Tập Cận
Bình sắp đến Hà Nội, báo chí CSVN bắt đầu ‘tâng bốc’
Người Việt
December 10, 2023
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/tap-can-binh-tham-viet-nam-de-chan-anh-huong-cua-my/
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Guồng máy tuyên truyền của
CSVN ca ngợi chuyến thăm Việt Nam của Chủ Tịch Tập Cận Bình là “dấu mốc lịch sử
mới” trong quan hệ hai nước.
Mấy ngày gần đây, báo chí CSVN được lệnh đăng
tải nhiều cuộc phỏng vấn quan chức cấp cao của chế độ, ca ngợi chuyến thăm Việt
Nam của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hai ngày 12 và 13 Tháng Mười Hai tới
đây.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/VN-Nguyen-Phu-Trong-bam-tay-Tap-Can-Binh-THX-103022.jpeg
Nguyễn Phú Trọng phải nắm tay Tập Cận Bình khi bước
đi trong chuyến thăm Bắc Kinh ngày 30 Tháng Mười, 2022. (Hình: Tân Hoa Xã)
Trang mạng “chinhphu.vn” đưa tin hai cuộc phỏng
vấn “phó trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương” Ngô Lê Văn của đảng CSVN, và cuộc phỏng
vấn Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Minh Vũ, rồi các báo trong nước “luộc lại” các
cuộc phỏng vấn này.
Ngô Lê Văn bình luận chuyến thăm của Chủ Tịch
Tập Cận Bình “sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho quan hệ Việt-Trung”. Còn Nguyễn Minh
Vũ thì xum xoe “kỳ vọng về một ‘định vị mới,’ ‘tầm mức mới’ trong quan hệ song
phương” với phương Bắc.
Báo chí của chế độ đưa tin các đoàn xe tiếp rước
phái đoàn của ông Tập Cận Bình tập dượt trên các đường họ đi qua. Nhưng tất cả
những ai tham gia vào các cuộc biểu tình chống Trung Quốc những năm trước đây sẽ
bị công an canh giữ không cho bước chân ra đường cầm biểu ngữ chống Tập Cận
Bình như hồi năm 2012.
Ông Nguyễn Minh Vũ được dẫn lời cho biết: “Có
thể sẽ có một lượng lớn văn kiện trên nhiều lĩnh vực được ký kết, tạo cơ sở
quan trọng để các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp triển khai hợp
tác hiệu quả hơn trong thời gian tới.”
Tân Hoa Xã ngày 8 Tháng Mười Hai thì nói rõ
hơn một chút: “Hai bên sẽ thảo luận nâng cấp môi quan hệ, tập trung trong 6
lãnh vực chính bao gồm chính trị, an ninh, hợp tác thực tiễn, yểm trợ công cộng,
các vấn đề đa phương và hàng hải. Đồng thời, làm sâu sắc hơn, thực tiễn hơn mối
quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.”
Khi có tin Tập Cận Bình chính thức thăm Việt
Nam, báo Nikkei của Nhật Bản dựa vào các thông tin từ các giới chức CSVN liên
quan đến chuyến thăm, nói hai lãnh tụ Việt Nam – Trung Quốc sẽ thảo luận về dự
án đường sắt khổ tiêu chuẩn ở miền bắc Việt Nam, nằm trong kế hoạch “Vành Đai,
Con Đường” mà tham vọng Bắc Kinh cổ võ nhiều năm qua chạy từ Trung Quốc, xuyên
qua các nước Đông Nam Á đến tận Âu châu.
Nikkei cho hay khai thác đất hiếm cũng nằm
trong nghị trình thảo luận, một vấn đề đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và
Trung Quốc. Hai nước này muốn các nước khác tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên
liệu để sản xuất từ xe hơi điện, điện tử, pin năng lượng mặt trời, đến võ khí
cùng nhiều ứng dụng kỹ thuật cao khác.
Các nguồn tin trên nói với Nikkei rằng Việt
Nam sẵn sàng hợp tác với cả hai bên. “Chúng tôi không từ chối ai cả.” Trữ lượng
đất hiếm của Việt Nam phần lớn nằm tại Lai Châu được ước lượng nhiều thứ nhì thế
giới chỉ sau Trung Quốc, theo tài liệu nghiên cứu của Mỹ, dù chưa biết một lượng
bao nhiêu có thể sẽ khai thác được.
Nhằm ngăn cản Hà Nội nghiêng về phía Mỹ hơn,
nhiều hơn một lần, Tập Cận Bình đã dỗ dành Nguyễn Phú Trọng và giới lãnh đạo
CSVN là hai nước Cộng Sản láng giềng “cùng chung vận mệnh,” một ám chỉ mơ hồ diễn
tả đoàn kết theo đường lối của Bắc Kinh tiến về phía trước với kế hoạch “Vành
Đai, Con Đường”. Nhiều nhà phân tích đường lối thực hiện tham vọng thống trị thế
giới mà Trung Quốc đang tiến hành với kế hoạch này.
“Có vẻ như CSVN sẽ tham gia vào ‘cộng đồng
cùng chung vận mệnh’ của Trung Quốc nhằm cân bằng lại với bước nhảy vọt của Hà
Nội khi ký thỏa hiệp “Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện” với Mỹ” ba tháng trước đây
và mới ngày 27 Tháng Mười Một, nâng cấp lên mức quan hệ cao nhất với Nhật Bản,
theo nhận định của phân tích gia Khang Vũ viết trên X. Mỹ và Nhật đều là các cường
quốc cạnh tranh ảnh hưởng địa chính trị với Trung Quốc ở khu vực.
Tuy là hai nước “Cộng Sản anh em, núi liền
núi, sông liền sông,” Việt Nam và Trung Quốc vẫn tranh chấp với nhau về biển đảo.
Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền “có các bằng chứng lịch sử không thể tranh cãi”
đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc
chiếm giữ và sáu bãi đá ngầm ở Trường Sa đã bị Bắc Kinh cướp đoạt nay đã biến
thành các căn cứ quân sự khổng lồ trên biển.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền chiếm
hơn 80% đến 90% Biển Đông dựa vào mấy vạch nối lại giống hình “lưỡi bò” mà Tòa
Trọng Tài Quốc Tế ở The Hague, Hòa Lan, đã tuyên bố là “vô giá trị.”
Dân Hà Nội biểu tình chống Chủ Tịch Tập Cận Bình năm 2012. (Hình: Hoàng
Đình Nam/AFP/Getty Images)
Trung Quốc cậy sức mạnh quân sự ăn trùm, ngăn
chặn không cho Việt Nam dò tìm và khai thác dầu khí trong phạm vi “Lưỡi Bò” dù
các mỏ đó nằm hoàn toàn trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo
Công Ước Về Luật Biển UNCLOS. Bắc Kinh từng dọa đánh chiếm các vị trí của Việt
Nam tại Trường Sa nếu vẫn cứ khoan tìm ở trong “Lưỡi Bò.”
Không mấy ai tin rằng, khi Tập Cận Bình đến Hà
Nội ngày Thứ Ba tới đây, ông ta sẽ tuyên bố nhượng bộ để CSVN khai thác dầu khí
ở các vùng biển tranh chấp, dù đưa ra những lời dỗ khéo nhằm lôi kéo Nguyễn Phú
Trọng và đảng CSVN đang đu dây vào quỹ đạo Mỹ.(TN) [kn]
No comments:
Post a Comment