Friday, May 3, 2024

CÂU CHUYỆN THẬT SỰ ĐẰNG SAU VỤ NGƯỜI VIỆT DÙNG THUYỀN VƯỢT EO BIỂN MANCHE VÀO NƯỚC ANH (The Guardian)

 



Câu chuyện thật sự đằng sau vụ người Việt Nam dùng thuyền vượt eo biển Manche vào Anh

The Guardian

Cù Tuấn, biên dịch

02/05/2024

https://baotiengdan.com/2024/05/02/cau-chuyen-thuc-su-dang-sau-viec-nguoi-viet-nam-dung-thuyen-vuot-eo-bien-manche-vao-anh/

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/111.jpeg

Một người đàn ông Việt vác bong bóng đựng nước uống tại khu trại tạm bợ cho người chờ vượt biên ở Loon-Plage, gần Dunkirk, Pháp. Ảnh: AFP

 

Những người từ Việt Nam đang cố gắng đến Anh trên những chiếc thuyền nhỏ, băng qua eo biển Manche, nổi bật hơn so với những người khác cũng đang kéo đến bờ biển Pas-de-Calais của Pháp.

 

Đặc biệt là họ còn rất trẻ, nhiều người chỉ là thanh thiếu niên. Họ có xu hướng gắn bó với nhau và tránh sự chú ý của các nhân viên cứu trợ đang nỗ lực cung cấp thức ăn và nước uống trên bãi biển hoặc trong rừng, nơi họ ngủ qua đêm.

 

Các tình nguyện viên từ thiện cho biết, họ tỏ ra lo lắng, bị áp lực nhưng cách ăn mặc lịch sự của họ khiến họ có thể dễ bị nhầm là khách du lịch. Có vẻ như họ cũng có tiền.

 

Sophie Roux, 32 tuổi, tình nguyện viên của tổ chức từ thiện Osmose 62, cho biết: “Khi cảnh sát chặn không cho họ lên thuyền, đã có một số người từ Việt Nam hỏi chúng tôi làm cách nào để đón taxi quay trở lại nơi họ đang ở. Chúng tôi nói rằng, chi phí có thể là 200 euro [170 bảng Anh] thì họ nói rằng, không thành vấn đề“.

 

Một nhóm người mới gồm khoảng 200 người từ Việt Nam, khoảng một nửa trong số họ là phụ nữ, đã đến khu vực Pas-de-Calais vào ngày 20/4. Nhiều người trong số họ hy vọng sẽ lên một chiếc xuồng ba lá để đi qua eo biển Manche lúc bình minh vào ngày hôm sau.

 

Những cai đầu dài quản lý những người này đã phải đưa họ trở lại bãi biển ngay sau vụ tai nạn vượt biển kinh hoàng mới nhất: Năm người, trong đó có một bé gái sáu tuổi, được cho là đến từ Iraq hoặc Kuwait, đã chết trên biển gần Wimereux, một thị trấn yên tĩnh cách Calais 20 dặm về phía nam. Họ nói rằng họ, sẽ thử vượt biển lần nữa khi thời tiết tốt hơn.

 

Tuần này, khi tiếp tục chính sách trục xuất những người xin tị nạn tới Rwanda, Thủ tướng Anh Rishi Sunak lưu ý những người đến từ Việt Nam. Thủ tướng Anh tuyên bố, các băng đảng buôn người đã chuyển sự chú ý sang những người di cư Việt Nam dễ bị tổn thương.

 

Ông [Sunak] nói: “Lượng người Việt Nam cố gắng di cư tới Anh đã tăng gấp 10 lần“, đồng thời ông cho biết thêm rằng, “họ đóng góp gần như toàn bộ sự gia tăng số lượng những chiếc thuyền nhỏ vượt biên mà chúng tôi thấy trong năm nay“.

 

Suy luận của Thủ tướng là, xu hướng mới này chứng tỏ những chiếc thuyền nhỏ trước hết là để đáp ứng nhu cầu của “những người di cư vì lý do kinh tế“.

 

Do đó, kế hoạch trục xuất những người đến Anh bằng những chiếc thuyền nhỏ tới Rwanda, không thể bị coi là một thách thức đối với chính sách tị nạn của Anh.

 

Sự việc không hoàn toàn là những điều mà các nhà quan sát dày dạn nhìn thấy — và một giải pháp chung cho nỗi kinh hoàng đang diễn ra trên bờ biển phía bắc nước Pháp vẫn chưa có. “Người Việt Nam thì khác“, Roux nói.

 

Số người Việt Nam có mặt trên các thuyền vượt biên tới Anh từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 21 tháng 4 [năm 2024] tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Các số liệu cho thấy, họ chiếm 1/5 (1.266 người) trong số 6.265 lượt người vượt biên được ghi nhận. Có 1.216 người Afghanistan vượt biên trong cùng thời kỳ.

 

Năm quốc gia có người vượt biên tới Anh phổ biến nhất vào năm 2023 trong số những quốc gia được phát hiện băng qua eo biển là: Afghanistan 5.545 người (chiếm 20% tổng số), Iran 3.562 người (13%), Thổ Nhĩ Kỳ 3.040 người (11%), Eritrea 2.662 người (9%) và Iraq 2.545 người (9%).

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/1-1-768x519.png

Ảnh: Số liệu những người di cư bất hợp pháp sang Vương quốc Anh. Lưu ý: Đây là số người đến từ các nước được chọn trong top 10, giai đoạn từ năm 2018 – 2023. Số liệu gần đây có thể chưa được phân chia theo quốc tịch. Nguồn: Bộ Nội vụ Anh/ Đồ họa Guardian

 

Câu chuyện về những người vượt biên đang chờ đợi trong rừng, gần đường cao tốc ở ngoại ô Grande-Synthe, gần Dunkirk, chủ yếu là của những người tìm cách thoát khỏi bạo lực và đàn áp ở quê nhà.

 

Liên quan đến sự gia tăng số người Việt tìm cách vượt eo biển Manche trong năm nay, Mimi Vũ, một chuyên gia chống tệ nạn buôn người và nô lệ hiện đại, đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị các nhà hoạch định chính sách Anh nên nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn.

 

Đây không phải là sự quan tâm mới của người Việt đến nước Anh mà là một xu hướng di cư đang diễn ra, ông Vũ nói.

 

Những kẻ buôn người đã bắt đầu sử dụng thuyền thay vì nhốt người phía sau xe tải để đưa người vào Anh vào đầu năm 2024, sau khi việc giám sát và kiểm soát tại các cảng được thắt chặt. James Fookes, giám đốc vận động của Tổ chức Chống Nô lệ Quốc tế tại Vương quốc Anh và Châu Âu, cho biết, đây có thể là một thực tế thú vị nhưng không phải là cơ sở để xây dựng chính sách.

 

Ông nói: “Có một tuyến đường buôn lậu người được thiết lập rõ ràng từ Việt Nam sang Vương quốc Anh và công dân Việt Nam chiếm tỷ lệ cao trong số liệu thống kê về buôn lậu người của Bộ Nội vụ Anh“.

 

Các số liệu thống kê về quốc tịch liên quan đến những người thực hiện hành trình nguy hiểm đến Vương quốc Anh bị xao lãng, khiến chúng tôi không chú ý đến thực tế quan trọng là chúng tôi đang thất bại trong việc ngăn chặn họ”.

 

“Chúng tôi biết rằng, những kẻ buôn lậu người luôn nắm vững các quy định của quốc gia mà chúng đang hoạt động và sẽ tìm cách sử dụng những điều này để tạo ra lợi thế cho chúng, bằng cách thay đổi tuyến đường khi luật pháp và hoàn cảnh thay đổi“.

 

Có thể những người chờ đợi cơ hội trốn đến Vương quốc Anh ở Dunkirk và Calais, ban đầu bị thúc đẩy bởi hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng Fookes cho biết, dường như bây giờ họ đang bị mắc bẫy.

 

Phiên tòa xét xử 19 người bị cáo buộc chịu trách nhiệm về cái chết của 39 người Việt Nam do bị ngạt thở, khi họ được vận chuyển qua eo biển Manche trong một xe container kín, cho thấy cái nhìn sâu sắc về các hoạt động lâu đời của các băng đảng buôn lậu người.

 

Khi các gia đình bắt đầu đưa những đứa con của họ tới phương Tây để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn và gửi tiền về quê nhà, những kẻ môi giới việc làm vô đạo đức đã nhảy vào để cấp thị thực lao động và đẩy những khách hàng của họ vào con đường bị bóc lột.

 

Những kẻ môi giới bắt họ phải trả hàng chục ngàn bảng Anh cho những công việc có tay nghề thấp trong các nhà máy hoặc làm việc trên những cánh đồng ở Romania, Ba Lan và những nước khác.

 

Khi đồng lương quá thấp không thể trả hết nợ nần, hoặc khi thị thực bị hết hạn, giải pháp duy nhất là chuyển họ đến Anh để làm việc trong các tiệm nail hoặc ngành công nghiệp tình dục.

 

Mimi Vũ là người gần đây đã hoàn thành một báo cáo cho Tổ chức Di cư Quốc tế về nạn buôn lậu người từ Việt Nam, cho biết, các thanh thiếu niên người Việt đã được đưa vào châu Âu thông qua thị thực do lãnh sự quán Malta ở Thượng Hải cấp cho các trường dạy tiếng Anh ở Malta. Trong số 265 sinh viên Việt Nam được cấp thị thực du học tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật, Khoa học và Công nghệ Malta từ năm 2021, chỉ có hai sinh viên về nước. Trường này phủ nhận mọi nội dung về việc các khóa học của trường đã bị lợi dụng để đưa người sang châu Âu.

 

Ngành buôn người gần đây phải đối mặt với hai thách thức: Đại dịch Covid, vì những lý do hiển nhiên, và cuộc chiến ở Ukraine, khiến thị thực cho khách du lịch Nga — từng được cấp một cách tự do và bị lợi dụng — trở nên kém hữu ích hơn. Nhưng nhu cầu vẫn giữ nguyên và những cách thức mới đã được tìm ra, Vũ nói.

 

Bà Vũ nói: “Cái gọi là sự đột biến hoặc thay đổi trong các mô hình mà chúng ta có thể thấy hiện nay không phải do những thay đổi đang diễn ra. Có thể mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để đi từ Việt Nam đến Vương quốc Anh“.

 

Mimi Vũ nói thêm về những người ở Pas-de-Calais: Số tiền mà người Việt trả cho taxi sẽ không phải là tiền của họ mà là tiền từ những kẻ buôn người. Đó là một trò chơi mạo hiểm nếu bạn lên thuyền và đây là công việc kinh doanh hoàn toàn được thúc đẩy bởi lợi nhuận”.

 

.

3 BÌNH LUẬN  






No comments: