Quyền
giám sát của Nhân dân đối với ĐCSVN chỉ nằm trên giấy!
Diễm Thi, RFA
2023.12.18
Hiến pháp
2013 quy định Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân; Đảng Cộng sản Việt Nam phải chịu sự giám sát của Nhân dân.
Tại buổi
thảo luận ở Quốc Hội hôm 26 tháng 3 năm 2021, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, ông Ngô Sách Thực, kiến nghị xây dựng Luật về hoạt động
giám sát của nhân dân để phát huy các hình thức giám sát. Bên cạnh đó cần hoàn
thiện chính sách “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân
thụ hưởng”.
Cựu
đại tá quân đội về hưu Nguyễn Quang Vinh nhận
định quyền giám sát của người dân trong Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung phương thức
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ
đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và thông qua các cơ quan khác của
Nhà nước. So với Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định Nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp. Ông nói thêm:
“Quyền
giám sát của Nhân dân được ghi rõ ràng trong hiến pháp như vậy nhưng sau 10 năm
sửa đổi Hiến pháp 2013, việc giám sát của người dân theo cá nhân tôi đánh giá,
vẫn chỉ nằm trên giấy, chắc chắn vẫn chỉ là con số 0. Khi có một vụ việc hoặc một
dự án lớn nào đó của Nhà nước dự định triển khai, "quyền giám sát" của
nhân dân chỉ "thể hiện" được trên mạng xã hội bằng những phản biện một
cách tự phát của các cá nhân.
Đã bao
giờ Đảng và Nhà nước mở cuộc "trưng cầu dân ý" về một vấn đề lớn hoặc
một dự án lớn có ảnh hưởng đến xã hội VN chưa? Việc Đảng và Nhà nước có tiếp
thu hay không thì không ai biết cả.
Những
người đóng góp tiếng nói phản biện thường hay bị chụp mũ là "phản động"
và bị an ninh gây khó dễ trong cuộc sống. Vì vậy có thể nói "Quyền giám
sát của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước" được quy định trong Hiến pháp
2013 mới chỉ nằm trên giấy, Nhân dân vẫn chưa có cơ hội thực hiện.”
Nhà
báo Nguyễn An Dân nhận định
về quyền giám sát của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước:
“Cái đó rất
khó. Quyền giám sát chỉ có trên giấy và trên báo thôi. Người có chức năng giám
sát chính quyền Việt Nam hiện nay là đại biểu quốc hội. Nhưng chính đại biểu quốc
hội còn không thực thi được cái quyền đó nữa. Nói gì đến người dân. Tôi nêu ví
dụ đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng. Ông này nói nhiều về quyền giám sát nên
bây giờ ở trong trại giam rồi.”
Thực tế từ
nhiều năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có kế hoạch nghiên cứu xây dựng Luật
giám sát và phản biện xã hội. Năm 2010, nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ 10 của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch
định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức
thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ”.
Tuy Điều 4
Hiến pháp 2013 quy định Đảng phải chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân về những quyết định của mình, nhưng thực tế không có văn bản
quy phạm pháp luật nào về việc này. Ngoài ra,
Ban Chấp hành Trung ương, cấp ủy các cấp đều ban hành quy chế làm việc,
nhưng chỉ lưu hành nội bộ, đảng viên và nhân dân không được biết. Chính vì thế,
Nhân dân không có đủ căn cứ để giám sát và xem xét trách nhiệm, thẩm quyền của
Đảng.
Một buổi
họp Quốc hội. AFP
Nhiều người
cho rằng, nếu không có một cơ chế độc lập thì quyền giám sát của người dân vẫn
mãi là con số không. Blogger
Nguyễn Ngọc Già nói với
RFA với tư cách một người dân:
“Để thực
hiện quyền giám sát thì người dân phải có những tổ chức độc lập và có chuyên
môn. Những tổ chức này phải được công nhận. Như vậy sẽ hình thành xã hội dân sự.
Và đây là điều đại tối kỵ đối với Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng, và những quốc
gia độc tài toàn trị hoặc độc đảng toàn trị nói chung. Tôi cho rằng xã hội dân
sự và quyền giám sát của người dân trong bối cảnh Việt Nam hiện nay là không
phù hợp và không có giá trị.”
Xã hội dân
sự cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ
chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền
lực của một nhà nước. Hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự chính là việc sử
dụng các quyền dân sự của công dân để đáp ứng nhu cầu của mình và giải quyết
xung đột lợi ích bằng những quan hệ dân sự. Xã hội dân sự được coi là thước đo
của mức độ dân chủ của một xã hội.
Tại kỳ họp
lần thứ 54 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra vào tháng 9 và 10 vừa qua,
Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lưu ý không gian hoạt động của các tổ chức xã
hội dân sự ở Việt Nam đã bị thu hẹp do bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ các hoạt
động; nhiều tổ chức Xã hội dân sự không hợp tác với các cơ chế nhân quyền Liên
Hiệp Quốc vì sợ bị chính quyền Việt Nam đàn áp.
Nhà
báo Nguyễn Khắc Toàn nói
về quyền giám sát của dân được quy định trong Hiến pháp:
“Về câu
chữ trong hiến pháp thì nói rất hay, nhưng trên thực tế thì người dân không có
được quyền giám sát một cách đầy đủ, đúng nghĩa và toàn diện đâu.
Nếu nói
Nhân dân giám sát thì dân phải có quyền lực trong giám sát. Phải thực thi được
quyền giám sát của đảng, của chính quyền. Nhưng trên thực tế, tất cả những việc
ấy đều bị coi là lợi dụng các quyền tự do dân chủ. Việt Nam không có nhà nước
pháp quyền và pháp trị đâu, mà nó là một nhà nước độc tài toàn trị do Đảng cộng
sản lãnh đạo mà thôi. Và đôi khi nó còn nặng nề hơn, là một nhà nước công an trị.
Họ sử dụng những chế tài để trừng trị người giám sát một cách tùy tiện với những
điều luật mơ hồ.”
Nói về quyền
giám sát của dân, ông Trần Quốc Vượng, một cựu Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam, từng khẳng định: “Dân là người giám sát, không ai qua mắt được
dân. Phải lấy ý kiến của dân thực chất chứ không nên tổ chức hình thức, như vậy
mới chọn được người đúng tiêu chuẩn...”
Câu nói của
ông Vượng bị người dân cho rằng, ông Vượng chỉ nói theo sách vở chứ thực tế thì
Đảng không dám để cho dân giám sát. Thể chế chủ nghĩa xã hội không bảo đảm cho
quyền giám sát của dân, bởi Quốc hội là cơ quan giám sát quan trọng thì hầu hết
đại biểu Quốc hội là đảng viên.
----------------
Tin,
bài liên quan
THỜI SỰ
Tuyên
bố tăng cường giám sát của Quốc hội và thực tiễn!
Quốc
hội Việt Nam có thể giám sát đến cùng lời hứa của lãnh đạo bên Chính phủ?
Tòa
Bảo Hiến có ích gì khi tư pháp không độc lập?
Bùng
nổ camera hay tham vọng mới “lộ diện”?
Người
dân sẽ bị giới hạn trong việc giám sát Cảnh sát Giao thông làm nhiệm vụ?
No comments:
Post a Comment