tham nhũng là đương nhiên bởi vì tham nhũng không gì khác hơn là lợi dụng
công quyền cho lợi ích cá nhân. Tham nhũng vì vậy là bản chất của các chế độ cộng
sản đã mất lý tưởng. Chống tham nhũng trong các chế độ này chỉ là đập phá đảng
và chế độ. Tham nhũng dĩ nhiên cũng tạo ra các phe nhóm trong đảng đấu đá nhau
để tranh giành quyền lực và quyền lợi.
2. Khi sự phân hóa và
chia rẽ nội bộ đảng đã đạt tới mức độ nghiêm trọng thì chế độ bắt buộc phải
chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân. Không phải vì nhà độc tài
này là người xuất chúng hay tham lam quyên lực mà chỉ vì đây là một bắt buộc điều
hành. Lý do là vì khi đảng đã chia rẽ thì những bất đồng quan điểm nhỏ cũng trở
thành khó thỏa hiệp, thậm chí không thể thỏa hiệp. Như vậy cần một người để lấy
những quyết định cho những vấn đề luôn luôn nảy sinh trong nội bộ đảng và nhà
nước. Người này thường là một người không quyết đoán, không nguy hiểm cho phe
phái nào. Ta có thể gọi là một nhà độc tài miễn cưỡng do nhu cầu mà có.
3. Trong giai đoạn phân hóa nghiêm trọng này,
hai thế lực ngày càng mạnh lên và kình địch nhau : tuyên giáo và công an. Phe
tuyên giáo mạnh lên vì nhu cầu tuyên truyền, thuyết phục và bảo vệ chủ nghĩa
Mác – Lênin ngày càng lớn hơn và khó hơn. Công an để đàn áp các phần tử cứng đầu
không thể thuyết phục, dù là những người bất đồng chính kiến hay những đảng
viên có dấu hiệu tự diễn biến tự chuyển hóa ; số người cứng đầu ngày càng đông
thì lực lượng công an càng phải được tăng cường. Công an cũng mạnh lên vì là dụng
cụ chống tham nhũng trong khi tham nhũng gia tăng nhanh chóng. Hai lực lượng
này không có lý do gì để liên đới với nhau, trái lại phản ứng tự nhiên trong một
tập thể chia rẽ là nhìn một thế lực mạnh lên như một đe dọa. Sự kình địch là
đương nhiên.
4. Sự kình địch giữa
hai thế lực này, với sự trợ giúp hay chống đối của nhiều phe nhóm khác như địa
phương, lãnh vực hoạt động, khuynh hướng đối ngoại, v.v. sẽ đưa đến bế tắc và
làm sụp đổ chế độ khi phải thay thế nhà độc tài miễn cưỡng. Sẽ có đấu đá sống
còn dữ dội bởi vì không bên nào –phe tuyên giáo cũng như phe công an- có thể
nhượng bộ vì nhượng bộ tương đương với đưa gươm cho đối phương để giết mình. Mọi
phe phái sau cùng đều nhận ra rằng để chế độ tồn tại còn nguy hiểm cho mình hơn
là chuyển hóa về dân chủ. Dù phe nào thắng cũng sẽ chỉ để nhận ra rằng mình
không thể lãnh đạo, tuyên giáo đã quá nhàm chán trong khi công an đã tạo ra quá
nhiều thù hận trong cũng như ngoài đảng. Nếu cứ cố bám lấy quyền lực họ có thể
là nạn nhân của một cuộc đảo chính của quân đội. Lối thoát duy nhất là chấp nhận
dân chủ.
Tiến
trình này hợp lý và đã được kiểm chứng bởi những gì đã xảy ra tại Liên Xô và
các nước cộng sản Đông Âu. Nó chứng tỏ rằng chế độ cộng sản Việt Nam đang ở
giai đoạn cuối của tiến trình đào thải. Họ bắt buộc phải thay thế ông Nguyễn
Phú Trọng trong 20 tháng nữa, có thể sớm hơn, nhưng đó là điều họ không thể làm
được, trừ khi tìm ra một Gorbachev Việt Nam.
Để
mở ra kỷ nguyên thứ hai
Chúng
ta phải chuẩn bị ngay một kịch bản dân chủ hóa. Muốn như thế cần trước hết tâm
đắc hai điều :
Một
là đừng
sợ sẽ có bạo loạn và cũng đừng nghĩ là sẽ phải có một giai đoạn thỏa hiệp với Đảng
Cộng Sản. Không ai từ chối một thỏa hiệp để dân chủ hóa đất nước, nhưng dù
chúng ta muốn hay không Đảng Cộng Sản cũng sẽ tức khắc bốc hơi và tan biến ngay
khi dân chủ được chấp nhận. Lẽ sống duy nhất của của các đảng cộng sản là chủ
nghĩa Mác – Lênin và sự thù ghét dân chủ. Họ cũng đã gây ra quá nhiều tội ác
trong thời gian cầm quyền. Một khi dân chủ đã thắng, sự dối trá cũng như các tội
ác không thể che đậy được nữa thì lập tức đảng tan ngay, như một bóng ma biến mất
ngay khi ánh sáng bừng lên, không còn ai muốn nghe nhắc lại rằng mình đã từng
là đảng viên cộng sản. Vậy thì chúng ta tuyệt đối không có gì để sợ Đảng Cộng Sản
cả, trừ khi do những thái độ hay hành động thù oán nhỏ mọn chúng ta tạo ra sự
hoảng sợ của các đảng viên cộng sản và khiến họ đoàn kết với nhau trong một phản
ứng tự vệ. Hòa giải và hòa hợp dân tộc phải là tinh thần phải là tinh thần chỉ
đạo của cuộc cách mạng dân chủ.
Hai
là phải
nhất quyết không để lặp lại kịch bản tồi tệ 1945 trong đó một vận hội lịch sử đầy
hứa kẹn đã nhường chỗ cho một đại họa dài chỉ vì các trí thức Việt Nam lúc đó
đã không chuẩn bị để chờ đón nó trong khi đặc tính của mọi cuộc cách mạng dân
chủ là chúng phải được lãnh đạo bởi các trí thức. Mối nguy lớn nhất là sự ngớ
ngẩn lúng túng không biết phải làm gì.
Chúng
ta có lý do để lạc quan. Trí thức Việt Nam ngày nay mặc dù những thiếu hụt đáng
tiếc cũng đã hơn hẳn trí thức Việt Nam 1945, dân chủ cũng đã trở thành một đồng
thuận dân tộc và một giá trị phổ cập. Tuy vậy cũng phải rất cảnh giác. Phải dứt
khoát vất bỏ lối làm chính trị nhân sĩ –sản phẩm của văn hóa Khổng Giáo trong
đó lý tưởng của kẻ sĩ là thành công cá nhân, cố gắng một mình, học để làm quan
phục vụ cho một chế độ có sẵn- để đấu tranh có tổ chức và có lý tưởng chung, để
xiết chặt đội ngũ trong một dự án chính trị cho tương lai đất nước.
Dự
án chính trị đó chỉ có thể là để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên,
bảo đảm tiếng nói và chỗ đứng ngang nhau cho mọi người không phân biệt địa
phương, sắc tộc, tín ngưỡng, lập trường và quá khứ chính trị. Một nước Việt Nam
đoàn kết trong quyết tâm mở ra kỷ nguyên dân chủ, Kỷ Nguyên Thứ Hai trong lịch
sử dân tộc.
https://live.staticflickr.com/65535/53693104770_cb500aa74f.jpg
Tài
liệu học tập nội bộ Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai đang được
tu chính và cập nhật hóa
Trở
lại với cảnh giác ở đầu bài này.
Với
sự xuất hiện ngày càng ồ ạt của Trí Khôn Nhân Tạo thế giới đang thay đổi chóng
mặt, không phải từ thế kỷ này sang thế kỷ khác cũng không phải từ thập niên này
qua thập niên khác mà từng ngày và từng giờ. Thế giới năm 2024 có thể là thời
tiền sử so với thế giới năm 2050. Sẽ chỉ tồn tại được những quốc gia nhanh
chóng thích nghi được với vận tốc thay đổi này. Đất nước đang lâm nguy vì đang
bị khống chế bởi những con người tiền sử cố bám chặt lấy một chủ nghĩa mà sự nhảm
nhí độc hại đã được nhận diện từ hơn một thế kỷ rồi. Chúng ta phải cùng quyết
tâm cứu đất khỏi tay những con người tiền sử này. Khẩn cấp !
Nguyễn
Gia Kiểng
(02/05/2024)
(1)
Nguyễn Gia Kiểng, Chế độ cộng sản đã đến lúc phải cáo chung,
Thông Luận, 29/03/2024
No comments:
Post a Comment