RFA
2024.05.01
Giải Tự
do Cầm bút PEN/Barbey được trao hàng năm cho một nhà văn hiện đang ở tù vì quyền
tự do cầm bút, được PEN America, tổ chức được thành lập năm 1922 và là tổ
chức lớn nhất trong số hơn một trăm tổ chức tạo nên mạng lưới PEN
International, công bố vào sáng 1 tháng 5 sẽ trao cho Phạm Đoan Trang, nhà văn và nhà hoạt động nổi tiếng– người
đang thụ án tù chín năm tại Việt Nam.
Nhà
báo Phạm Đoan Trang với cây đàn Guitar cô yêu thích (ảnh minh họa)
Facebook
Phạm Đoan Trang
Bà
Anh-Thu Vo,
Giám đốc Nghiên cứu & Vận động, Trung tâm Tự do Cầm bút PEN/Barbey ở New
York cho biết giải thưởng năm nay sẽ thu hút sự chú ý không chỉ đến trường
hợp Đoan Trang mà còn cả 18 cây bút khác hiện đang ở tù và khoảng 150 nhà bất đồng
chính kiến và nhà hoạt động khác hiện đang ở tù ở Việt Nam cũng như
kích hoạt mối quan tâm toàn cầu về nhân quyền. Mời quý vị cùng theo dõi
bài phỏng vấn giữa RFA và bà Anh-Thu Vo:
*
RFA.
Xin cho biết vì sao năm nay PEN America trao Giải Tự do Cầm bút PEN/Barbey cho
cô Phạm Đoan Trang?
Anh-Thu
Vo
Vâng,
Giải Tự do Cầm bút PEN/Barbey được trao hàng năm cho một nhà văn hiện đang ở tù
vì quyền tự do cầm bút. Cô Phạm Đoan Trang không chỉ là một nhà văn, nhà báo mà
cô còn là nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền nổi tiếng ở Việt Nam.
Năm
nay, Việt Nam là nước đứng hàng thứ ba thế giới trong số những nước dẫn đầu về
số lượng nhà văn bị cầm tù.
Chúng
tôi muốn chắc chắn rằng chúng tôi đã nhấn mạnh đến mức độ nghiêm trọng của các
vấn đề về quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam.
Đoan
Trang đã thực hiện một khối lượng công việc to lớn trong nỗ lực hỗ trợ cho nhân
quyền, cho quyền tự do ngôn luận và dân chủ. Đó là một trong những lý do tại
sao chúng tôi quyết định vinh danh cô ấy năm nay với Giải thưởng này.
*
RFA.
Không chỉ cho nhân quyền, cho quyền tự do ngôn luận, cô ấy còn đấu tranh cho
các vấn đề môi trường ở Việt Nam.
Anh-Thu
Võ
Vâng.
Tôi nghĩ có lẽ cô ấy đã đấu tranh cho hầu hết mọi quyền ở Việt Nam. Đặc biệt là
vào năm 2015, cô ấy đã biểu tình vì môi trường. Đó là lúc cô ấy phải bị thương.
Và giờ đây cô ấy bị thương tật vĩnh viễn, phải đi khập khiễng do bị chính quyền
đánh đập. Vì vậy, chúng tôi thực sự ngưỡng mộ những gì cô ấy làm và chúng tôi
muốn tôn vinh tất cả những công việc của cô ấy, không chỉ là việc cầm bút mà
còn là toàn bộ tinh thần hoạt động của cô ấy.
*
RFA.
Trước khi bị bắt, Đoan Trang biết mình sẽ bị xét xử bất công nếu bị bắt, nhưng
cô không đấu tranh chống lại bản án dành cho cá nhân mình. Cô nói cô muốn dùng
bản án mà cô phải chịu để nêu bật thực trạng Việt Nam. Cho đến bài phát biểu cuối
cùng tại phiên tòa, cô vẫn nhất quán với điều đó. Có thể nói cô đã dùng chính số
phận, vận mệnh của mình làm lời tuyên ngôn cho thời đại của mình không?
Anh-Thu
Võ
Vâng,
tôi đồng ý với những gì bạn trình bày. Trong lá thư cô ấy viết cho bạn bè, gia
đình và các nhà hoạt động đồng nghiệp ngay trước khi cô ấy vào tù, cô ấy đã kêu
gọi bạn bè và gia đình sử dụng việc giam giữ cô ấy như một phương tiện để vận động
và thúc đẩy dân chủ và bầu cử công bằng hơn ở Việt Nam.
Đó
cũng là một trong nhiều lý do khiến chúng tôi quyết định chọn giải thưởng năm
nay.
Chúng
ta không chỉ tôn vinh cô ấy mà còn tôn vinh những gì cô đại diện. Điều đó có ý
nghĩa gì đối với việc Việt Nam có được một cuộc bầu cử công bằng? Chúng tôi
đang tận dụng cơ hội này không chỉ để cho thấy Việt Nam đã hạn chế như thế nào
về các vấn đề tự do ngôn luận mà còn cả các vấn đề dân chủ khác nữa.
*
RFA.
Báo cáo của PEN cho chúng ta có thể biết rằng học giả Ilham Tohti ở Trung Quốc
bị tuyên án chung thân vì viết về quyền của người Duy Ngô Nhĩ, nhà hoạt động và
nhà văn Narges Mohammadi bị bỏ tù vì những bài viết ủng hộ quyền của phụ nữ
Iran, còn nhà văn và nhà hoạt động người Việt Nam Phạm Đoan Trang bị bỏ tù vì
đòi hỏi các quyền dân chủ. Phạm Đoan Trang đã viết bảy cuốn sách, đồng sáng lập
Luật Khoa Tạp chí, để thực hành quyền tự do ngôn luận và báo chí độc lập. Hoạt
động của Đoan Trang có điểm gì giống và khác với các nhà hoạt động khác khắp thế
giới?
Anh-Thu
Võ
Vâng,
tôi sẽ đi sâu hơn vào vấn đề và công việc của cô ấy. Cô ấy bắt đầu với công việc
của một nhà báo và cũng đã đưa tin trên các phương tiện truyền thông nhà nước một
thời gian, trước khi chuyển sang sáng lập một cơ quan truyền thông độc lập, nơi
bạn đã đề cập. Cô ấy và cộng sự đã thành lập tạp chí của riêng mình và cho đến
nay tạp chí vẫn đang hoạt động.
Cô
cũng từng là một nhà bình luận và blogger trực tuyến. Cô có một blog riêng, nơi
cô thường viết về các vấn đề khác nhau ở Việt Nam, từ nhân quyền, tham nhũng đến
các vấn đề dân chủ.
Như
bạn đã đề cập, cô ấy cũng là tác giả của bảy cuốn sách. Nội dung quan tâm của
cô rất phong phú, giống với những nhà văn đang ở tù khác. Tôi nghĩ những gì
chúng ta đang thấy là việc sử dụng Internet ngày càng nhiều, đặc biệt là ở Việt
Nam. Các cây bút có thể sử dụng tạp chí trực tuyến và Facebook để biểu đạt nhiều
hơn. Điều đó càng có ý nghĩa khi chúng ta thấy các hình thức truyền thông truyền
thống đang bị kiểm soát như Nhà xuất bản và các phương tiện truyền thông của
nhà nước. Đó là một xu hướng mà chúng ta ngày càng thấy nhiều hơn.
Năm
tháng trôi qua, Đoan Trang trở thành một trong những người đầu tiên triển khai
việc sử dụng blog trực tuyến. Trong khi chúng ta thấy rất nhiều nhà văn theo
cách biểu đạt truyền thống, đó là những người viết sách, viết quan điểm và báo
chí, nhưng với sự phát minh ra Internet và việc sử dụng Facebook ở Việt Nam,
chúng ta ngày càng thấy nhiều nhà bình luận trực tuyến hơn.
*
RFA.
Việc năm nay PEN America trao Giải Tự do Cầm bút PEN/Barbey cho cô Phạm
Đoan Trang có thể tạo ra tác động gì trên phạm vi toàn cầu hay không?
Anh-Thu
Võ: Đó
là điều chúng tôi hy vọng nhưng tôi không thể bảo đảm liệu điều đó có giúp cho
cô ấy được thả ra hay không. Và như chúng tôi biết, Trang muốn việc cô ấy bị
giam cầm trong tù được sử dụng như một thời điểm vận động cho các vấn đề nhân
quyền và dân chủ ở Việt Nam.
Vì
vậy, chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ thu hút sự chú ý không chỉ đến trường hợp
Đoan Trang mà còn cả 18 cây bút khác hiện đang ở tù và khoảng 150 nhà bất đồng
chính kiến và nhà hoạt động khác hiện đang ở tù ở Việt Nam.
Chúng
tôi muốn sử dụng cơ hội này như một cách để nêu bật tất cả những vấn đề này.
Tôi hy vọng rằng công việc của chúng tôi sẽ có thể nâng cao nhận thức hơn về những
vấn đề này.
*
RFA.
Năm ngoái, nhà văn và nhà hoạt động Nargas Mohammadi đã được trao Giải Tự
do Cầm bút PEN/Barbey và điều đó đã dấy lên một chiến dịch toàn cầu ủng hộ
cô ấy.
Anh-Thu
Võ
Và
thế là sau đó Nargas Mohammadi đã được trao giải Nobel Hòa bình, mặc dù điều đó
cũng không đảm bảo cô ấy sẽ được thả ra. Tôi thực sự nghĩ rằng hiện nay toàn cầu
đang chú ý nhiều hơn đến Iran và phong trào phụ nữ ở đó. Vì vậy, đó là một tia
hy vọng. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy vận động toàn cầu về những trường hợp
tương tự.
RFA
xin cảm ơn cô Anh-Thu Vo đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
No comments:
Post a Comment