Việt
Nam ‘cần cảnh giác’ trước lời lẽ đường mật của Trung Quốc
15/12/2023
Những ngôn từ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
về ‘Cộng đồng chia sẻ tương lai’ mà Hà Nội vừa đồng ý gia nhập với Bắc Kinh
‘toàn là những lời hay ý đẹp’ nhưng ‘quan hệ giữa hai nước trên thực tế lại
khác hẳn’, các nhà quan sát nhận định với VOA.
https://gdb.voanews.com/1e3376f7-a2c1-4dfe-8e25-519fbfddc343_cx0_cy10_cw0_w650_r1_s.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội
kiến người đồng cấp Việt Nam Võ Văn Thưởng
‘Cộng đồng chia sẻ tương lai’ là sáng kiến
ngoại giao mang dấu ấn cá nhân của ông Tập để thực hiện tầm nhìn của Trung Quốc
về trật tự thế giới xoay quanh Trung Quốc. Nó đã được chỉnh sửa lại từ ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ để giới lãnh đạo và công chúng Việt Nam dễ tiếp nhận.
Ông Tập Cận Bình khi sang Hà Nội hôm 12/12 đã đem theo những hứa hẹn về
mở rộng giao thương, xây dựng các tuyến đường sắt xuyên biên giới kết nối hai
nước và thiết lập đường dây nóng về đánh bắt cá trên Biển Đông trong một loạt
các văn kiện hợp tác được ký kết giữa hai nước, truyền thông trong nước đưa
tin.
Trung Quốc ‘luôn giúp đỡ các nước’
Một ngày trước chuyến thăm, để tranh thủ dư luận Việt Nam, ông Tập đã gửi
đăng một bài báo trên tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt
Nam, để quảng bá cho ý tưởng ‘Cộng đồng chia sẻ tương lai của ông’.
Theo ông Tập thì trong mô hình này, Trung Quốc sẽ luôn phấn đấu ‘để
mang lại lợi ích và cơ hội phát triển cho các nước, trong đó có Việt Nam’ và ‘sẽ
gắn kết sự phát triển của mình với sự phát triển của các nước láng giềng để mỗi
bên đều có cuộc sống tươi đẹp’.
“Các nước láng giềng không thể tách rời nhau, giúp đỡ láng giềng chính
là giúp đỡ bản thân. Người thân mong người thân tốt, láng giềng mong láng giềng
tốt,” ông Tập viết trên Nhân Dân và nói rằng ông đến Việt Nam mà ‘có cảm giác
vô cùng thân thiết’ giống như ‘đến thăm họ hàng, láng giềng’.
Ông khẳng định Việt Nam và Trung Quốc là hai nước gắn bó chặt chẽ với
nhau với ‘sơn thuỷ tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh
tương quan’.
Ông cho rằng cho dù tình hình thế giới có diễn biến thế nào đi nữa thì
hai nước Trung Quốc và Việt Nam vẫn luôn sát cánh bên nhau trong ‘bốn cùng’:
cùng nỗ lực gìn giữ hòa bình an ninh, cùng mong muốn hợp tác phát triển, cùng tạo
dựng phồn vinh giàu mạnh và cùng xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại.
Tuy nhiên, cộng đồng chia sẻ tương lai này ‘phải bắt đầu từ châu Á’ với
‘tương lai của châu Á nằm trong tay người dân châu Á chúng ta’, ông Tập nhấn mạnh.
Ông Tập sau đó cũng cảnh báo Việt Nam ‘đừng để bên ngoài’ gây rối trong khu vực
nhưng không nêu đích danh nước nào.
Từ đó, ông đề xuất Việt Nam cùng thực hiện ‘bốn kiên trì’: kiên trì tin
cậy lẫn nhau, kiên trì hài hòa lợi ích, kiên trì hữu nghị, thân thiết và kiên
trì đối xử chân thành.
‘Không tốt cho Việt Nam’
Chia sẻ với VOA từ thủ đô Washington D.C., Giáo sư Zachary Abuza, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam thuộc Đại học
Chiến tranh Quốc gia, cho rằng cộng đồng chia sẻ tương lai ‘có phạm vi rất rộng,
với các nguyên tắc rất mơ hồ nhằm thực hiện quan điểm về trật tự thế giới lấy
Trung Quốc làm trung tâm’.
“Hà Nội cần phải hết sức cảnh giác trong việc ủng hộ cộng đồng này hay
những đề xuất khác về trật tự thế giới với ngôn từ mơ hồ một cách cố ý,” ông
nói. “Việt Nam sẽ được lợi hơn nhiều nếu họ ủng hộ mạnh mẽ trật tự thế giới dựa
trên luật pháp và những chuẩn mực cư xử được chấp nhận.”
Bắc Kinh lâu nay vẫn bất chấp luật pháp quốc tế để tuyên bố chủ quyền với
hầu hết Biển Đông, viện cớ ‘quyền lịch sử’ của họ mặc dù đòi hỏi chủ quyền này
đã bị Tòa Trọng tài Thường trực bác bỏ hồi năm 2016 vì ‘không có cơ sở pháp
lý’.
“Cộng đồng Chia sẻ Tương lai hoàn toàn là vô nghĩa trên vấn đề Biển
Đông. Yêu sách chủ quyền thái quá của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt
Nam và các nước khác, và Trung Quốc đang tìm cách làm cho những nước này mất đi
chỗ mà họ có thể trông cậy để bảo vệ quyền lợi của mình,” ông lưu ý.
Theo lời vị giáo sư này thì mặc dù Bắc Kinh rất bực bội với việc Hà Nội
mới đây đã nâng cấp quan hệ với Mỹ và các đồng minh của Mỹ như Hàn, Nhật và sắp
tới là Úc, lên thành đối tác chiến lược toàn diện, nhưng ý đồ của Bắc Kinh muốn
đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương để họ dễ bề thao túng sẽ ‘phản tác dụng’.
“Không có nước nào muốn đẩy Mỹ ra khỏi khu vực vì sẽ không có giao
thương, đầu tư hay đảm bảo an ninh từ Mỹ,” ông phân tích.
Người dân ‘không ủng hộ’
Từ Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Vinh, nhà quan sát chính trị thường
được biết đến như là blogger Ba Sàm, nói bản thân ông và nhiều người dân khác ‘không ủng
hộ’ việc Việt Nam gia nhập cộng đồng chia sẻ tương lai với Trung Quốc. “Tôi tin
chắc sẽ không có tiến triển gì trên vấn đề Biển Đông," ông nói.
Ông Vinh cảnh báo phía Trung Quốc ‘toàn đưa ra những lời lẽ hoa mỹ,
khoa trương để dụ khị Việt Nam’ nhưng ‘lời nói của họ không đi đôi với việc
làm’.
Ông dẫn ra những hành vi gây hấn của Trung Quốc với Việt Nam trên Biển
Đông suốt từ một phần tư thế kỷ, trong đó có cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh,
đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, quân sự
hóa Biển Đông, gây khó khăn, bắt bớ, xua đuổi, đánh đập ngư dân Việt Nam trên
biển và mới đây nhất thêm một đoạn nữa vào đường chín đoạn vốn dùng để tuyên bố
chủ quyền với Biển Đông.
Ngay cả tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông dùng vốn và nhà thầu
Trung Quốc mà ông Tập ca ngợi trong bài viết trên báo Nhân Dân như là một biểu
tượng cho sự hợp tác Trung-Việt, blogger Nguyễn Hữu Vinh chỉ trích việc nó bị đội
vốn lên nhiều lần và bị chậm tiến độ.
“Nhân dân rất thắc là tại sao Trung Quốc o ép chúng ta như thế, trong từng
ấy năm như thế mà lúc nào họ cũng dùung đại ngôn rất là hoa mỹ, rất là hay ho,”
ông Vinh nói.
Theo lời ông thì Việt Nam không nên tin vào thiện chí của Trung Quốc
khi thiết lập đường dây nóng xử lý các sự cố về ngư dân trên biển. Ông cho rằng
nó ‘sẽ không giải quyết được gì hết mà chỉ là xoa dịu dư luận’.
“Chính hai Đảng đã có đường dây nóng mấy chục năm nay mà có giải quyết
gì được đâu?”
Về hai tuyến đường sắt xuyên biên giới từ Hà Khẩu, Vân Nam, và Nam
Ninh, Quảng Tây đi sang Việt Nam mà Trung Quốc hứa sẽ viện trợ xây dựng, ông
Vinh bày tỏ nghi ngờ nó phục vụ lợi ích của Việt Nam.
“Các tỉnh miền Bắc Việt Nam chủ yếu vận chuyển khoáng sản sang Trung Quốc
trong khi các tỉnh nội địa Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây có thể tận dụng
tuyến đường sắt này để đi ra biển ở cảng Hải Phòng,” ông phân tích.
Về lời hứa hẹn của Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa
Việt Nam, nhất là hàng nông sản, ông Vinh chỉ ra việc sau khi Tổng thống Joe
Biden đến Việt Nam, Bắc Kinh đã tìm cách làm khó dễ và ngưng nhập tôm hùm Việt
Nam.
“Họ có ngàn cách kỹ thuật để họ kiếm chuyện khi mà họ đã không có ý đồ
tốt với nhau,” ông nói.
Do đó, ông cho rằng người dân hiện giờ ‘rất cảnh giác’ với Trung Quốc
và chính quyền cũng phải dè chừng phản ứng của người dân trong quan hệ với Bắc
Kinh.
“Người dân sẽ càng soi xét những hành động, những giao thiệp và mối
quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc và giữa chính
quyền hai nước,” ông cho biết và dẫn ra sự phẫn nộ của người dân khi họ xuống
đường phản đối Luật Đặc khu hồi năm 2018.
Blogger này cũng bày tỏ quan ngại trong thỏa thuận về cộng đồng chia sẻ
tương lai này, ‘có những điều khoản nào đó sẽ ràng buộc Việt Nam mà chính quyền
không muốn cho người dân biết’.
“Người ta sẽ nhìn vào cái việc này và sẽ thấy rằng có cái gì đó rất khó
và Việt Nam bị kéo ngược trở lại trong cái gọi là hướng tới tìm cân bằng,” ông
nói.
Giáo sư Abuza lưu ý rằng nền kinh tế Việt
Nam và Trung Quốc có sự phụ thuộc lớn vào nhau và miền bắc Việt Nam là một phần
trong chuỗi cung của các tỉnh miền nam Trung Quốc.
“Việt Nam rõ ràng đang lo ngại về việc nền kinh tế và xuất khẩu của
Trung Quốc đang chậm lại có tác động như thế nào đối với Việt Nam,” ông nói và
chỉ ra Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là nhà đầu tư nước ngoài lớn
thứ tư của Việt Nam.
Do đó, ông cho rằng ‘cộng đồng chia sẻ tương lai’ có ý nghĩa về mặt
kinh tế.
“Ông Tập đang muốn tăng cường kết nối hai nước thông qua các tuyến đường
sắt. Trung Quốc cũng muốn đầu tư nhiều hơn vào ngành khai thác đất hiếm của Việt
Nam mà tôi coi là nguy hiểm vì Trung Quốc đã chiếm thế gần như độc quyền về chế
xuất đất hiếm,” ông Abuza nói.
No comments:
Post a Comment