Cơ
hội để Việt Nam thay đổi thể chế
24/05/2024
https://baotiengdan.com/2024/05/24/co-hoi-de-viet-nam-thay-doi-the-che/
Việt Nam phải từ bỏ nguyên tắc “giữ nguyên trạng” để có thể tiến tới “tự lực
tự cường”…
Nguyên nhân nào khiến Việt Nam có nguy cơ “tụt hậu và trở
thành quốc gia thất bại…”? Theo tôi, nguyên nhân chính là sự đồng lòng của đảng
viên CSVN về việc “giữ nguyên trạng” của chế độ chính trị, như đã thấy từ thập
niên 90 thế kỷ trước đến nay.
Với tư cách đảng viên, việc ưu tiên phải làm của họ là “củng
cố sự lãnh đạo của đảng trên mọi phương diện của nhà nước và xã hội”.
Mọi suy tính về cuộc sống thường ngày của một đảng viên, bất
kể khi dòng đời thay đổi, biến động ra sao, phương châm áp dụng cho tất cả: “Dĩ
bất biến ứng vạn biến”.
Lấy cái “bất biến” bên trong để đối phó cho tất cả những thay
đổi bên ngoài. Cái bất biến là “đảng lãnh đạo nhà nước và xã hôi”.
Lợi ích song trùng: Lợi ích của đảng là lợi ích của cá nhân
(của cả gia đình, dòng tộc, vùng miền…). Cá nhân đảng viên thấy lợi ích của họ
chỉ có thể được tồn tại và chỉ có thể được bảo vệ khi mọi quyền lực quốc gia đều
tập trung vào đảng. Đảng còn, lợi ích còn. “Còn đảng còn mình”. Vì vậy, ta đừng
bao giờ ảo tưởng về một đảng viên cộng sản sẽ đặt lợi ích của quốc gia, của cộng
đồng dân tộc lên trên lợi ích của đảng.
Vấn đề là việc “giữ nguyên trạng”, trước tình hình thay đổi
chóng mặt về quan điểm địa chính trị như hiện thời, là thái độ đưa đến hệ quả
kìm hãm Việt Nam trong vòng chậm phát triển, nếu không nói là tụt hậu lâu dài.
Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép một Việt Nam “ổn định và
phát triển” để có thể “tự lực tự cường”. Trung Quốc không bao giờ cho phép một
Việt Nam “mạnh” bên cạnh Trung Quốc. Thực tế lịch sử cho ta thấy như vậy.
Và tất cả những cẩm nang, những lý thuyết về “địa chính trị”
của các tác giả nổi tiếng trên thế giới đều ghi rõ như vậy: Không một đại cường
nào đang trên đường trở thành đế quốc lại cho phép một quốc gia kế cận phát triển
hết cả.
Cá nhân tôi nhận thấy rằng, cuộc “khủng hoảng về phân bổ quyền
lực” trong đảng, qua hiện tượng hàng loạt đảng viên cấp chóp bu bị hạ bệ, có thể
là một “cơ hội để Việt Nam thay đổi thể chế”.
Tôi có nói sơ lược ý nghĩ này trong các “tút” của mình. Đó là
Việt Nam cần phải thay đổi mô hình chính trị: Từ rập khuôn mô hình Trung Quốc,
chuyển đổi qua mô hình độc tài của Nga.
Rập khuôn mô hình Trung Quốc thì Việt Nam vẫn bị thế giới cô
lập. Nhưng tiếp nối mô hình này Việt Nam là đối tượng mà Trung Quốc sẽ tìm mọi
cách để “dìm”. Việt Nam không bao giờ có thể “tự lực tự cường”.
Với mô hình Nga, Việt Nam vẫn có thể bị cả thế giới Tây
phương cô lập (chừng khoảng trên dưới 30 nước), nhưng Việt Nam có thể được sự hỗ
trợ không ngần ngại của Nga về công nghệ (quốc phòng). Với một khoảng thời gian
tương đối ngắn, Việt Nam có thể tự sản xuất (phần nào đó) các loại vũ khí, vừa
góp mặt trong thị trường (như Nam Hàn), vừa gia tăng khả năng “tự lực tự cường”,
một cách răn đe hữu hiệu mọi tham vọng can thiệp đến từ bên ngoài.
Ngoại giao “cây tre” và chính sách quốc phòng “bốn không” là
các mặt thể hiện bên ngoài của chính sách “giữ nguyên trạng”. Chính sách này đã
chạm đến giới hạn.
Campuchia, từ sau khi Hiệp định Paris thập niên 1990, Việt
Nam chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc và Mỹ, rút quân về nước. Nhưng Việt
Nam được gì từ Campuchia, ngoài những cam kết kiểu “bốn không”?
Với căn cứ Ream và dự án kinh đào Techo Funan, Campuchia đã bội
ước đối với Việt Nam.
Nếu ta xem xét vấn đề thấu đáo hơn, chỉ vài năm nữa thôi, người
Trung Quốc có mặt khắp nơi trên xứ Chùa Tháp để quản lý đất nước này. Đầu tư hạ
tầng cơ sở của Trung Quốc trên lãnh thổ Campuchia hầu hết theo dạng BOT. Tức
trong vòng 50 năm đến 70 năm, người Trung Quốc, chớ không phải người Campuchia,
kiểm soát toàn bộ huyết mạch hạ tầng cơ sở, cũng như mọi dự án phát triển của
Campuchia.
Tức là Campuchia đã không chỉ “đe dọa an ninh lãnh thổ” của
Việt Nam mà còn đe dọa các loại an ninh truyền thống, như làm mất ổn định nguồn
lương thực, hay tạo sự hỗn loạn do di cư hàng loạt ở bình diện lớn trong khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long…
Với quan điểm “giữ nguyên trạng” chế độ chính trị, Việt Nam
đã tự xây hàng rào với Mỹ.
Nhưng Việt Nam có thể theo mô hình của Nga.
Công an là “thanh gươm” bảo vệ đảng. Ông bộ trưởng bộ công an
nào tay cũng nhuốm máu hết cả, lý do này hay lý do khác (kiểu đàn áp dân tộc
khu tự trị Tây Bắc, khu vực Tây Nguyên…). Ít ai đặt câu hỏi là, ông Bộ trưởng
công an có thể tự tiện làm như vậy hay không? Hay ông ta làm vậy vì có chỉ thị,
hay có yêu cầu từ đảng?
Trong suốt thời gian ông Trọng “đốt lò”, ta thấy thanh gươm của
ông Tô Lâm nhuốm máu đồng chí của mình. Trăm dâu đổ đầu tằm, vụ Đồng Tâm giết
Lê Đình Kình, vụ ra nước ngoài bắt Trịnh Xuân Thanh hay bắt những nhà dân chủ
bên Thái Lan. Bộ trưởng Bộ Công an đâu có thể lạm quyền, nếu không có sự đồng
thuận từ Bộ Chính trị?
Hệ quả, đến nay chưa thấy một nước Tây phương nào gởi lời
chúc mừng đến tân Chủ tịch nước Tô Lâm, ngoài Nga và một vài quốc gia “đồng hội
đồng thuyền” với Việt Nam.
Có hay không có ông Tô Lâm thì Việt Nam vẫn bị cô lập. Cô lập
bắt đầu từ chủ trương địa chính trị của Trung Quốc.
Việt Nam vẫn có cách vượt qua, bằng cách thay đổi mô hình
chính trị. Bình mới nhưng rượu cũ. Quyền lợi của đảng viên vẫn được bảo vệ, vì
tư thế lãnh đạo quốc gia của đảng không thay đổi.
Điều thay đổi là lợi ích quốc gia. Việt Nam có cơ may phát
triển, có cơ may tự mình đạt tới mức “tự lực tự cường”. Thời bây giờ sẽ không
có thế lực nào “chống lưng” Việt Nam để đề kháng lại các sức ép từ Trung Quốc
(và Campuchia) hết cả. Việt Nam phải tự “học gồng” mà thôi.
.
No comments:
Post a Comment