Sách
của Hòa Thượng Thích Trí Siêu được in lại, nhưng cấm nhắc GHPGVNTN
Người Việt
December 10, 2023
HÀ NỘI, Việt
Nam (NV) – Bộ sách “Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam” của Giáo Sư Lê Mạnh Thát, tức Hòa
Thượng Thích Trí Siêu, vừa được nhà chức trách Việt Nam cho phép tái bản có bổ
sung nội dung.
Ông là một lãnh tụ của Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), cùng với cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, từng bị nhà cầm
quyền CSVN tuyên án tử hình hồi năm 1988 nhưng phải phóng thích dưới áp lực của
quốc tế.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/VN-Sach-Thich-Tri-Sieu-1.jpeg
Bộ sách “Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam” của Giáo Sư Lê
Mạnh Thát, tức Hòa Thượng Thích Trí Siêu. (Hình: VNExpress)
Báo VNExpress hôm 10 Tháng Mười Hai đề cập
Giáo Sư Lê Mạnh Thát có pháp danh Thích Trí Siêu nhưng không nhắc gì đến vai
trò của ông trong GHPGVNTN.
Thông tin trong bộ sách “Lịch Sử Phật Giáo Việt
Nam” gồm ba cuốn tái bản được Hòa Thượng Thích Trí Siêu viết bổ sung và chỉ giữ
lại một số chi tiết của bản cũ.
Mỗi cuốn dày gần 500 trang, có tựa đề: “Từ Khởi
Nguyên Đến Thời Kỳ Lý Nam Đế (544),” “Từ Lý Nam Đế (544) Đến Lý Thái Tông
(1054),” “Từ Lý Thánh Tông (1054) Đến Trần Thánh Tông (1278).” Bộ sách do Nhà
Xuất Bản Đồng Nai vừa ấn hành.
Bản tin dẫn lời nhà sư Thích Tâm Hiệp, đệ tử của
Hòa Thượng Thích Trí Siêu, rằng từ năm 2017 đến nay, hai người đã đi khắp các tỉnh
phía Bắc, dừng chân ở những địa điểm có gốc tích Phật Giáo để tìm tư liệu.
Nhà sư Thích Tâm Hiệp nói: “Nếu không đọc ‘Lịch
Sử Phật Giáo’ thì không hiểu được lịch sử dân tộc.”
Trước đó, báo Tiền Phong hôm 3 Tháng Mười Hai
đăng bản tin “Một cuộc diện kiến Thiền Sư Lê Mạnh Thát” với nhiều mỹ từ dành
cho ông.
Đáng lưu ý, trong bài này, tác giả Xuân Ba nhắc
một chi tiết được coi là “nhạy cảm” với báo chí ở Việt Nam: Ông Lê Duẩn, cố tổng
bí thư CSVN, từng gửi thư mời Hòa Thượng Thích Trí Siêu “ra làm việc ở Hà Nội.”
Sau đó, trong thư hồi âm, Hòa Thượng Thích Trí
Siêu đã hoan hỷ rằng sẽ ra giúp nước nhưng với vài điều kiện.
“Mà điều kiện ấy thời điểm đó nó nhạy cảm và
khó chấp nhận. Đại để là nhà nước không nên có chính sách công hữu, quốc hữu
hóa. Không cải tạo tư sản. Và có chính sách thích hợp với nhân viên, binh sĩ của
chính quyền cũ Sài Gòn,” bản tin viết.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/Tri-Sieu-Le-Manh-That.jpg
Giáo Sư Lê Mạnh Thát, tức Hòa Thượng Thích Trí Siêu (giữa), tại tang lễ của
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. (Hình: Facebook Phước Châu)
Tiếp đó, hồi năm 1988, hai Hòa Thượng Thích
Trí Siêu và Thích Tuệ Sỹ cùng bị bắt và kết án tử hình.
Sau biến cố này, Hòa Thượng Thích Trí Siêu được
ghi nhận “thư thả tiếp tục sự nghiệp nhân sinh tưởng chừng dang dở,” và “mê say
khám phá về cội nguồn dân tộc, về nhiều sự thật của lịch sử nước nhà hàng ngàn
năm bị che lấp hoặc bị hiểu sai lệch,” theo báo Tiền Phong. (N.H.K) [kn]
No comments:
Post a Comment