Mỹ Anh =
Saigon Nhò
30 tháng 11, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/trung-quoc/trung-quoc-khoc-kissinger/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/GettyImages-1059035982.jpg
Henry
Kissinger tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc, ngày 8 Tháng Mười Một 2018 (ảnh:
Thomas Peter – Pool/Getty Images)
Truyền thông Trung Quốc đang dành những lời bi
ai thống thiết cho cái chết của Henry Kissinger. Trên mạng xã hội Trung Quốc,
người ta than thở cái chết của ông đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên đẹp đẽ
trong quan hệ Mỹ-Trung. Họ “bồi hồi” nhớ lại chuyến thăm Trung Quốc lần cuối
cùng của Henry Kissinger vào Tháng Bảy 2023 khi ông đã ở tuổi 100.
____________
Henry Kissinger – “kẻ thù” của
một nửa thế giới – vừa vĩnh viễn ra đi
____________
Với nhiều người Trung Quốc, Henry Kissinger là
đại diện cho một chương quá khứ tươi đẹp trong quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ. Trên
loạt phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, những tưởng nhớ về Kissinger
nêu bật vai trò của ông trong việc tổ chức chuyến đi mở đường của Tổng thống
Nixon tới Trung Quốc vào năm 1972 và việc ông vận động suốt nửa thế kỷ để cổ
xúy quan hệ nồng ấm hai nước.
Chuyến thăm 1972 đã dẫn đến việc thiết lập
quan hệ ngoại giao giữa Washington và Trung Quốc vào năm 1979. Bắc Kinh – vốn
chỉ trích, thậm chí thường xuyên chửi rủa Hoa Kỳ – lại luôn nhấn mạnh và nêu bật
những năm tháng mặn nồng vào thập niên 1970 dưới sự dẫn dắt của Henry
Kissinger, như một ví dụ về kỷ nguyên vàng trong quan hệ song phương.
Tại cuộc họp báo thường nhật của Bộ Ngoại giao
Trung Quốc ngày 30 Tháng Mười Một 2023, người phát ngôn Uông Văn Bân nói, Chủ tịch
Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo tối cao, đã gửi lời chia buồn tới Tổng thống Biden.
Thủ tướng Lý Cường cũng gửi lời chia buồn tới gia đình Kissinger; trong khi Ngoại
trưởng Vương Nghị gửi lời chia buồn tới Ngoại trưởng Antony J. Blinken.
Tạ Phong (Xie Feng), đại sứ Trung Quốc tại Hoa
Kỳ, viết trên X (Twitter): Cái chết của Kissinger là “một mất mát to lớn cho cả
đất nước chúng ta và thế giới. Lịch sử sẽ ghi nhớ những gì con người một trăm
tuổi này đóng góp cho quan hệ Trung-Mỹ, và ông ấy sẽ luôn sống mãi trong lòng
người dân Trung Quốc như một người bạn lâu năm đáng quý nhất”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/GettyImages-1183851366.jpg
Henry
Kissinger được đón tiếp trang trọng tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc, ngày
22 Tháng Mười Một 2019 (ảnh: Jason Lee-Pool/Getty Images)
Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc gọi
Kissinger là “nhà ngoại giao huyền thoại” và một “hóa thạch sống” chứng kiến sự
phát triển của quan hệ Trung-Mỹ. “Hôm nay, người bạn lâu đời của nhân dân Trung
Quốc, người có tầm nhìn nhạy bén và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề thế giới,
đã kết thúc cuộc đời huyền thoại của mình”, cơ quan truyền thông nhà nước China
News Service viết trong “cáo phó” Henry Kissinger. Tin tức Kissinger chết
nhanh chóng trở thành chủ đề nổi bật trên mạng xã hội Weibo. Hashtag “Kissinger
vừa đến Trung Quốc năm nay” thu hút 56 triệu lượt xem chỉ trong vòng một giờ
sau khi có tin Henry Kissinger chết.
Với việc nhắc lại kỷ nguyên gắn kết với Mỹ mà
Kissinger là đại diện, Bắc Kinh đang có chủ ý thể hiện sự tương phản những gì Bắc
Kinh coi là nỗ lực của chính quyền Biden nhằm cạnh tranh và kiềm chế Trung Quốc
như cách mà Washington đang làm.
Tháng Bảy 2023, Trung Quốc đã trải thảm đỏ
nghênh đón Kissinger. “Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ mãi mãi gắn liền với
cái tên ‘Kissinger’,” Tập Cận Bình nói với Henry Kissinger trong cuộc gặp. “Tôi
xin bày tỏ sự tôn trọng sâu sắc của tôi với ông.”
Theo truyền thông Trung Quốc, trong cuộc gặp
trên, Kissinger nói với Tập rằng Mỹ và Trung Quốc nên loại bỏ những hiểu lầm.
Kissinger nói: “Lịch sử và thực tiễn nhiều lần chứng minh rằng cả Mỹ và Trung
Quốc đều không thể chấp nhận cái giá phải trả cho việc coi nhau như đối thủ. Việc
hai nước xảy ra chiến tranh sẽ không mang lại kết quả có ý nghĩa gì cho người
dân hai nước”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/GettyImages-1183845594.jpg
Henry Kissinger và Ngoại trưởng Vương Nghị, Bắc Kinh, ngày 22 Tháng Mười
Một 2019 (ảnh: Jason Lee-Pool/Getty Images)
Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng lịch sử cuộc
gặp Kissinger-Tập vào Tháng Bảy 2023 khi chọn địa điểm. Đó là tòa nhà mà nửa thế
kỷ trước, Kissinger đã gặp Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ: Biệt
thự số 5 trong khuôn viên Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài. Trong chuyến công du
Bắc Kinh Tháng Bảy 2023, Kissinger cũng gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thời
điểm đó, Lý Thượng Phúc.
Henry Kissinger đã đến Trung Quốc hơn 100 lần,
“được coi là di sản sống của những ngày xa xưa tốt đẹp”, Wu Xinbo, trưởng khoa
Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, nói.
Ngay khi lên đỉnh quyền lực năm 2012, Tập Cận
Bình đã gặp Kissinger hai lần – một lần ở Bắc Kinh và sau đó ở Washington. Năm
2019, Tập nói với Kissinger: “Những đóng góp to lớn của ông sẽ được ghi vào
biên niên sử”.
Trung Quốc tôn Henry Kissinger như một thần tượng
đến mức ông thậm chí được nhắc đến trong sách giáo khoa tiếng Trung với vai trò
quan trọng trong quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ, được miêu tả là người đi đầu tạo dựng
nên thời kỳ gắn kết gần gũi hơn giữa hai nước. Shen Dingli, một trong những học
giả quan hệ quốc tế nổi tiếng nhất Trung Quốc, nói rằng Kissinger là bậc thầy
thực hiện địa chiến lược thay mặt cho nước Mỹ. Shen nói: “Phải có một lan can
giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và Kissinger là người đầu tiên trên thế giới xây dựng
lan can này”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/GettyImages-1058946548.jpg
Henry
Kissinger và Ngoại trưởng Vương Nghị, tại Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán (Diaoyutai
State Guesthouse), ngày 8 Tháng Mười Một 2018 (ảnh: Thomas Peter – Pool/Getty
Images)
Niu Tanqin, một blog đối ngoại nổi tiếng có
quan hệ với Tân Hoa Xã, nhắc nhở: “Trong nền chính trị Mỹ ngày nay, nhiều người
không lắng nghe những cảnh báo từ Kissinger, một số chính trị gia thậm chí còn
đi xa đến mức thách thức những lằn ranh đỏ của Trung Quốc”.
Kissinger bắt đầu đi đêm với Trung Quốc vào
năm 1971 khi, trong một chuyến đi tới Pakistan, ông giả vờ ốm để thoát khỏi cặp
mắt báo chí và bí mật bay đến Bắc Kinh gặp Thủ tướng Chu Ân Lai. Vấn đề chính –
lúc đó và bây giờ – là tình trạng của Đài Loan. Chuyến đi trên, mà Trung Quốc gọi
là “cái bắt tay xuyên Thái Bình Dương”, đã đặt nền móng cho chuyến đi của Nixon
vào năm sau, lần đầu tiên một tổng thống Mỹ đến thăm Trung Quốc kể từ khi nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập; dẫn đến “Thông cáo Thượng Hải”,
trong đó Trung Quốc và Hoa Kỳ đồng ý hướng tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ;
và Hoa Kỳ thừa nhận “Đài Loan là một phần của Trung Quốc”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/hh-2.jpg
Quyển ‘On China’ của Henry Kissinger – “kinh
thánh” của giới học giả và ngoại giao Trung Quốc
Nhà cựu ngoại giao Liêm Chính Bảo (Lian
Zhengbao), người từng giữ vị trí giám đốc lưu trữ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc,
nói rằng chính Kissinger là người hoàn thiện cách diễn đạt về tình trạng của
Đài Loan trong thỏa thuận bình thường hóa quan hệ năm 1979: “Chính phủ Hoa Kỳ
thừa nhận lập trường Trung Quốc rằng chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một
phần của Trung Quốc.”
Liêm Chính Bảo thuật thêm, Bắc Kinh muốn Đài
Loan được gọi là một tỉnh của Trung Quốc, nhưng Washington phản đối và đổi “tỉnh”
thành “một phần”. Theo Liêm Chính Bảo, Kissinger chính là người đẻ ra cụm từ “Lập
trường Trung Quốc” (“Chinese position”).
Kể từ những ngày đầu thập niên 1970, Kissinger
đã gặp gỡ năm nhà lãnh đạo Trung Quốc: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch
Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. Năm 2001, Kissinger xuất bản cuốn “On China”,
cố giải thích chính sách ngoại giao Trung Quốc cho người Mỹ và hàm ý rằng giới
chính trị Mỹ nên luôn xem xét lại lịch sử quan hệ Mỹ-Trung.
Năm 2022, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc
Tân Hoa Xã nói rằng sự hiểu biết sâu sắc của Kissinger về Trung Quốc đã truyền
cảm hứng cho nhiều người Trung Quốc, và rằng “On China” là cuốn sách bắt buộc
phải đọc đối với “hầu hết học giả và sinh viên về quan hệ quốc tế ở Trung Quốc”.
No comments:
Post a Comment