27/05/2024
https://baotiengdan.com/2024/05/27/nguyen-tac-toi-thuong/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/2.webp
Mỗi
phụ huynh đóng góp một chút công sức để tạo nên bữa tiệc nhân ngày lễ cho học
sinh mầm non. Ảnh: Phụ huynh cung cấp.
Sau
khi tôi đăng bài “Cha mẹ, thầy cô hay con buôn“, dựa trên một việc cụ
thể đăng trên báo Dân Trí điện tử mà hiện mọi người có thể vào
cùng đọc.
Khá
nhiều người có thiện ý muốn tôi đọc thông tin từ phía ngược lại, để thấy người
mẹ không đóng Quỹ phụ huynh là một người cũng không vừa, nhiều lần chầy bửa… mới
nên nỗi, chứ lỗi không chỉ từ phía những người tổ chức bữa tiệc.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/3-8.jpeg
Ảnh
chụp màn hình
Tôi
hoan nghênh và tất nhiên có đọc, mặc dù nó hoàn toàn không liên quan, không có
ý nghĩa gì với bài viết của tôi. Tôi không quan tâm ai đúng, ai sai của các bậc
cha mẹ trong câu chuyện này. Bài trên báo Dân Trí, kèm theo những lời tranh cãi
giữa người mẹ của cháu bé với đại diện Quỹ phụ huynh (ảnh chụp), bảng kế toán
chi tiêu ghi rõ tiền liên hoan cho 31 học sinh (ảnh chụp) thêm cả các bình luận
bên dưới không tán thành việc các cô để một cháu bé ngồi nhìn các bạn liên hoan
và không có ai bác bỏ, đủ để tôi tin rằng chuyện CHÁU BÉ NGỒI NHÌN 31 BẠN LIÊN
HOAN, VÌ MẸ KHÔNG ĐÓNG QUỸ PHỤ HUYNH là có thật. Ngay cả khi sau đó cháu bé được
san sẻ thức ăn như một vài thông tin cho biết, cũng không bào chữa được cho
hành động đó, thậm chí còn gây tổn thương hơn!
Việc
này báo Dân Trí vẫn có thể xác minh lại, rất đơn giản và tôi nghĩ họ đã xác
mình rồi. Một cháu bé đã học hết lớp Một, là đủ lớn để có thể hỏi thẳng cháu.
Khác người lớn, trẻ con không nói dối, hoặc nói dối rất dễ lộ tẩy.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/1-42-1536x1014.jpeg
Quyết
toán chi tiêu của khoản quỹ phụ huynh của lớp 1C, trong đó, chỉ trích tiền liên
hoan cuối năm cho 31/32 học sinh. Ảnh: Phụ huynh đăng tải
Tôi
chỉ quan tâm đến chuyện đó và bài viết của tôi cũng chỉ nói về chuyện đó. Tôi
xin nhắc lại: Những đúng sai của các phụ huynh liên quan đến tiền bạc, không phải
là điều tôi quan tâm và không có ý nghĩa gì khi đem chuyện ấy tranh luận về bài
viết của tôi, bởi nó lạc đề, nó giống như ông nói gà, bà nói vịt.
Đáng
tiếc là những bàn luận, kể cả các bậc học thức cao, lại cứ tiếp tục xoáy vào
khía cạnh không đáng bàn ấy.
Người
hiểu rõ bản chất đau đớn của câu chuyện tôi viết là nhà thơ Dạ Thảo Phương,
khi bà viết:
“Có
một nguyên tắc tối thượng trong giáo dục là không ai được phép làm tổn thương
trẻ em, dù với bất cứ lý do gì, thậm chí ngay cả khi trẻ mắc lỗi. Có những trường
hợp, cha mẹ có hành động làm tổn thương tâm lý trẻ thì chính giáo viên, hoặc bất
cứ ai xung quanh, cũng phải có trách nhiệm phải bảo vệ cảm xúc của các em. Giáo
viên có hành động này, nhà trường để hành động này xảy ra, những người bênh vực
hành động này, v.v… đều phạm phải lỗi phản giáo dục“.
Và
khi trả lời một comment của người đọc, Dạ Thảo Phương viết tiếp:
“Mình
chưa rõ về phía phụ huynh, nhưng dù với bất cứ lý do gì, việc giáo viên đối xử
với một đứa trẻ như thế này là bạo lực và phản giáo dục. Ngay cả khi phụ huynh
của một học sinh có hành động sai trái, thậm chí là cực kỳ sai trái, thì hành động
đó cũng sẽ phải bị xử lý riêng, không được làm ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ“.
Ông Ha-Duong Tuong, hiện sống
ở Pháp, hoàn toàn tán thành ý kiến của Dạ Thảo Phương và muốn làm rõ hơn với bạn
đọc, khi ông viết:
“Không
ai có quyền xử phạt những người lớn phạm lỗi (hay cả tội) bằng cách trả thù con
của họ. Làm nhục đứa trẻ còn tệ hơn“.
Đó
cũng là điều tôi muốn nói và chỉ duy nhất điều ấy thôi.
_____
Viết
thêm:
Khi tôi dẫn thông tin từ báo nước ngoài, có vài bạn nói rằng báo của bọn tư bản
phản động không đáng tin. Khi tôi dẫn báo Dân Trí, thuộc chủng loại báo chí
cách mạng, (rõ ràng là không phản động, nhỉ!) cũng các bạn ấy bảo không đáng
tin. Chắc các bạn ấy muốn tôi dẫn Nhân Dân nhật báo, hoặc Nước Nga ngày nay…?
.
No comments:
Post a Comment