Việt
Nam cấm xuất cảnh đối với vợ của nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thuỵ
20/04/2024
Bà
Phạm Thị Lân, vợ của nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thuỵ, bị bộ đội biên phòng
thuộc Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, cấm xuất cảnh hôm 18/4 khi bà
trên đường sang Campuchia du lịch cùng gia đình.
https://gdb.voanews.com/01000000-0a00-0242-84d9-08dc60aff67e_cx0_cy12_cw0_w1023_r1_s.jpg
Bà
Phạm Thị Lân và ông Nguyễn Tường Thụy. Photo Facebook Lan Tuong Thuy.
Bà
Lân xác nhận với VOA Tiếng Việt việc bà bị cấm xuất cảnh ngay sau khi bà quay về
Hà Nội hôm 19/4.
“Tôi
là người đàn bà sáu mươi mấy tuổi mà các anh ấy bảo là vì lý do ‘an ninh quốc
gia’ nên tôi phải trở về đây”, bà Lân nói trong một livestream trên Facebook cá
nhân khi trên xe buýt từ sân bay Nội Bài về nhà ở trung tâm Hà Nội vào chiều
ngày 19/4.
“Tôi
là một bà già suốt ngày chỉ trông cháu và làm nội trợ mà cũng ảnh hưởng ‘an
ninh quốc gia’ à?”, bà đặt câu hỏi.
Bà
Lân cho rằng đó là một lý do “mơ hồ”.
VOA
đã liên lạc với Cục Xuất Nhập cảnh, Bộ Công an Việt Nam, và Bộ Ngoại giao Việt
Nam, đề nghị họ xác nhận việc bà Lân bị tạm dừng xuất cảnh vì lý do “an ninh quốc
gia”, nhưng chưa được trả lời.
Nhà
báo Nguyễn Tường Thuỵ, bị bắt vào tháng 5/2020, đang thụ án tù 11 năm về tội
“tuyên truyền chống Nhà nước” tại trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương, nơi cách
xa nhà hơn 1.500 km.
Hồi
năm 2023, nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) ra kết
luận trong bản ý kiến số 16/2023 cho rằng việc chính quyền Việt Nam bắt giữ ông
Thụy là “tùy tiện”, đồng thời kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức.
Các
thành viên Hội nhà báo Độc lập Việt Nam từ trái sang: Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu
Minh Tuấn, và Phạm Chí Dũng tại phiên tòa ngày 5/1/2021.
Chuyên
gia LHQ: Việc tống giam ông Nguyễn Tường Thụy là ‘tùy tiện’
Việc
vợ của ông Thụy bị cấm xuất cảnh diễn ra khi Hội đồng Nhân quyền LHQ chuẩn bị tổ
chức tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam vào đầu
tháng 5 tới tại Gevena, Thụy Sĩ. Trong tiến trình này, quyền tự do đi lại của
công dân, cũng như các quyền căn bản khác, được các bên liên quan thảo luận
cùng với những khuyến nghị để Hà Nội cải thiện nhân quyền.
Theo
báo cáo 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Hiến pháp Việt Nam quy định quyền tự do
đi lại trong nước, đi lại ra nước ngoài, di cư và hồi hương, nhưng chính phủ
thường xuyên áp đặt các giới hạn đối với việc đi lại của các cá nhân, đặc biệt
là những người được trả tự do sau khi chấp hành án tù vì lý do “an ninh quốc
gia” hoặc các cáo buộc chỉ trích chính phủ.
Như
VOA đã đưa tin, các trường hợp chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh với lý do “an
ninh quốc gia” gần đây gồm bà Nguyễn Xuân Mai, một chánh trị sự đạo Cao Đài
Chân Truyền 1926, bị cấm xuất cảnh vào tháng 9/2023 khi trên đường đi dự hội
nghị về Tự do Tôn giáo tổ chức tại Hoa Kỳ; tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trí thức
phản biện nổi tiếng và là một trong những lãnh đạo của phong trào xã hội dân sự
tại Việt Nam, bị chặn xuất cảnh vào tháng 5/2023 khi trên đường sang Thái Lan.
Ngoài
ra, một vài thân nhân của những tiếng nói phản biện, bất đồng chính kiến cũng bị
hạn chế đi lại, giữa lúc các nhóm nhân quyền cho là tình trạng “vi phạm nhân
quyền ngày càng nghiêm trọng” tại Việt Nam. Tuy nhiên, Hà Nội bác bỏ cáo buộc
này.
Vào
năm ngoái, Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị 24 trong một động thái được
giới quan sát cho rằng nhằm siết chặt kiểm soát xã hội giữa bối cảnh đất nước
gia tăng hợp tác quốc tế. Chỉ thị đưa ra nhiều yêu cầu, trong đó có kiểm soát
chặt chẽ việc đi lại nước ngoài của công dân Việt Nam và ngăn chặn xã hội dân sự
trong việc định hình chính sách của nhà nước và thành lập các nhóm đối lập
chính trị.
No comments:
Post a Comment