Ngân
hàng Nhà nước khẳng định tiếp tục hỗ trợ cho Ngân hàng SCB
RFA
2024.04.19
Phó
thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú hôm 19/4 xác nhận thông tin Ngân hàng
Nhà nước đang hỗ trợ cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) thuộc Tập
đoàn Vạn Thịnh Phát, đồng thời cho biết sẽ có một lộ trình để tái cơ cấu ngân
hàng này để SCB ổn định, phục hồi hoạt động.
Trước
đó, hôm 17/4, hãng tin Reuters loan tin cho biết Ngân hàng Nhà nước đã bơm 24 tỷ
đô la để cứu cho SCB khỏi bị sụp đổ kể từ sau khi Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh
Phát là bà Trương Mỹ Lan bị khởi tố và bắt giam vào tháng 10/2022 dẫn đến việc
nhiều người dân đổ đến SCB để rút tiền.
Ngân
hàng Nhà nước vào tháng 10/2022 đã phải đưa SCB vào diện theo dõi đặc biệt.
Phát
biểu tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý một, Phó Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân
hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng
đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái
cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo
điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động”.
Ông
Tú cũng cho biết việc cứu SCB là đương nhiên vì “khi Ngân hàng SCB rơi vào tình
trạng khó khăn, thậm chí được xem như khủng hoảng thì cũng giống như nhiều nước
trên thế giới, chức năng của Ngân hàng Trung ương là khi có một ngân hàng
thương mại gặp khó khăn, đều phải có giải pháp kịp thời để can thiệp, đảm bảo
cho ngân hàng đó không đổ vỡ và không ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia
và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại.”
Cũng
theo người đại diện Ngân hàng Nhà nước, SCB không phải là ngân hàng đầu tiên xảy
ra sự cố và phải được Ngân hàng Nhà nước can thiệp. Ông Tú đưa ra ví dụ, cách
đây 8 – 9 năm có ba ngân hàng thương mại bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, buộc
phải xử lý.
"Đây
cũng là quy luật vận động của nền kinh tế, ở ngay các nước trên thế giới cũng
có thể xảy ra, chứ không riêng Việt Nam. Chính vì thế, phải có một giải pháp về
chính sách được luật hóa để quy định các biện pháp can thiệp để đảm bảo sự ổn định
cho hoạt động cho ngân hàng đó, cũng như ổn định hệ thống, an ninh trật tự xã hội",
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.
-----------------------------------
Tin,
bài liên quan
TIN
VIỆT NAM
Việt
Nam chi 24 tỷ đô la để giải cứu SCB, một tiền lệ chưa từng có
Báo
chí quốc tế "sốc" về bản án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan
Toà
tuyên án tử hình bà Trương Mỹ Lan, gia đình nói sẽ kháng án
Vụ
xử Vạn Thịnh Phát: Tòa không xem xét thư của các nhà đầu tư nước ngoài liên
quan
Ngân
hàng nước ngoài phản đối bà Trương Mỹ Lan bán toà nhà Capital Place ở Hà Nội để
trả tiền đền bù
No comments:
Post a Comment